| Hotline: 0983.970.780

Dịch tả lợn Châu Phi có nguy cơ lây lan ra 3 vùng trọng điểm

Thứ Năm 14/03/2019 , 16:26 (GMT+7)

Cho đến nay trên phạm vi 17 tỉnh đã bị nhiễm dịch tả lợn Châu Phi. Mặc dù khẳng định chúng ta thực hiện khá đồng bộ và chủ động các nhóm giải pháp, nhưng điều đáng tiếc dịch bệnh đã xảy ra. Thời gian tới có 3 nguy cơ dịch sẽ lan truyền ra 3 khu vực.

Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường: Quy luật dịch tễ học của virus bao giờ cũng có phát sinh, phát triển rộng rãi rồi mới dần khống chế được

Thứ nhất là các tỉnh đồng bằng sông Hồng, vùng này không tổ chức phòng chống dịch tốt thì sẽ lan truyền sang các địa phương chưa bị. Nguy cơ là rất cao, nếu không giữ được, đồng bằng sông Hồng chính là khu vực đỏ.

Khu vực thứ hai là leo lên miền núi phía bắc, đây là vùng thứ 2 trọng điểm để lường trước.

Khu thứ ba nếu không giữ được thì vô cùng nguy hiểm, sông nước như thế, giao thương như thế, đây là địa bàn trọng điểm chiếm 10% tỷ trọng ngành lợn. Chúng ta phải ý thức rất rõ để phòng chống.

Nếu đúng như tình hình dự báo của 3 vùng trọng điểm thì "hết chuyện", đe doạ vô cùng lớn và một thời gian dài mới khôi phục được.

Phải tập trung đồng bộ các giải pháp theo chỉ thị 04 và các văn bản hướng dẫn của Bộ NN-PTNT. Cần bám sát thực tiễn để đưa ra giải pháp khống chế dịch phù hợp.

Bây giờ phải tập trung xử lý an toàn sinh học trong chăn nuôi, xử lý môi trường triệt để ngay từ hộ chăn nuôi hắt ra, cứ hộ chăn nuôi lợn là rắc vôi bột triệt để. Vừa không tốn tiền, vừa không hiệu quả. Nếu xử lý vôi bột mỗi năm 2-3 lần thì chuồng trại chăn nuôi rất an toàn.

Thứ hai là xử lý thức ăn, đối với các hộ nhỏ lẻ, bà con dành một chút công sức xử lý nhiệt để đảm bảo an toàn cho vật nuôi.

Thứ ba, xử lý cả an toàn dịch bệnh ngay từ ngày chăn nuôi, đi ăn cỗ chỗ nào cũng phải cảnh giác, ít đi chơi ở những vùng xa xôi, tập trung vào sản xuất.

Đối với nhóm trang trại lớn, yêu cầu quán triệt bằng điện thoại, bằng mọi kênh, đừng đi đến trực tiếp chuồng trại, tránh để dịch bệnh lây lan. Phải áp dụng hình thức thông tin gián tiếp một cách hiệu quả.

Về quy trình xử lý dịch, cần rà soát lại để bổ sung một cách hoàn thiện nhất, từ khâu lấy mẫu phù hợp thực tiễn; phân tích trả lời kết quả.

Vấn đề nữa là việc xử lý tiêu huỷ cũng phải tổng kết lại, hố tiêu huỷ được đào tại chỗ, nhưng phải đảm bảo mặt bằng, đảm bảo khoảng cách an toàn đến khu vực chăn nuôi, đảm bảo quy cách hố tiêu huỷ.

Lưu ý kiểm soát quá trình luân chuyển, từ nhân lực, mẫu phân tích, đặc biệt lưu ý các chốt chặn từ tỉnh này sang tỉnh khác, từ vùng này sang vùng khác. Nhất là trục đường quốc lộ 1 phải khóa thật chặt.

Về công tác tuyên truyền, cần phải bám tinh thần chung của Chỉ thị 04, định hướng để người dân không quay lưng với thịt lợn. Chú ý tuyên truyền để người dân, xã hội thấy ăn thịt lợn thời điểm này vẫn bình thường. Bởi tất cả các ổ dịch bùng phát, chúng ta đã khoanh vùng và khống chế ngay rồi.

Về giải pháp lâu dài, tôi giao nhiệm vụ cho Cục Thú y, Cục Chăn nuôi, xây dựng kế hoạch để chuẩn bị 3 bộ NN-PTNT, Y Tế, KHCN sẽ mời OIE, FAO... và các tập đoàn chăn nuôi lớn, các chuyên gia khoa học đề ra nhiệm vụ xây dựng đề án sản xuất vắc xin. Đồng thời cần nghiên cứu chuyên sâu các véc tơ gây bệnh của dịch bệnh này, không chờ để "ăn sẵn".

Bộ NN-PTNT sẽ tăng cường công tác kiểm tra chuyên ngành. Đặc biệt, các đồng chí chủ tịch UBND tỉnh phải chịu trách nhiệm về mọi công tác phòng chống dịch theo tinh thần của Chỉ thị 04.

Xem thêm
Tắm nước ngọt định kỳ để phòng dịch bệnh cho cá lồng bè trên biển

HẢI PHÒNG Để phòng dịch bệnh cho cá biển nuôi lồng bè vào thời điểm giao mùa, người dân ở Cát Bà thường tắm nước ngọt từ 3-4 lần mỗi tháng và mang lại hiệu quả cao.

Xử lý triệt đề gian lận trong quản lý mã số vùng trồng dừa

Một trong những vấn đề cần giải quyết triệt để hiện nay là tình trạng mua bán mã số vùng trồng và cơ sở đóng gói trong ngành dừa và nông sản.

Cú hích cho nông nghiệp công nghệ cao ở Mộc Châu

SƠN LA Chuyên gia của Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hợp Quốc (FAO) đánh giá cao sự cầu tiến của các hộ trong dự án ‘Nông nghiệp thông minh vì thế hệ tương lai’.