| Hotline: 0983.970.780

Đoàn công tác của Bộ NN-PTNT thị sát vùng cam Văn Chấn

Thứ Sáu 08/06/2018 , 10:05 (GMT+7)

Ngày 6/6, đoàn công tác của Bộ NN-PTNT đã tới thị sát vùng cam Văn Chấn sau khi báo NNVN đăng bài “Vùng cam Văn Chấn nguy cơ xóa sổ”. 

14-29-44_2
Lãnh đạo Cục Trồng trọt và Viện BVTV trao đổi với người dân về tình hình bệnh trên cây cam

Trong đoàn có tiến sĩ Lê Văn Đức, Cục phó Cục Trồng trọt, TS Nguyễn Văn Liêm, Viện trưởng Viện Bảo vệ thực vật.

Theo báo cáo của Sở NN-PTNT Yên Bái, tỉnh hiện có 8.164 ha cây ăn quả, trong đó cây ăn quả có múi 4.152 ha, riêng cây cam 2.185 ha. Huyện Văn Chấn có diện tích cam lớn nhất 1.635 ha, sản lượng bình quân mỗi năm thu 15.000-20.000 tấn. Nhiều hộ gia đình trở thành tỷ phú, nhà cửa xây khang trang lộng lẫy nhờ trồng cam. Thị trấn Nông trường Trần Phú được mệnh danh là “thị trấn cam”.

Bệnh vàng lá thối rễ bùng phát trên cây cam từ năm 2017, đến nay đã lan rộng ra gần hết 8 xã vùng ngoài của Văn Chấn, diện tích thống kê sơ bộ cho đến thời điểm hiện nay có 201 ha bị nhiễm bệnh, trong đó nhiều diện tích người dân đã chặt làm củi, thiệt hại hàng chục tỷ đồng.

Cây cam bị chặt bỏ xếp thành đống làm củi

Sau khi thị sát những hộ trồng cam bị bệnh, trao đổi với người dân về quá trình canh tác, đoàn công tác sơ bộ đánh giá: Một vùng đất chuyên trồng chè, trồng cây lâm nghiệp và các loại cây hoa màu sang trồng cam đã mang lại lợi ích kinh tế rất lớn, làm thay đổi bộ mặt vùng quê miền núi là điều rất mừng. Tuy nhiên, việc trồng chủ yếu cam sành, cam đường canh, cam sen… thời gian thu hoạch tập trung vào một vài tháng giá bán không cao, việc ép cây ra nhiều quả, bón phân quá mức nhất là phân gia cầm không qua xử lý là một trong những nguyên nhân gây bệnh; việc quản lý cây giống cũng là nguyên nhân lây nhiễm bệnh…

Đoàn công tác đề nghị chính quyền địa phương hướng dẫn người dân trồng những giống cam chất lượng cao, giống cam chín sớm, chín muộn để thu hoạch rải vụ mang lại thu nhập cao cho người dân. Viện BVTV đã lấy mẫu những cây bị bệnh (thân, cành, lá, rễ) để xét nghiệm tìm ra loại thuốc đặc trị cứu vùng cam trước nguy cơ bị xóa sổ.

14-29-44_3
Vườn cam người dân phá bỏ
14-29-44_4
Kiểm tra rễ cây cam bị bệnh

 

Xem thêm
Kon Tum khẩn trương di dời cơ sở chăn nuôi ra khỏi khu dân cư

Di dời cơ sở chăn nuôi ra khỏi khu vực dân cư là hướng đi đúng đắn của tỉnh Kon Tum nhằm bảo vệ môi trường, vệ sinh thực phẩm và phát triển bền vững.

Nghệ An tiêu hủy gần 5.000 con lợn do nhiễm dịch tả lợn Châu Phi

Dịch tả lợn Châu Phi đang chuyển biến khó lường trên địa bàn Nghệ An, một số huyện đang lo ngay ngáy khi vật nuôi nhiễm bệnh với số lượng khá lớn.

Nhiều giống cây trồng và công nghệ mới phục vụ nông nghiệp đô thị

TP.HCM Nhiều giống cây trồng đã được Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Nông nghiệp công nghệ cao nghiên cứu, lai tạo thành công, chuyển giao cho nhiều đơn vị tại TP.HCM và các tỉnh.