| Hotline: 0983.970.780

Dốc sức dập dịch rầy

Thứ Năm 25/02/2016 , 07:10 (GMT+7)

Đến nay, trên địa bàn tỉnh đã có 312 ha lúa ĐX bị rầy tấn công. Địa phương bị rầy gây hại nhiều nhất là huyện Tây Sơn với 165,5 ha, huyện Phù Cát 100 ha, TX An Nhơn 48 ha và huyện Tuy Phước 10,5 ha. Mật độ rầy phổ biến từ 1.500 - 3.000 con/m2...

Theo ông Kiều Văn Cang, Phó Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt và BVTV Bình Định, hiện rầy nâu và rầy lưng trắng đang tấn công mạnh lúa ĐX trên chân 3 vụ/năm trong giai đoạn trỗ đều, bắt đầu ngậm sữa và trên chân 2 vụ/năm đang giai đoạn làm đòng, trỗ lác đác. Dự báo lứa rầy này (chủ yếu là rầy nâu) sẽ nở rộ cuối tháng 2.

“Đến nay, trên địa bàn tỉnh đã có 312 ha lúa ĐX bị rầy tấn công. Địa phương bị rầy gây hại nhiều nhất là huyện Tây Sơn với 165,5 ha, huyện Phù Cát 100 ha, TX An Nhơn 48 ha và huyện Tuy Phước 10,5 ha. Mật độ rầy phổ biến từ 1.500 - 3.000 con/m2, có nhiều diện tích thuộc 2 huyện Tây Sơn và Phù Cát rầy phát sinh mật độ cao lên trên 5.000 con/m2”, ông Cang nói.

Để bảo vệ vụ lúa quan trọng nhất trong năm, từ trước Tết Nguyên đán đến nay, ngành BVTV Bình Định đã tăng cường công tác phòng chống “giặc” rầy. Theo đó, Chi cục Trồng trọt và BVTV tăng cường phân công cán bộ, kể cả lãnh đạo và cán bộ văn phòng về đứng chân trên địa bàn các huyện trọng điểm để theo dõi và kịp thời chỉ đạo công tác phòng trừ.

Đồng thời chỉ đạo các Trạm BVTV phân công cán bộ về đứng chân từng xã, HTXNN để phối hợp với Phòng NN-PTNT, Trạm Khuyến nông huyện và UBND xã tiến hành khoanh vùng các vùng bị rầy tấn công để đôn đốc nông dân thường xuyên kiểm tra đồng ruộng và hướng dẫn kỹ thuật phun thuốc phòng trừ.

Cũng theo ông Kiều Văn Cang, trong thời gian gần đây, nạn rầy xuất hiện trên lúa ĐX ít nghiêm trọng hơn những năm trước, do nông dân ít sử dụng các giống lúa nhiễm rầy như giống U ải 32 và mật độ gieo sạ cũng được thực hiện hợp lý hơn. Ngành BVTV Bình Định luôn chủ động kiểm tra, phát hiện sớm, đưa ra dự báo trước từ 15 - 20 ngày kèm theo phương án phòng trừ cụ thể.

Để các giải pháp đối phó với “giặc” rầy của ngành chức năng phổ biến sâu rộng, Chi cục Trồng trọt và BVTV còn phối hợp với Đài PT-TH tỉnh thực hiện các chuyên đề hướng dẫn nông dân cách phòng trừ, ngoài ra còn chỉ đạo cho các Trạm BVTV huyện phát thông báo trên các Đài Truyền thanh xã để nông dân nắm được những vùng ruộng đã bị nhiễm rầy nặng nhằm chủ động phòng trừ.

“Trước bối cảnh này, chúng tôi tăng cường công tác kiểm tra tình hình mua bán thuốc BVTV trên địa bàn các địa phương có nhiều diện tích bị nhiễm rầy, hướng dẫn các đại lý bán cho nông dân các loại thuốc đặc trị theo hướng dẫn của ngành BVTV để công tác phòng chống rầy đạt hiệu quả cao nhất”, ông Cang cho hay.

Để phòng chống rầy nâu và rầy lưng trắng trên những diện tích có mật độ từ 1.500 - 6.000 con, ngành BVTV Bình Định khuyến cáo nông dân sử dụng thuốc Chess 50 WG liều lượng 3 gói (7,5 gr/gói), pha với 24 lít nước phun cho 1 sào lúa (500m2); hoặc thuốc Map Arrow 420 WP liều lượng 65 - 100gr pha với 24 lít nước phun cho 1 sào vào thời điểm chiều tối; cũng có thể dùng thuốc Nipy Rath 50 WP (Chet Ray) liều lượng 14 - 21gr pha với 16 - 24 lít nước phun cho 1 sào, hoặc sử dụng 100ml thuốc Bassa 50 EC trộn chung với 15gr Chess 50 WG pha 32 lít nước phun cho 1 sào.

Nhờ các giải pháp phòng chống được thực hiện đúng và kịp thời nên đến nay đã có khoảng 250 ha lúa ĐX bị nhiễm rầy được khống chế, số diện tích còn lại đang được ngành BVTV và nông dân tiếp tục phun thuốc phòng trừ với quyết tâm không để xảy ra nạn cháy rầy.

Xem thêm
Bí kíp nuôi công an toàn dịch bệnh tại các khu du lịch sinh thái

Hải Phòng Công hiện được nuôi làm cảnh tại nhiều khu du lịch sinh thái, do hằng ngày công tiếp xúc nhiều với khách du lịch nên công tác phòng chống dịch bệnh vô cùng quan trọng.

Giảng viên IPHM là đầu tàu dẫn dắt nông dân sản xuất bền vững

Các giảng viên đã được trang bị kiến thức về IPHM sẽ giúp nông dân thấy được sức khỏe đất đang bị ảnh hưởng nghiêm trọng, bảo vệ đất là việc cần phải làm ngay.

Đầu tư nhà màng cho Mộc Châu: Đã làm, phải lớn

Sơn La Nông dân Mộc Châu có đủ năng lực sản xuất nông nghiệp công nghệ cao. Vì vậy việc hỗ trợ đầu tư hệ thống nhà lưới, nhà màng cần thực hiện ở quy mô lớn.