| Hotline: 0983.970.780

Đổi mới phương thức tiêm phòng bệnh dại

Thứ Tư 11/07/2018 , 08:56 (GMT+7)

Năm 2018, thực hiện Chương trình phòng chống bệnh dại Quốc gia giai đoạn 2017 - 2021, Chương trình phòng chống bệnh dại của TP Hà Nội, huyện Thanh Trì đã tập trung chỉ đạo, quyết tâm đổi mới phương thức tiêm phòng bệnh dại cho đàn chó, mèo.

cce2ee44885d66033f4c095041296
Tiêm phòng bệnh dại cho đàn chó, mèo tại huyện ThanhTrì

Về chỉ đạo, UBND huyện đã chỉ đạo tiêm phòng tập trung toàn huyện theo phương thức tổ chức tiêm tập trung cho đàn chó mèo, thành lập các điểm tiêm tại các thôn, xóm, quy định ngày giờ cụ thể (không tổ chức đi từng gia đình tiêm như trước đây).

Trực tiếp giao Chủ tịch UBND xã, thị trấn tổ chức tạo sự thống nhất đồng bộ về phương thức, thời gian, kế hoạch tiêm phòng trên địa bàn toàn huyện.

Để làm tốt huyện tập trung làm điểm 3 xã trước để nhân rộng, khắc phục hạn chế (gồm xã Yên Mỹ, Tân Triều, Ngọc Hồi). Kết quả 3 xã đã làm rất tốt, chỉ trong ngày đầu, hai xã Yên Mỹ, Tân Triều hoàn thành chỉ tiêu tiêm với kết quả tiêm 830 con chó, mèo; xã Ngọc Hồi hoàn thành chỉ tiêu sau ngày tiêm thứ 2. Tổng 3 xã làm điểm tiêm được 1.470 con, đạt 116% kế hoạch.

Từ kết quả này huyện đã rút kinh nhiệm những hạn chế tiến hành triển khai đồng bộ 13 xã còn lại. Kết quả đáng ghi nhận là các xã triển khai đều rất thuận lợi, bài bản do đã học tập được kinh nghiệm từ ba xã làm điểm trước đó...

Cái được lớn nhất là tạo sự đồng bộ trên địa bàn toàn huyện, được chính quyền, người dân đồng tình ủng hộ. Bên cạnh đó tiết kiệm được chi phí trong tổ chức triển khai về nhân lực và làm tiền đề cho việc tổ chức tiêm phòng cho những năm sau.

Bài học kinh nghiệm để thành công trong công tác triển khai tiêm phòng tập trung cho đàn chó mèo của Thanh Trì là sự vào cuộc quyết liệt và có trách nhiệm của các cấp chính quyền, đặc biệt là cấp huyện và cấp xã, thị trấn.

Thực tế huyện đã đi kiểm tra từng xã, thị trấn vừa chỉ đạo, động viên nhắc nhở các xã triển khai tiến độ chậm. Đi đôi công tác chỉ đạo quyết liệt là công tác thông tin tuyên truyền đóng vai trò vô cùng quan trọng góp phần giúp người dân hiểu và tự giác chấp hành, để tạo sự đồng bộ, sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị.

Trên thực tế xã nào làm mạnh tuyên truyền xã đó làm nhanh, đúng tiến độ. Nhiều xã sử dụng hệ thống tuyên truyền đến các thôn để thông báo rõ thời gian, địa điểm, nhắc nhở những hộ có chó chưa mang ra tiêm phòng. Nhà nhà người người mang chó mèo đến điểm tiêm phòng như ngày hội.

Một kinh nghiệm nữa là triển khai việc thống kê đàn chó mèo cũng đòi hỏi làm tốt để việc đôn đốc, tuyên truyền nhắc nhở chủ nuôi mang chó ra tiêm phòng đúng thời gian cũng rất quan trọng đồng thời để chuẩn bị tốt việc chuẩn bị vắc xin, nhân lực vật dụng phục vụ cho công tác tiêm phòng.

Về địa điểm tiêm, đã chọn những vị trí hợp lý (thường ở các sân rộng, gần nhà văn hóa) vừa để tiện cho chủ nuôi mang chó đến vừa đảm bảo an toàn cho người dân và lực lượng tiêm phòng. Chọn những người trong tổ tiêm phòng có uy tín biết cách làm để thực hiện đúng chuyên môn và quan trọng là giải thích tuyên truyền cho chủ nuôi chó để chấp hành tốt quy định của pháp luật...

Để giúp các xã tổ chức tốt đợt tiêm phòng, UBND huyện cũng đã hỗ trợ kinh phí mua bổ sung lượng vắc xin dại còn thiếu so với việc phân bổ và giao chỉ tiêu tiêm phòng bệnh dại của thành phố với 4.000 liều vắc xin cùng 11.000 vòng đeo cổ chó mèo để nhận diện việc chó đã tiêm phòng; in 6.300 tờ rơi do huyện biên tập nội dung và thiết kế để tuyên truyền để người dân biết những quy định của pháp luật về phòng chống bệnh dại.

 

(Chi cục Thú y Hà Nội)

Xem thêm
Bí kíp nuôi công an toàn dịch bệnh tại các khu du lịch sinh thái

Hải Phòng Công hiện được nuôi làm cảnh tại nhiều khu du lịch sinh thái, do hằng ngày công tiếp xúc nhiều với khách du lịch nên công tác phòng chống dịch bệnh vô cùng quan trọng.

Dư địa lớn để Sơn La sản xuất nông nghiệp công nghệ cao

Với trên 210 nghìn ha trồng trọt, tỉnh Sơn La mới chỉ có hơn 51ha trồng rau trong nhà màng công nghệ cao, chiếm 0,02% tổng diện tích.

Đầu tư nhà màng cho Mộc Châu: Đã làm, phải lớn

Sơn La Nông dân Mộc Châu có đủ năng lực sản xuất nông nghiệp công nghệ cao. Vì vậy việc hỗ trợ đầu tư hệ thống nhà lưới, nhà màng cần thực hiện ở quy mô lớn.