| Hotline: 0983.970.780

Diệt cỏ hiệu quả cho lúa Đông Xuân

Thứ Tư 28/11/2018 , 15:50 (GMT+7)

Trên đồng ruộng ĐBSCL có sự tồn tại của rất nhiều đối tượng như nấm khuẩn, côn trùng gây hại, cỏ dại…

16-26-56_nh_2_ruong_lu_tuoi_tot_v_sch_co_luon_l_mong_muon_cu_nh_nong
Ruộng lúa tươi tốt và sạch cỏ luôn là mong muốn của nhà nông

Trong số đó, cỏ dại là một đối tượng rất nguy hại mang tính chất cạnh tranh và lấn át trực tiếp làm lúa chậm phát triển khiến bà con luôn trăn trở.

Cỏ dại có mặt ở khắp mọi nơi và nếu không có biện pháp quản lý phù hợp kịp thời thì chúng sẽ phát triển rất nhanh gây áp lực về chi phí đầu tư.

Theo kết quả nghiên cứu từ các chuyên gia thì cỏ dại có khả năng gây thiệt hại năng suất lên đến 50%. Các tài liệu chuyên môn nông nghiệp cũng cho hay, khả năng thích ứng và tồn tại của cỏ dại luôn cao hơn cây lúa rất nhiều dù trong điều kiện rét hay nắng nóng, phèn mặn.

Ngoài ra, hầu hết các loài cỏ dại đều có thời gian ngủ nghỉ (miên trạng) cộng với cấu trúc đặc biệt của vỏ nên tồn tại trong đất rất lâu. Chúng sinh sản bằng nhiều cách khác nhau với tốc độ rất nhanh, phát tán dễ dàng trên diện rộng vì hạt thường nhỏ, nhẹ, có lông tơ dễ được nước, gió, côn trùng, gia súc, con người và thậm chí là dụng cụ làm nông mang đi xa.

Để có thể quản lý được cỏ dại thì cần có sự kết hợp nhiều yếu tố. Trước hết là làm đất kỹ, bằng phẳng để chủ động lượng nước, vì nước đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong khâu diệt cỏ. Tiếp theo là chọn đúng loại thuốc có tác động diệt trừ cỏ dại một cách hiệu quả mà vẫn đảm bảo an toàn cho sự phát triển của lúa.

Nói riêng về thuốc trừ cỏ thì thông thường sẽ được phân chia dựa trên một số phương diện khác nhau, điển hình là thời gian tác động và phạm vi tác động. Nếu xét về thời gian thì có thuốc tiền nảy mầm và hậu nảy mầm.

Tiền nảy mầm là những thuốc tác động diệt cỏ khi hạt chưa mọc thành cây mà chỉ mới có mầm vừa mới nhú ra khỏi hạt, thông thường để đạt hiệu quả tối ưu thì loại thuốc này được khuyến cáo sử dụng ở thời điểm 0 – 4 ngày sau sạ.

Còn thuốc hậu nảy mầm thì sẽ có tác động diệt cỏ sau khi cỏ đã mọc và có lá, đối với loại thuốc này thì bà con nên phòng trị khi cỏ 2 – 3 lá để mang lại hiệu quả tối ưu và tiết kiệm chi phí nhất. Khi đã tìm hiểu cũng như xác định được loại thuốc cỏ cần sử dụng thì bà con cần lưu ý về thời điểm phun và liều lượng khuyến cáo đối với từng sản phẩm theo thời gian tác động cụ thể để tối ưu về mặt chi phí.

Bà con có thể sử dụng thuốc diệt cỏ tiền nảy mầm Windup 500EC và thuốc trừ cỏ hậu nảy mầm Push 330EC để quản lý cỏ dại. Khi sử dụng bà con sẽ có cơ hội nhận về những phần thưởng giá trị từ chương trình khuyến mãi đang diễn ra như: Tặng ly thủy tinh khi mua Windup 500EC và mở nắp Push để hòa nhịp cùng “Xịt Push sạch cỏ - trúng vàng đỏ tay”.

 

Xem thêm
Vùng cao nuôi con đặc sản: [Bài3] Độc đáo heo thảo mộc

Một con heo bình thường, nhưng khi được nuôi với quy trình đặc biệt thì nó trở thành đặc sản, đó là cách nuôi cho heo ăn thảo dược…

Cục trưởng Cục Thú y: ‘Không có lợi ích nhóm trong hoạt động kiểm dịch động vật’

Trước thông tin có lợi ích nhóm trong hoạt động kiểm dịch động vật, Cục trưởng Cục Thú y Nguyễn Văn Long đã đối thoại với các doanh nghiệp để làm rõ tin đồn này.

Lãi gấp đôi khi chuyển sang trồng rau thủy canh

HẢI PHÒNG Mạnh dạn chuyển sang ứng dụng công nghệ mới trong trồng rau, Hợp tác xã nông nghiệp Thái Sơn đã thu được lợi nhuận gấp đôi bình thường ngay trong vụ đầu tiên.

Bình luận mới nhất

Trong bài này, tác giả (sau đây xưng là Nattoi) để cập chủ yếu 03 vấn đề, trong đó chủ yếu tập trung cho giải quyết vấn đề số 1, hai vấn đề còn lại chỉ được nhắc đến: Một: Phương pháp thiết kế điều tiết lũ hiện hành chưa đưa thông số mực nước an toàn ở hạ du vào tính toán nên yêu cầu phòng chống lũ cho hạ du chưa được đảm bảo và không có tiêu chí để xác định hiệu quả vận hành giảm lũ. Vấn đề này đã được Nattoi giải quyết cả về mặt lý thuyết và thực hành (trình bày ở mục 3.4). Hai: Tiêu chí xác định MNCNTL, MNTNĐL không được công khai, minh bạch, làm cho việc kiến nghị điều chỉnh hạ thấp 2 mực nước đối với các hồ chứa thủy điện nhằm tăng dung tích trống phòng lũ là điều bất khả. Về vấn đề này (trình bày tại Mục 3.1), Nattoi chưa nêu cụ thể phương án giải quyết là để tập trung nội dung vào vấn đề số 1 như đã nêu, nhưng hướng giải quyết là đã có. Ba: Vấn đề bán con trâu mà tiếc sợi dây thừng: Thiết kế xây dựng đập, hồ chứa nước được tính toán an toàn ổn định lật, trượt đến mực nước lớn nhất thiết kế và kiểm tra với mực nước lớn nhất kiểm tra, cho phép giữ mực nước hồ không vượt quá mực nước lớn nhất kiểm tra nhưng lại chỉ cho phép sử dụng dung tích trống phòng lũ đến mực nước dâng bình thường là sự lãng phí ghê gớm trong đầu tư xây dựng và quản lý an toàn đập, hồ chứa nước. Hướng giải quyết vấn đề số 3 (trình bày tại Mục 3.2) vốn là tự nhiên đã có nhưng không được sử dụng vì không nghĩ đến giảm lũ cho hạ du.
+ xem thêm