| Hotline: 0983.970.780

Dịch bệnh tôm nuôi bùng phát

Thứ Ba 31/03/2020 , 09:48 (GMT+7)

Hàng chục ha nuôi tôm nước lợ trên địa bàn Phú Yên bị bệnh đốm trắng, hoại tử gan tụy cấp do thời tiết bất lợi, môi trường không đảm bảo…

Vụ 1/2020, người nuôi tôm ở vùng hạ du sông Bàn Thạch, huyện Đông Hòa, cho biết, hầu hết nuôi không thành công.

Vụ 1/2020, người nuôi tôm ở vùng hạ du sông Bàn Thạch, huyện Đông Hòa, cho biết, hầu hết nuôi không thành công.

Tôm bị bệnh đành thu non

Ông Nguyễn Văn Lâm, Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và thú y Phú Yên, cho biết, từ đầu năm đến nay toàn tỉnh thả gần 870 ha tôm nước lợ.

Cụ thể, huyện Đông Hòa 255ha, huyện Tuy An 307ha và TX Sông Cầu 307ha. Tuy nhiên đã có hơn 45ha nuôi tôm thẻ chân trắng và tôm sú bị bệnh đốm trắng và hoại tử gan tụy cấp.

Ghi nhận tại vùng nuôi ở hạ lưu sông Bàn Thạch (Đông Hòa) ở vụ 1/2020, nhiều người nuôi bị thiệt hại do tôm bị bệnh.

Gia đình ông Trần Minh Chánh thả nuôi với diện tích khoảng 1,4 ha tôm chân trắng tại vùng nuôi thuộc thôn Đa Ngư, xã Hòa Hiệp Nam. Mặc dù đã cải tạo ao và chọn giống có nguồn gốc để thả, song tôm nuôi vẫn xảy ra dịch bệnh.

Ông Chánh cho biết, ban đầu thả giống do gặp thời tiết nắng nóng nên tôm chậm phát triển. Đến 1,5 tháng, tôm nuôi có dấu hiệu bị bệnh như bỏ ăn, bơi lờ đờ nên gia đình đã mua thuốc để điều trị. Song tôm bị bệnh không thuyên giảm, vẫn chết nhiều nên gia đình đành thu non.

“Vụ nuôi này gia đình tôi lỗ vốn hàng chục triệu đồng”, ông Chánh nói.

Người nuôi cho biết, thời tiết nắng nóng khiến tôm nuôi chậm lớn, kém phát triển.

Người nuôi cho biết, thời tiết nắng nóng khiến tôm nuôi chậm lớn, kém phát triển.

Hộ nuôi gần bên ông Chánh là gia đình ông Nguyễn Tuấn cũng bị thiệt hại do tôm bị bệnh. Ông Tuấn cho biết, gia đình thả hơn 1 ha tôm. Nuôi gần 2 tháng thì tôm bị bệnh rồi chết dần chết mòn. Thấy vậy, gia đình đành thu hoạch non, ước thiệt hại khoảng 50 triệu đồng.

Còn ông Nguyễn Bảy, một người nuôi tôm ở xã Hòa Tâm (Đông Hòa) cho biết, đa số người nuôi tôm vụ 1/2020 ở vùng nuôi hạ lưu sông Bàn Thạch đều không thành công. Bởi tôm nuôi không phát triển.

Gia đình ông Bảy có 2 ao, với tổng diện tích thả nuôi gần 1,6 ha. Nhưng sau 3 tháng thả nuôi thu hoạch chỉ hòa vốn, dù tôm không bị bệnh. Nguyên nhân có thể thời tiết bất lợi, nắng nóng kéo dài khiến tôm sinh trưởng và phát triển kém, chậm lớn.

Tại huyện Tuy An, từ đầu năm đến nay, người dân đã thả nuôi hơn 300ha tôm thẻ chân trắng và tôm sú. Tuy nhiên đến nay, hơn 26ha tôm tại vùng nuôi xã An Ninh Đông, An Ninh Tây và An Cư bị bệnh và mất trắng.

Phải tuân thủ khuyến cáo

Trước tình hình tôm bị bệnh, Chi cục Chăn nuôi và thú y đã tổ chức kiểm tra, hướng dẫn địa phương và người nuôi thực hiện tốt công tác phòng chống dịch bệnh. UBND tỉnh đã phân bổ 21 tấn hóa chất Sodium Chlorite 20% cho các địa phương để sát trùng phòng chống dịch bệnh trên thủy sản nuôi.

Cơ quan chức năng khuyến cáo người nuôi cần tuân thủ các quy định trong nuôi trồng thủy sản.

Cơ quan chức năng khuyến cáo người nuôi cần tuân thủ các quy định trong nuôi trồng thủy sản.

Về nguyên nhân xảy ra dịch bệnh trên tôm nuôi, ông Lâm cho rằng do thời tiết bất lợi, môi trường biến động làm sức đề kháng của thủy sản nuôi suy giảm, tạo điều kiện cho mầm bệnh xâm nhập gây bệnh.

Bên cạnh đó, môi trường nhiều vùng nuôi trên địa bàn bị suy thoái, ô nhiễm bởi chất thải hữu cơ tích tụ, tồn động trong vùng nuôi không được rửa trôi.

Ngoài ra, ý thức một số hộ nuôi còn kém, chưa có sự đoàn kết trong công tác bảo vệ môi trường, chưa quan tâm đến việc kiểm dịch con giống, chưa chấp hành các khuyến cáo của cơ quan quản lý chuyên ngành.

“Khi dịch bệnh xảy ra, nhiều hộ nuôi không báo cáo cho cơ quan chức năng mà tự ý thu hoạch và không xử lý mầm bệnh trước khi xả thải ra môi trường làm lây lan dịch bệnh”, ông Lân nói và cho biết thêm, hiện nay nhiều vùng nuôi có hệ thống công trình nuôi không đảm bảo yêu cầu về phòng chống dịch bệnh.

Hầu hết không có ao lắng, ao xử lý nước cấp, lấy nước trực tiếp từ ngoài vào ao nuôi, hệ thống cấp thoát nước chưa riêng biệt... cũng là một trong những nguyên nhân khiến dịch bệnh trên tôm nuôi diễn biến phức tạp.

Ông Nguyễn Tri Phương, PGĐ Sở NN-PTNT Phú Yên lưu ý các địa phương cần tăng cường tuyên truyền, vận động người nuôi thực hiện đúng các quy định trong nuôi trồng thủy sản. Đồng thời có khuyến cáo kịp thời để công tác phòng chống dịch bệnh cho thủy sản nuôi đạt hiệu quả.

Về phía Sở NN-PTNT đã chỉ đạo các đơn vị trực thuộc phối hợp với các địa phương tổ chức tập huấn cho người nuôi về công tác phòng chống dịch bệnh cho động vật thủy sản. Cũng như giám sát, nắm bắt thông tin tình hình dịch bệnh thủy sản để kịp thời hướng dẫn, hỗ trợ hóa chất sát trùng xử lý, khống chế dịch bệnh nhằm tránh lây lan…

Ông Phạm Thanh Sinh, Phó Chủ tịch UBND xã Ninh Phú, TX Ninh Hòa (Khánh Hòa) cho biết, vụ 1/2020, toàn xã thả 130 ha tôm nước lợ. Trong đó hơn 10 ha nuôi tôm công nghệ cao trong ao trải bạt, số diện tích còn lại nuôi trong ao đất. Với diện tích nuôi tôm công nghệ cao, hầu hết người nuôi đều có lãi. Còn nuôi trong ao đất có khoảng 50% diện tích bị bệnh đốm trắng và hoại tử gan tụy cấp bị thiệt hại, trong đó 30-40% phải thu hoạch non, vớt vát vốn.

Về nguyên nhân tôm bị bệnh, theo ông Sinh, do một số người nuôi thả nuôi vượt rào, không tuân thủ khuyến cáo lịch thả nuôi của cơ quan chuyên môn và địa phương. Bên cạnh đó, thời tiết năm nay nóng, lạnh thất thường cũng khiến tôm nuôi dễ bị bệnh...

Xem thêm
Nghiệp đoàn Nghề cá: Điểm tựa vững chắc cho ngư dân vươn khơi

Từ nhu cầu thực tiễn, Nghiệp đoàn Nghề cá ra đời là nhu cầu cấp thiết và trở thành điểm tựa vững chắc giúp ngư dân yên tâm vươn khơi bám biển.

Xuất khẩu thủy sản Việt Nam sẽ giữ đà tăng trưởng trong năm 2025

Theo Cục trưởng Cục Thủy sản Trần Đình Luân, Việt Nam có nhiều ưu điểm vượt trội về năng lực sản xuất các sản phẩm thủy sản so với các quốc gia cạnh tranh khác.

Cứu ngư dân huyện đảo Cồn Cỏ rơi xuống biển

Quảng Trị Ngư dân huyện đảo Cồn Cỏ đi hái rau mứt không may trượt chân, rơi xuống biển đã được thuyền viên tàu cá Bình Định và tổ tự quản đưa lên bờ an toàn.

Bình luận mới nhất