| Hotline: 0983.970.780

Dịch bệnh trên đàn vật nuôi không tái phát nhờ phòng, chống chủ động

Thứ Tư 10/05/2023 , 10:05 (GMT+7)

An Giang Nhờ thực hiện tốt các biện pháp phòng, chống dịch bệnh nên thời gian qua An Giang đã không tái phát bệnh cúm gia cầm và dịch tả heo Châu Phi.

Theo đánh giá của UBND tỉnh An Giang, nhờ thực hiện tốt các biện pháp phòng, chống dịch bệnh nên thời gian qua địa phương không tái phát bệnh cúm gia cầm và dịch tả heo Châu Phi. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Theo đánh giá của UBND tỉnh An Giang, nhờ thực hiện tốt các biện pháp phòng, chống dịch bệnh nên thời gian qua địa phương không tái phát bệnh cúm gia cầm và dịch tả heo Châu Phi. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Ông Trần Anh Thư, Phó Chủ tịch UBND tỉnh An Giang vừa ký Chỉ thị 06/CT-UBND về tăng cường các biện pháp phòng, chống bệnh cúm gia cầm và dịch tả heo Châu Phi.

Theo đánh giá của UBND tỉnh An Giang, nhờ thực hiện tốt các biện pháp phòng, chống dịch bệnh nên thời gian qua địa phương đã không tái phát bệnh cúm gia cầm và dịch tả heo Châu Phi.

Tuy nhiên, tình hình dịch bệnh đang diễn biến phức tạp, lây lan nhanh tại nhiều tỉnh, thành phố trong cả nước và khu vực ĐBSCL nên tiềm ẩn nguy cơ lây nhiễm vào địa bàn rất cao.

Nhằm khống chế, kiên quyết không để dịch bệnh tái phát và lây lan vào địa bàn An Giang, UBND tỉnh đề nghị thường trực Ban Chỉ đạo 389 tỉnh chỉ đạo các đơn vị phối hợp tổ chức kiểm tra công tác phòng, chống dịch bệnh.

Thực hiện kiểm tra và xử lý việc kinh doanh, vận chuyển, thu gom gia cầm, sản phẩm gia cầm không đúng quy định, không bảo đảm vệ sinh thú y, an toàn thực phẩm. Đồng thời, tổ chức tuyên truyền, kiểm tra, kiểm soát, xử lý nghiêm việc vận chuyển trái phép động vật, sản phẩm động vật; việc chăn thả gia cầm, di chuyển gia cầm qua lại biên giới Việt Nam - Campuchia.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh An Giang Trần Anh Thư giao Sở NN-PTNT triển khai các biện pháp phòng, chống dịch bệnh trên đàn vật nuôi, tăng cường kiểm tra, giám sát dịch bệnh nhằm phát hiện sớm để kịp thời cảnh báo và xử lý triệt để ổ dịch, không để dịch bệnh lây lan. Đồng thời, xử lý nghiêm các trường hợp giấu dịch, giết mổ heo, gia cầm nghi mắc bệnh hoặc đã mắc bệnh. Vứt xác động vật chết ra môi trường gây ô nhiễm môi trường và nguy cơ phát tán dịch bệnh.

Sở NN-PTNT An Giang áp dụng triệt để các biện pháp phòng, chống dịch bệnh, kiểm dịch, kiểm soát giết mổ theo đúng quy định. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Sở NN-PTNT An Giang áp dụng triệt để các biện pháp phòng, chống dịch bệnh, kiểm dịch, kiểm soát giết mổ theo đúng quy định. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Sở NN-PTNT An Giang áp dụng triệt để các biện pháp phòng, chống dịch bệnh, kiểm dịch, kiểm soát giết mổ theo đúng quy định. Siết chặt công tác kiểm dịch tại các cửa khẩu, đặc biệt không cho nhập gia súc, gia cầm từ Campuchia vào địa bàn tỉnh không có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng.

Bên cạnh đó, tích cực thực hiện vệ sinh tiêu độc, khử trùng chuồng trại, khu vực chăn nuôi, khu vực giết mổ, địa điểm kinh doanh sản phẩm heo, gia cầm.

Ông Trần Tiến Hiệp, Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y An Giang cho biết: Hiện nay ĐBSCL đang vào mùa nắng nóng và có mưa trái mùa bất thường rất dễ xảy ra dịch bệnh trên gia súc, gia cầm.

Để đảm bảo phòng ngừa dịch bệnh, trong thời gian qua lực lượng ngành chăn nuôi và thú y thực hiện việc kiểm tra thường xuyên tình hình dịch bệnh trên địa bàn và khuyến cáo người chăn nuôi thực hiện vệ sinh tiêu độc thường xuyên khu vực chăn nuôi.

Tổng đàn trâu bò có gần 60 ngàn con đã được tiêm phòng tụ huyết trùng 765 con và lở mồm long móng trâu bò 888 con. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Tổng đàn trâu bò có gần 60 ngàn con đã được tiêm phòng tụ huyết trùng 765 con và lở mồm long móng trâu bò 888 con. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Đẩy mạnh công tác vận động người dân chủ động tiêm phòng các loại vacxin đàn gia súc, gia cầm: cúm gia cầm H5N1, lở mồm long móng, tai xanh, viêm da nổi cục trâu, bò và bệnh dại.

Hiện nay toàn tỉnh An Giang có gần 300.000 gia súc và 6,3 triệu con gia cầm. Tính trong tháng 4/2023 công tác tiêm phòng chủ động cho đàn gia súc, gia cầm trong tỉnh. Cụ thể, tỉnh đã tiêm dịch tả, tụ huyết trùng cho 1.850 con heo và lở mồm long móng 596 con heo (với tổng đàn heo 66.571).

Tổng đàn trâu bò gần 60.000 con đã được tiêm phòng tụ huyết trùng 765 con và lở mồm long móng trâu bò 888 con. Tiêm viêm da nổi cục trên trâu bò 962 con (đạt tỷ lệ tiêm là 91%), chó dại được tiêm phòng 1.100 con (tổng đàn 36.746 con), đàn vịt đã tiêm đạt 96% trên tổng đàn trên 2,5 triệu con.

"Qua kiểm soát chặt chẽ tình hình dịch bệnh đàn gia súc, gia cầm trên địa bàn An Giang ổn định các loại dịch bệnh nguy hiểm như dịch tả heo Châu Phi, cúm gia cầm, lở mồm long móng, tai xanh, viêm da nổi cục trên trâu bò được khống chế tạo sự yên tâm cho người chăn nuôi. Tình hình dịch bệnh đến nay ổn định và không phát hiện nhập lậu động vật, sản phẩm động vật tại khu vực cửa khẩu biên giới", ông Trần Tiến Hiệp, Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y An Giang cho biết.   

Xem thêm
Kon Tum khẩn trương di dời cơ sở chăn nuôi ra khỏi khu dân cư

Di dời cơ sở chăn nuôi ra khỏi khu vực dân cư là hướng đi đúng đắn của tỉnh Kon Tum nhằm bảo vệ môi trường, vệ sinh thực phẩm và phát triển bền vững.

Chuyển từ tranh mua, tranh bán sang liên kết trồng chè

Ông Hoàng Vĩnh Long, Chủ tịch Hiệp hội Chè Việt Nam cho rằng những người làm chè xuất khẩu trong tình trạng dễ mua dễ bán, đang rơi vào bẫy giá rẻ của thế giới.

Nhiều giống cây trồng và công nghệ mới phục vụ nông nghiệp đô thị

TP.HCM Nhiều giống cây trồng đã được Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Nông nghiệp công nghệ cao nghiên cứu, lai tạo thành công, chuyển giao cho nhiều đơn vị tại TP.HCM và các tỉnh.