| Hotline: 0983.970.780

Dịch Covid-19: Cần hỗ trợ đối với người lang thang cơ nhỡ, bán vé số

Thứ Hai 30/03/2020 , 20:19 (GMT+7)

TP.HCM lên phương án hỗ trợ người lang thang cơ nhỡ, người già không nơi nương tựa, người bán vé số trước những ảnh hưởng của dịch Covid-19.

Người già không nơi nương tựa là một trong những đối tượng cần hỗ trợ. Ảnh: P.Nguyễn.

Người già không nơi nương tựa là một trong những đối tượng cần hỗ trợ. Ảnh: P.Nguyễn.

Trong tình hình diễn biến của dịch bệnh vẫn hết sức phức tạp, ngày càng lan rộng trên toàn thế giới và gia tăng số lượng, ông Nguyễn Tấn Bỉnh, giám đốc Sở Y tế TP.HCM cho rằng, các quận huyện cần tổ chức rà soát tất cả những người lang thang cơ nhỡ, không nơi cư trú trên địa bàn, đặc biệt là những người già. Triển khai các khu nhà ở xã hội để có thể bố trí người lang thang, người già vào ở, bố trí ăn nghỉ và tổ chức theo dõi sức khỏe, không để họ đi lang thang.

“Sở Lao động Thương binh và Xã hội chuẩn bị sẵn sàng các cơ sở lưu trú để hỗ trợ các quận huyện trong vấn đề đưa người già không nơi cư trú về chăm sóc. Cung cấp lương thực thực phẩm cho họ”, ông Bỉnh đề nghị.

Ngoài ra, ông Bỉnh cũng cho biết, hiện nay, người già trên 60 tuổi được yêu cầu không đi ra đường theo khuyến cáo của Bộ Y tế trong thời gian dịch bệnh Covid-19.

Đối với những gia đình neo đơn, cần cung ứng thực phẩm thì UBND phường xã bố trí người cung cấp thực phẩm đến cho gia đình, trong trường hợp những người già đến siêu thị, thì tại các siêu thị phải bố trí luồng di chuyển ưu tiên, không để khách hàng gặp nhau trong khu vực mua sắm trong siêu thị. Phải bố trí khu vực xếp hàng thanh toán tiền mỗi người phải cách nhau 2m.

Bên cạnh hỗ trợ những người lang thang cơ nhỡ, người già không có nơi cư trú, ông Nguyễn Thành Phong, chủ tịch UBND TP.HCM cho rằng, hiện nay Chính phủ đã tạm dừng dịch vụ xổ số, do đó sẽ có một bộ phận lớn người bán vé số sẽ bị ảnh hưởng, gặp nhiều khó khăn vì trên thực tế những trường hợp này “kiếm ăn từng bữa”, từng ngày và còn phải gửi tiền về cho gia đình.

Vì vậy, ông Phong yêu cầu Sở Lao động thương binh và Xã hội TP.HCM cần chú ý đến việc hỗ trợ, chia sẻ cùng những đối tượng này.

Cuộc họp ban chỉ đạo phòng chống Covid-19 TP.HCM chiều ngày 30/3. Ảnh: TTBC TP.HCM.

Cuộc họp ban chỉ đạo phòng chống Covid-19 TP.HCM chiều ngày 30/3. Ảnh: TTBC TP.HCM.

Trước đó, Tại cuộc họp thông tin cho báo chí về tình hình dịch bệnh Covid-19 chiều ngày 30/3, Bí thư Nguyễn Thiện Nhân cho hay: “Tôi vừa nhận được một tin nhắn của một giảng viên tại trường Đại học Quốc gia TP.HCM nêu ý kiến thành phố nên hỗ trợ người vô gia cư, nếu những người này không được chăm sóc thì đây có thể là nguồn lây nhiễm lớn trong cộng đồng.

Tôi cũng vừa chuyển cho Chủ tịch UBND TP.HCM tin nhắn này và sắp tới chúng tôi sẽ bàn chuyện giúp người vô gia cư như thế nào để vừa chăm sóc hỗ trợ kịp thời cho những người kém may mắn. Đây là việc chưa từng có nhưng trong mùa dịch này cũng là chuyện nên bàn để đảm bảo tốt mọi công tác phòng chống dịch bệnh Covid-19 trên địa bàn.

Nhằm chia sẻ những khó khăn với người lao động, tại Kỳ họp thứ 18 (kỳ họp bất thường) HĐND khóa IX đã thông qua đề xuất hỗ trợ cho người mất việc, người có thu nhập thấp do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19.

Xem thêm
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung bị khiển trách

Ngày 19/4, ông Đào Ngọc Dung, Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội bị Bộ Chính trị quyết định kỷ luật bằng hình thức Khiển trách.

Giá cam sành giảm mạnh, nông dân thất thu

ĐBSCL Hiện tại, cam sành loại 1 chỉ còn 5.000 đồng/kg, giảm 4.000đồng/kg so với dịp Tết Nguyên đán. Với giá bán hiện tại người trồng cam thua lỗ từ 2.000 - 3.000 đồng/kg.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Sìn Hồ thiệt hại nhiều cao su do mưa đá, gió lốc

Mưa đá gió lốc đã khiến hàng nghìn cây cao su bị gãy đổ, hàng trăm hécta phải dừng khai thác, cạo mủ. 

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm