| Hotline: 0983.970.780

Dịch tả lợn châu Phi đã đến ngay sát nách Việt Nam

Thứ Ba 23/10/2018 , 13:38 (GMT+7)

Theo thông tin mới đăng tải trên các tờ báo của Trung Quốc và hãng Thông tấn Reuters, Trung Quốc vừa công bố thêm ổ dịch tả lợn Châu Phi xuất hiện tại TP. Zhaotong (Chiêu Thông), phía Bắc tỉnh Vân Nam ngày 21/10.

12-25-17_bn-do-dich-t-lon-chu-phi-tq
Bản đồ dịch tả lợn Châu Phi mới nhất tại Trung Quốc

Vân Nam chính là một trong những tỉnh của Trung Quốc có biên giới giáp tỉnh Lào Cai của Việt Nam và khoảng cách từ ổ dịch TP. Chiêu Thông đến TP. Lào Cai chừng 735km. Các cơ quan chức năng Trung Quốc cho biết, hiện đã tiêu hủy 7.000 con lợn trong bán kính 3km từ các điểm dịch tại Vân Nam để ngăn chặn sự lây lan.

Ngoài ra, trong báo cáo được phát đi vào chiều qua, Bộ Nông nghiệp Trung Quốc cho biết dịch tả lợn châu Phi tiếp tục diễn biến phức tạp tại miền Trung khi có thêm điểm dịch mới được phát hiện tại Chiết Giang và Hồ Nam ngày 22/10.

Tại Chiết Giang, dịch tả lợn châu Phi được phát hiện trên một trang trại 2.280 con tại thành phố Thái Châu làm 56 con nhiễm bệnh. Tại Hồ Nam, dịch được phát hiện tại thành phố Ích Dương và Thường Đức làm hơn 900 con bị nhiễm bệnh.

Tuy nhiên, lo ngại dịch bệnh bùng phát tại miền Nam (Vân Nam, Quảng Đông, Quảng Tây) có thể khiến cho việc vận chuyển lợn đi tiêu thụ bị kiểm soát chặt, hôm nay giá lợn hơi tại Quảng Tây, tỉnh giáp Vân Nam giảm tới gần 1 Tệ/kg, trong khi tại Quảng Đông, tỉnh tiêu thụ heo lớn nhất miền Nam lại tăng 1 Tệ/kg. Tính chung toàn Trung Quốc, hôm nay giá lợn quay đầu tăng 0.08 Tệ/kg, lên 13.90 Tệ/kg, tương đương 46.700 VND/kg.

12-25-17_bn-do-zhotong-lo-ci
Vị trí phát hiện ổ dịch tả lợn Châu Phi tại Zhaotong, Vân Nam cách Lào Cai 735km

Việc TP. Zhaotong (Vân Nam) cách Liêu Ninh, nơi xảy ra ổ dịch đầu tiên của Trung Quốc tới 3.000km cho thấy sự lây lan mạnh và nguy hiểm của dịch tả lợn Châu Phi lớn đến nhường nào. Như vậy, dịch đã lan từ Đông Bắc đến Đông Nam Trung Quốc. Tổng số các tỉnh có bệnh đã lên con số 11 trên tổng số 25 tỉnh của Trung Quốc. Cho đến nay, sau 3 tháng có dịch Trung Quốc đã tiêu hủy 200.000 lợn.

Dịch tả lợn Châu Phi được OIE và FAO liệt vào danh sách các bệnh truyền nhiễm cực kỳ nguy hiểm. Hiện nay bệnh chưa có vacxin phòng bệnh, không có thuốc chữa, tỉ lệ lợn mắc bệnh bị chết lên tới 100%, virut lây lan qua nhiều đường, thời gian sống của virut rất dài, có thể lên tới nhiều tháng trời.

Do đó, việc bệnh dịch tả lợn Châu Phi tại Trung Quốc diễn biến ngày một phức tạp và đã lây lan đến tỉnh giáp Vân Nam, giáp tỉnh Lào Cai của Việt Nam thực sự là thông tin vô cùng đáng ngại với ngành chăn nuôi lợn của nước ta, bởi chỉ cần một miếng thịt, bộ nội tạng hay một con lợn sống mang mầm bệnh dịch tả Châu Phi lọt ào nội địa có thể khiến ngành chăn nuôi lợn của Việt Nam tan nát.

12-25-17_lon-hoi-viet-nm-h-nhiet-45-49k
Hiện giá lợn hơi tại Việt Nam hạ nhiệt còn 45.000 - 49.000 đồng/kg
Tại Việt Nam, sau sự vào cuộc và chỉ đạo điều hành quyết liệt của Bộ NN-PTNT cùng sự hưởng ứng của các doanh nghiệp lớn trong ngành chăn nuôi lợn như C.P, Dabaco, Masan, Austfeed…, hiện giá lợn hơi tại nước ta hạ nhiệt từ 51.000 - 54.000 đồng/kg còn 45.000 - 46.000 (miền Bắc) và 49.000 - 50.000 đồng/kg (miền Nam).

 

Xem thêm
Số hóa quản lý chó, mèo để phòng, chống bệnh dại

Để công tác phòng, chống bệnh dại có hiệu quả, chó, mèo nuôi ở các địa phương cần được quản lý chặt chẽ, nhất là thông qua việc áp dụng số hóa.

Cao điểm phòng trừ sâu cuốn lá nhỏ hại lúa xuân vào dịp nghỉ lễ 30/4

Theo Trung tâm BVTV phía Bắc, thời điểm phòng trừ tập trung sâu cuốn lá nhỏ từ 25/4 - 5/5. Sau khi phun lần 1, nếu mật độ còn cao tổ chức phun trừ lần 2.

Cần chế biến sâu cho 'tứ đại danh dược'

HÀ TĨNH Nhung hươu là một trong 'tứ đại danh dược' (sâm, nhung, quế, phụ), tuy nhiên giá trị gia tăng từ chế biến sâu sản phẩm nhung hươu hiện đang bị bỏ ngỏ.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm