| Hotline: 0983.970.780

Đổi mới tư duy sản xuất để thu hút nhà đầu tư

Chủ Nhật 21/05/2023 , 17:49 (GMT+7)

An Giang tạo môi trường thuận lợi cho doanh nghiệp ứng dụng, đổi mới công nghệ sản xuất, nâng cao năng lực phát triển sản phẩm phù hợp với yêu cầu thị trường.

An Giang phấn đấu đến năm 2025 có 261 HTX nông nghiệp hoạt động hiệu quả. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

An Giang phấn đấu đến năm 2025 có 261 HTX nông nghiệp hoạt động hiệu quả. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Khuyến khích nông dân tham gia chuỗi cung ứng, liên kết

Những tháng đầu năm 2023 , trong bối cảnh khó khăn ở nhiều phía như giá xăng dầu và các loại vật tư nông nghiệp đều tăng cao nhưng ngành nông nghiệp An Giang đã vượt qua khó khăn góp phần tăng trưởng kinh tế vượt bậc cho tỉnh. Khi các lĩnh vực thương mại, dịch vụ gặp khó thì toàn tỉnh đã tập trung vào bảo vệ sản xuất lúa, cây ăn trái, hoa màu, và chăn nuôi gia súc, gia cầm, thủy sản.

Cây lúa ở An Giang được sản xuất với diện tích lớn nhất nhì khu vực ĐBSCL. Năng suất lúa của địa phương đứng đầu ĐBSCL, sản lượng hơn 4,2 triệu tấn/năm với diện tích 650 ngàn ha được canh tác 3 vụ/năm. Nhiều năm qua ở các vụ đông xuân, hè thu và thu đông nông dân trong tỉnh luôn trúng mùa. Ngành nông nghiệp An Giang đứng ra làm đầu mối liên kết với hàng chục doanh nghiệp để đặt hàng nông dân sản xuất lúa chất lượng cao phục vụ xuất khẩu.

Bên cạnh cây lúa, các mặt hàng khác như cây ăn trái, rau màu, cá tra sau thời gian khó khăn cũng lấy lại được lợi thế. Nhiều cơ hội mới cũng mở ra cho nông nghiệp An Giang khi mà các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới mà Việt Nam ký kết đã đi vào vận hành như: Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - Liên minh châu Âu (EVFTA), mới nhất là Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - Anh (UKVFTA, chính thức ký kết ngày 29/12/2020).

Giai đoạn 2021-2025, ngành nông nghiệp An Giang đặt chỉ tiêu đạt tốc độ tăng trưởng bình quân 2,8%/năm, phấn đấu thu nhập bình quân đầu người khu vực nông thôn đến 2025 đạt 68 triệu đồng/người/năm. Ảnh: Hồ Thảo.

Giai đoạn 2021-2025, ngành nông nghiệp An Giang đặt chỉ tiêu đạt tốc độ tăng trưởng bình quân 2,8%/năm, phấn đấu thu nhập bình quân đầu người khu vực nông thôn đến 2025 đạt 68 triệu đồng/người/năm. Ảnh: Hồ Thảo.

Ông Nguyễn Sĩ Lâm, Giám đốc Sở NN-PTNT An Giang cho biết, để tận dụng cơ hội mở rộng thị trường nông sản trên thế giới, nông sản An Giang cần có đột phá trong phát triển thị trường. Đặc biệt là thị trường cao cấp để thúc đẩy phát triển nông nghiệp theo chiều sâu và tiếp tục tăng trưởng cao.

Giai đoạn 2021-2025, ngành nông nghiệp đặt chỉ tiêu đạt tốc độ tăng trưởng bình quân 2,8%/năm, phấn đấu thu nhập bình quân đầu người khu vực nông thôn đến 2025 đạt 68 triệu đồng/người/năm. An Giang duy trì ổn định sản lượng lúa khoảng 4,2 triệu tấn/năm, đảm bảo diện tích sử dụng giống lúa xác nhận đạt trên 85%, mô hình “1 phải 5 giảm” đạt trên 50%. Ngành nông nghiệp phối hợp mời gọi doanh nghiệp thực hiện liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm trồng trọt như lúa, rau màu, cây ăn trái. Mỗi năm ngành hàng này phải có ít nhất 2 doanh nghiệp mới tham gia liên kết.

Theo ông Lâm, để phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững, liên kết sản xuất là yêu cầu tất yếu, trong đó cần phát huy vai trò của HTX kiểu mới trong nông nghiệp. An Giang phấn đấu đến năm 2025, có 261 HTX nông nghiệp hoạt động hiệu quả. Trong đó, có ít nhất 50% số HTX có tham gia liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị với doanh nghiệp, ít nhất 18 HTX sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao. Mỗi huyện đều có HTX tham gia chương trình mỗi xã 1 sản phẩm (OCOP) và có sản phẩm OCOP đạt từ 3 sao trở lên.

Thời gian tới, các sở, ngành, địa phương tiếp tục vận động và khuyến khích nông dân tham gia HTX. Đây sẽ là đại diện nông dân tham gia xây dựng cánh đồng lớn đạt tiêu chuẩn chất lượng, phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, xây dựng chuỗi liên kết sản xuất và tiêu thụ với doanh nghiệp. Tỉnh phấn đấu có ít nhất 2 mô hình điểm là nơi tham quan học tập về việc ứng dụng thành tựu của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 vào sản xuất nông nghiệp.

Các tập đoàn lớn tìm đến đầu tư 

Ông Nguyễn Sĩ Lâm cho biết thêm, trong lĩnh vực chăn nuôi, tỉnh phấn đấu đến năm 2025 tổng đàn bò đạt khoảng 95.000 con, trong đó có 10.000 con bò sữa của Công ty TH True Milk. Đồng thời, hình thành 7 mô hình chuỗi liên kết sản xuất và tiêu thụ hàng hóa trong chăn nuôi và kêu gọi nhiều doanh nghiệp có quy mô lớn đến An Giang đầu tư.

Điển hình như Tập đoàn Thaco đã đầu tư mạnh vào các dự án nuôi heo giống, heo thịt ứng dụng công nghệ cao trên địa bàn An Giang mở ra khả năng cung cấp nguồn heo sạch, heo giống chất lượng không chỉ cho An Giang mà cả vùng ĐBSCL và nước bạn Campuchia. Đó cũng là hướng đi phù hợp của nền nông nghiệp hiện đại.

Trong lĩnh vực chăn nuôi, tỉnh An Giang phấn đấu đến năm 2025 tổng đàn bò đạt khoảng 95.000 con, trong đó có 10.000 con bò sữa của Công ty TH True Milk. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Trong lĩnh vực chăn nuôi, tỉnh An Giang phấn đấu đến năm 2025 tổng đàn bò đạt khoảng 95.000 con, trong đó có 10.000 con bò sữa của Công ty TH True Milk. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Gần 3 năm qua, Tập đoàn Thaco đã đầu tư 2 trại heo giống trên địa bàn huyện Tri Tôn đi vào hoạt động với quy mô lớn. Trong đó, trại heo giống Tri Tôn 1 (xã Lương An Trà) có diện tích 12,6ha đạt công suất thiết kế 1.500 con heo nái. Hiện nay Tập đoàn Thaco đầu tư mở rộng và nâng công suất đạt 2.400 con heo nuôi/năm. Trại heo giống Tri Tôn 2 (xã Lương Phi) có diện tích 9,6ha đã đưa vào hoạt động với công suất thiết kế 1.200 con nái, đang mở rộng và nâng công suất đạt từ 2.400 - 2.500 con nái/năm.

Chưa dừng lại đó, hiện nay Thaco còn tập trung cho dự án heo giống công nghệ cao tại An Giang, mở trang trại quy mô lớn với diện tích 50ha tại xã An Cư, thị xã Tịnh Biên. Các trại heo giống của Thaco trên địa bàn An Giang đã cơ bản hoàn thành đi vào hoạt động từ năm 2021 với công suất thiết kế từ 6-7 ngàn con heo nuôi mỗi năm.

Trong năm 2023, trại sẽ được thi công giai đoạn 2 nâng tổng công suất lên gần 12 ngàn con heo giống cụ kỵ, ông bà được nhập khẩu từ Đan Mạch. Tại dự án này, phân khu nhà điều hành, nhà ở nhân viên, được cách ly hoàn toàn với các trại chăn nuôi. Trại heo giống gồm các chuồng heo hậu bị, heo phối mang thai, chuồng heo đẻ, chuồng heo nọc có chức năng dùng lấy tinh để phối cho nái và được kiểm định qua phòng Lab. Bên cạnh đó, còn có trại nuôi heo cai sữa tổng số lượng nuôi 24.000 con/năm.

Để nông nghiệp phát triển vượt bâc tỉnh An Giang tạo môi trường, điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp ứng dụng và đổi mới công nghệ sản xuất. Ảnh: Hồ Thảo.

Để nông nghiệp phát triển vượt bâc tỉnh An Giang tạo môi trường, điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp ứng dụng và đổi mới công nghệ sản xuất. Ảnh: Hồ Thảo.

Trang trại heo giống công nghệ cao tại Tịnh Biên sử dụng hệ thống silo cung cấp thức ăn tự động, hệ thống nước uống bằng núm uống tự động và sưởi ấm bằng đèn úm tự động. Chuồng nuôi heo là chuồng kín, nhiệt độ từ 22 - 27 độ C, có trang bị hệ thống làm mát cooling pad, hệ thống quạt hút mùi, hệ thống xử lý chất thải bằng biogas (sản xuất phân hữu cơ bón cây xanh lâm nghiệp và cây ăn trái), hệ thống xử lý nước thải. Nước uống cho heo được xử lý bằng hệ thống lọc nước công nghiệp RO thành nước tinh khiết.

"Để đạt các mục tiêu lớn trong thời gian tới, tỉnh tập trung đổi mới tư duy từ sản xuất nông nghiệp đơn thuần sang phát triển kinh tế nông nghiệp thích ứng với biến đổi khí hậu, phát triển bền vững. An Giang tạo môi trường, điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp ứng dụng và đổi mới công nghệ sản xuất, nâng cao năng lực phát triển các sản phẩm phù hợp với yêu cầu thị trường. Từ đó, hình thành một số doanh nghiệp nông nghiệp giữ vai trò đầu tàu trong chuỗi liên kết sản xuất và tiêu thụ hàng hóa nông sản. Tỉnh sẽ hỗ trợ các doanh nghiệp, địa phương xây dựng thương hiệu cho các sản phẩm nông sản chủ lực, tập trung 3 nhóm sản phẩm là gạo - nếp, thủy sản và cây ăn quả, gắn với thực hiện chương trình OCOP", ông Nguyễn Sĩ Lâm cho hay.

Xem thêm
Ấn Độ được dự báo xuất khẩu 18 triệu tấn gạo trong năm 2024 - 2025

Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) dự báo Ấn Độ sẽ vẫn là nước xuất khẩu hàng đầu trên thị trường gạo thế giới bất chấp những hạn chế xuất khẩu trước đó.

Phú Lương lần đầu tổ chức Ngày hội hướng nghiệp, phân luồng học sinh sau THCS

Sáng 21/4, huyện Phú Lương (Thái Nguyên) tổ chức Ngày hội Tư vấn hướng nghiệp và phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS năm 2024.

Hải Phòng khởi công dự án sản xuất vật liệu phân hủy hơn 2 nghìn tỷ

Đây là một trong những sự kiện quan trọng nằm trong chuỗi các hoạt động chào mừng 69 năm ngày giải phóng Hải Phòng và Lễ hội Hoa Phượng đỏ 2024.

Những gương mặt 'vàng' trong danh sách trả nợ trái phiếu doanh nghiệp bất động sản

Năm 2024, hơn 90 doanh nghiệp bất động sản có trái phiếu doanh nghiệp đáo hạn với tổng nợ vay gần 100.000 tỷ đồng. Trong đó, nhiều 'ông lớn' có nợ tới hàng nghìn tỷ.

Bình luận mới nhất

Trong bài này, tác giả (sau đây xưng là Nattoi) để cập chủ yếu 03 vấn đề, trong đó chủ yếu tập trung cho giải quyết vấn đề số 1, hai vấn đề còn lại chỉ được nhắc đến: Một: Phương pháp thiết kế điều tiết lũ hiện hành chưa đưa thông số mực nước an toàn ở hạ du vào tính toán nên yêu cầu phòng chống lũ cho hạ du chưa được đảm bảo và không có tiêu chí để xác định hiệu quả vận hành giảm lũ. Vấn đề này đã được Nattoi giải quyết cả về mặt lý thuyết và thực hành (trình bày ở mục 3.4). Hai: Tiêu chí xác định MNCNTL, MNTNĐL không được công khai, minh bạch, làm cho việc kiến nghị điều chỉnh hạ thấp 2 mực nước đối với các hồ chứa thủy điện nhằm tăng dung tích trống phòng lũ là điều bất khả. Về vấn đề này (trình bày tại Mục 3.1), Nattoi chưa nêu cụ thể phương án giải quyết là để tập trung nội dung vào vấn đề số 1 như đã nêu, nhưng hướng giải quyết là đã có. Ba: Vấn đề bán con trâu mà tiếc sợi dây thừng: Thiết kế xây dựng đập, hồ chứa nước được tính toán an toàn ổn định lật, trượt đến mực nước lớn nhất thiết kế và kiểm tra với mực nước lớn nhất kiểm tra, cho phép giữ mực nước hồ không vượt quá mực nước lớn nhất kiểm tra nhưng lại chỉ cho phép sử dụng dung tích trống phòng lũ đến mực nước dâng bình thường là sự lãng phí ghê gớm trong đầu tư xây dựng và quản lý an toàn đập, hồ chứa nước. Hướng giải quyết vấn đề số 3 (trình bày tại Mục 3.2) vốn là tự nhiên đã có nhưng không được sử dụng vì không nghĩ đến giảm lũ cho hạ du.
+ xem thêm