| Hotline: 0983.970.780

Diễn đàn Tài chính cac-bon trong lâm nghiệp

Thứ Tư 19/08/2009 , 11:19 (GMT+7)

Hôm qua, tại Hà Nội, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Hứa Đức Nhị chủ trì hội nghị “Diễn đàn Rừng & con người: Tài chính cac-bon vùng châu Á - Thái Bình Dương lần thứ nhất”.

Hôm qua, tại Hà Nội, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Hứa Đức Nhị chủ trì hội nghị “Diễn đàn Rừng & con người: Tài chính cac-bon vùng châu Á - Thái Bình Dương lần thứ nhất”. Tham gia diễn đàn gồm hơn 80 đại biểu đến từ 12 quốc gia trong khu vực.

Phát biểu khai mạc diễn đàn, Thứ trưởng Hứa Đức Nhị hoan nghênh TT Lâm nghiệp cộng đồng vùng Châu Á-TBD (RECOFTC) và Tổ chức Nông lương Liên hiệp quốc (FAO) đã sáng kiến tổ chức sự kiện quan trọng này. Ông Nhị cho rằng, tình trạng mất rừng và suy thoái rừng trên thế giới gây hậu quả nghiêm trọng như mất khả năng phòng hộ, xói mòn, sạt lở đất, hạn hán và lụt lội…Mất rừng cũng là nguyên nhân thứ hai làm trái đất nóng lên do giảm khả năng hấp thụ khí CO2 và gây ra khoảng 20% lượng phát thải khí nhà kính toàn cầu trên toàn thế giới. Do vậy đã đến lúc các quốc gia trong khu vực cần có những giải pháp và cơ chế tài chính mới cho quản lý rừng (QLR) bền vững.

Ông Nhị khẳng định, VN ủng hộ các sáng kiến và cơ chế mới này coi đây là nguồn vốn đầu tư rất tiềm năng giúp các nước đang phát triển thực hiện QLR bền vững đồng thời có thêm nguồn thu nhờ bán chứng chỉ cac-bon. Thông qua chương trình, tháng 4 vừa qua VN triển khai dự án đầu tiên về trồng rừng “Cơ chế phát triển sạch” (CDM) tại huyện Cao Phong (Hoà Bình). Hiện VN là một trong 9 nước được lựa chọn tham gia chương trình giảm thiểu khí phát thải từ mất rừng và suy thoái rừng (UN-REDD)…

TS Yam Malla, GĐ điều hành RECOFTC cảnh báo: “Trong khu vực châu Á-TBD đang có trên 450 triệu người sống trong và xung quanh rừng. Họ là nguồn lực có thể giúp các chương trình tài chính cac-bon rừng thành công. Nếu không đối xử công bằng với họ thì mọi nỗ lực giảm biến đổi khí hậu thông qua hoạt động lâm nghiệp đều có nguy cơ thất bại”.

Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Hứa Đức Nhị: VN đã đạt được chỉ tiêu về xoá đói giảm nghèo trong Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ. Tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 35% vào năm 2000 xuống 15,5% vào 2006. Rừng VN đã vượt qua thời kỳ suy thoái, độ che phủ tăng 0,6%/năm và đạt 38%. Tài chính cac-bon là cơ chế đặc biệt cho người dân sống dựa vào rừng, thúc đẩy việc quản lý và BVR bền vững.

Cũng theo TS Yam Malla, trong 2 thập kỷ qua, hàng trăm triệu USD đã được đầu tư cho QLR bền vững song đến nay kết quả thu được còn hạn chế. Hàng năm gần 2 triệu ha rừng tự nhiên ở châu Á có khả năng hấp thụ một lượng cac-bon khổng lồ vẫn bị biến mất. Ông Andrew Speedy, Đại diện trưởng FAO khu vực châu Á-TBD cho rằng, cơ chế giảm phát thải khí nhà kính nhờ nỗ lực ngăn phá rừng và suy thoái rừng (REER) là một sáng kiến tài chính cac-bon chủ đạo. Cơ chế này sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn chặn khai thác, buôn bán gỗ trái phép xuyên biên giới trong khu vực.

Ông Heherson, Bộ trưởng, Cố vấn Văn phòng Tổng thống Philippines về biến đổi khí hậu, phát biểu: “Chúng ta còn thiếu quyết đoán và quá thận trọng trong việc thừa nhận thực tế và cho phép các cộng đồng sống phụ thuộc vào rừng thử nghiệm các phương pháp QLR trên những diện tích rừng rất quý báu của khu vực”.

Xem thêm
Bất thường giá vé máy bay, Cục Hàng không vào cuộc

Theo chỉ đạo của Bộ Giao thông vận tải, Cục Hàng không vừa lập đoàn kiểm tra hoạt động bán, kê khai, niêm yết giá vé máy bay của các hãng hàng không Việt Nam.

Phú Lương lần đầu tổ chức Ngày hội hướng nghiệp, phân luồng học sinh sau THCS

Sáng 21/4, huyện Phú Lương (Thái Nguyên) tổ chức Ngày hội Tư vấn hướng nghiệp và phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS năm 2024.

Liên doanh DHN với mô hình kinh tế xanh trong nông nghiệp tại Tây Ninh

Chủ tịch Hùng Nhơn Group Vũ Mạnh Hùng chia sẻ định hướng đầu tư vào nông nghiệp công nghệ cao tại Lễ công bố Quyết định phê duyệt quy hoạch tỉnh Tây Ninh, chiều nay.

Những gương mặt 'vàng' trong danh sách trả nợ trái phiếu doanh nghiệp bất động sản

Năm 2024, hơn 90 doanh nghiệp bất động sản có trái phiếu doanh nghiệp đáo hạn với tổng nợ vay gần 100.000 tỷ đồng. Trong đó, nhiều 'ông lớn' có nợ tới hàng nghìn tỷ.