| Hotline: 0983.970.780

Doanh nghiệp đồng hành cùng nông dân vượt qua khó khăn do dịch bệnh

Thứ Năm 18/11/2021 , 11:10 (GMT+7)

THANH HÓA Năm 2021, hàng chục nghìn ha cây trồng tại Thanh Hóa được DN liên kết bao tiêu sản phẩm, giúp phát triển sản xuất bền vững, nông dân vượt qua khó khăn dịch bệnh.

Vụ đông 2021 tại Thanh Hóa diễn ra trong điều kiện khó khăn, thời tiết bất thuận và dịch covid-19 diễn biến phức tạp. Vì vậy, ngay từ khi có phương án sản xuất vụ đông, các địa phương đã lao ngay vào triển khai kế hoạch.

Có doanh nghiệp cùng đồng hành, liên kết bao tiêu sản phẩm, việc áp dụng cơ giới hóa và các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp gặp nhiều thuận lợi. Ảnh: Việt Khánh.

Có doanh nghiệp cùng đồng hành, liên kết bao tiêu sản phẩm, việc áp dụng cơ giới hóa và các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp gặp nhiều thuận lợi. Ảnh: Việt Khánh.

Đến giữa tháng 11, huyện Thiệu Hóa đã gieo trồng được 1.500/2.320 ha cây vụ đông. Đại diện phòng Nông nghiệp huyện Thiệu Hóa cho hay, đến cuối tháng 11 huyện sẽ kết thúc gieo trồng và  phấn đấu đạt kế hoạch.

Để đạt được kết quả này, từ cuối tháng 8/2021, UBND huyện Thiệu Hóa đã ban hành phương án sản xuất vụ đông.

Phòng Nông nghiệp chủ động xây dựng khung lịch thời vụ và các phương án sản xuất cụ thể nhằm đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu cây trồng theo hướng mở rộng diện tích cây hàng hóa tập trung, chất lượng, giá trị kinh tế cao, thị trường tiêu thụ rộng. Thiệu Hóa đề ra chủ trương mở rộng diện tích trồng rau an toàn tập trung.

Bài liên quan

Trước thực tế giá vật tư đầu vào tăng cao, để động viên nhân dân sản xuất vụ đông, UBND huyện Thiệu Hóa giao cho Trung tâm dịch vụ nông nghiệp đấu mối với các công ty trong và ngoài tỉnh cung ứng giống bảo đảm đủ số lượng, chất lượng, hạn chế việc người dân mua giống ngoài thị trường không rõ nguồn gốc.

Để đạt được mục tiêu, UBND huyện Thiệu Hóa thực hiện các giải pháp thu hút doanh nghiệp đầu tư liên kết sản xuất, bao tiêu sản phẩm; giảm dần các cây trồng truyền thống, thay thế các loại cây có năng suất, chất lượng, hiệu quả kinh tế cao...

Các HTX dịch vụ nông nghiệp trên địa bàn huyện chủ động đấu mối với các công ty, doanh nghiệp thực hiện ký kết hợp đồng liên kết sản xuất, bao tiêu sản phẩm cho người dân.

Để mối liên kết bền vững, các HTX hướng dẫn người dân thực hiện nghiêm các quy định của hợp đồng từ chăm sóc đến thu hoạch, tạo sự liên kết bền vững với doanh nghiệp.

Đến nay, thông qua kênh HTX, Thiệu Hóa đã triển khai 90 ha ngô sinh khối, 95 ha ớt, 30 ha đậu tương, 10 ha rau công nghệ cao và sắp tới là 40 ha khoai tây liên kết với các doanh nghiệp để bao tiêu sản phẩm cho nông dân.

Trước đó, để thuận lợi hơn cho quá trình liên kết sản xuất, Thiệu Hóa tập trung tích tụ đất đai hướng đến sản xuất nông nghiệp lớn. Nhiều chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất đã được triển khai.

Chỉ tính riêng trong năm 2021, Thiệu Hóa đã tích tụ được gần 150 ha đất nông nghiệp để sản xuất hàng hóa. Từ các nguồn hỗ trợ của tỉnh, huyện, nông dân Thiệu Hóa đã xây dựng được 27.000 m2 nhà lưới. Huyện cũng trích kinh phí hỗ trợ 6 ha trồng rau VietGap…

Bà Lê Thị Thúy, Phó phòng Nông nghiệp huyện Thiệu Hóa, cho biết, huyện đã và đang tăng cường công tác tuyên truyền về đẩy mạnh việc áp dụng các tiến bộ khoa học – kỹ thuật vào sản xuất đại trà trong vụ đông như kỹ thuật che phủ ni-lông; ứng dụng công nghệ cao trong nhà màng, nhà lưới; sản xuất rau, quả theo tiêu chuẩn VietGAP; sử dụng các loại giống chất lượng cho năng suất, chất lượng cao; sử dụng phân hữu cơ sinh học... Chủ trương của địa phương là hạn chế sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật vào quá trình chăm sóc, bảo vệ cây trồng.

Đây cũng là xu hướng chung của tỉnh Thanh Hóa trong sản xuất nông nghiệp hiện nay.

Các mặt hàng nông sản được bao tiêu sản phẩm giúp nông dân thêm yêu đồng ruộng. Ảnh: Việt Khánh.

Các mặt hàng nông sản được bao tiêu sản phẩm giúp nông dân thêm yêu đồng ruộng. Ảnh: Việt Khánh.

Theo Báo cáo của Chi cục TT&BVTV tỉnh Thanh Hóa, trong năm 2021, toàn tỉnh đã liên kết, bao tiêu sản phẩm được gần 75 nghìn ha cây trồng các loại. Trong đó, diện tích liên kết bao tiêu sản phẩm vụ đông là 5.160 ha, vụ đông xuân trên 65 nghìn ha, vụ thu mùa 5.160 ha.

Các cây trồng được liên kết, bao tiêu sản phẩm chủ yếu là lúa, ớt, khoai tây, ngô các loại, đậu tương rau, cải chân vịt, hành tỏi, bí, dưa chuột và các loại rau màu khác…

Đáng chú ý, diện tích lúa liên kết bao tiêu sản phẩm vụ đông xuân tăng với tổng diện tích 30.000 ha, tương đương 180.000 tấn. Giá thu mua lúa thương phẩm bình quân đạt 7.000-7.200 đ/kg (tăng khoảng 1.000đ/kg so cùng kỳ). Điều này đã góp phần làm tăng giá trị sản xuất vụ đông xuân 2020-2021.

Đại diện Chi cục TT&BVTV tỉnh Thanh Hóa cho biết, một số doanh nghiệp tích cực tham gia liên kết sản xuất gắn với bao tiêu sản phẩm như Công ty CP Giống cây trồng Trung ương, Công ty TNHH Giống cây trồng Bắc Trung Bộ 800 ha, Cty CP Thương mại Sao Khuê, Công ty Tâm Phú Hưng, Công ty An Thành Phong, Công ty CP Tổng công ty giống cây trồng Thái Bình ...

Cũng theo thống kê của Chi cục TT&BVTV tỉnh Thanh Hóa, trên địa bàn tỉnh hiện có 7 doanh nghiệp lớn thu mua chế biến lúa gạo với tổng công suất 180.000 tấn, (tăng 2 doanh nghiệp so cùng kỳ); 25 doanh nghiệp thu mua chế biến rau quả (tăng thêm 9 doanh nghiệp so cùng kỳ).

Nhiều loại cây trồng được ký hợp đồng liên kết sản xuất và bao tiêu nông sản ngay từ đầu vụ, như mía, sắn, ớt, khoai tây, cây thức ăn chăn nuôi, ngô đường, dưa bao tử (100% diện tích), lúa gạo (trên 35.000 ha), rau các loại, cây thức ăn chăn nuôi 5.650 ha, ...

Chính nhờ việc thu hút doanh nghiệp, tăng cường mối liên kết sản xuất, bao tiêu sản phẩm trong thời gian qua đã giúp cho nông dân Thanh Hóa tiêu thụ nông sản thuận lợi trong điều kiện dịch covid-19 diễn biến phức tạp.

    Tags:
Xem thêm
Những thực phẩm hàng đầu Hà Nội tham gia hội chợ Foodservice Australia 2024

Sở NN-PTNT Hà Nội phối hợp với Thương vụ, Đại sứ quán Việt Nam tại Australia sẽ tổ chức đoàn xúc tiến thương mại tham gia hội chợ Foodservice Australia 2024 tại Sydney.

Phú Lương lần đầu tổ chức Ngày hội hướng nghiệp, phân luồng học sinh sau THCS

Sáng 21/4, huyện Phú Lương (Thái Nguyên) tổ chức Ngày hội Tư vấn hướng nghiệp và phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS năm 2024.

Hỗ trợ sinh kế và 12.000 vịt giống giúp nông dân thoát nghèo

THANH HÓA Ngày 16/5, tại Thường Xuân, Tập đoàn Mavin phối hợp với tổ chức World Vision trao tặng 12.000 vịt giống trong khuôn khổ Dự án Hỗ trợ sinh kế giai đoạn 2022 - 2024.

Những gương mặt 'vàng' trong danh sách trả nợ trái phiếu doanh nghiệp bất động sản

Năm 2024, hơn 90 doanh nghiệp bất động sản có trái phiếu doanh nghiệp đáo hạn với tổng nợ vay gần 100.000 tỷ đồng. Trong đó, nhiều 'ông lớn' có nợ tới hàng nghìn tỷ.