| Hotline: 0983.970.780

Trên xứ Phù Tang

Động đất, vợ và người già

Thứ Ba 06/05/2014 , 13:00 (GMT+7)

Anh Lý Chí Quyền, một Việt kiều đã sống ở Nhật 35 năm. Đón chúng tôi tại Tokyo, anh cười: “Tiếc quá, nếu đoàn sang hôm qua sẽ được nếm trải cảm giác của một trận động đất thực sự”./ “Lập trình” không được khóc

1. Nhật Bản hầu như ngày nào cũng có một vài trận động đất, chỉ có điều lớn hay nhỏ, cảm nhận được hay không cảm nhận được mà thôi (trung bình 1.000 cơn mỗi năm). Động đất thì động đất, xây nhà vẫn cứ xây. Trong các thành phố, cao ốc mọc lên san sát như nấm sau mưa với công nghệ chống động đất ngày một hoàn thiện.

Nhà Nhật có thể lắc lư một cách linh hoạt thay vì rung chuyển. Trước người ta dùng các quả bi sắt khổng lồ để làm nhiệm vụ cân bằng các rung động nhưng nay bi sắt đã được thay thế bằng vật liệu cao su có tuổi thọ 70 - 80 năm.

Sau trận động đất kinh hoàng ở Kobe làm 6.434 người chết vào năm 1995, các trụ đỡ của hệ thống đường trên cao toàn nước Nhật được bọc thép, gia cố thật vững chắc. Biến khó khăn thành lợi thế, người Nhật đã kịp xuất khẩu công nghệ chống động đất ra toàn cầu.

13-52-35_dsc_6943
Tokyo nhìn từ trên cao

Luật Xây dựng của xứ anh đào vô cùng nghiêm ngặt. Công trình đang xây dựng được che chắn tầng tầng, lớp lớp, xe tải từ công trường ra ngoài phải được phun rửa sạch sẽ. Nếu để rơi dù chỉ là một cái chổi quét sơn làm người qua đường giật mình sợ hãi sẽ bị thưa kiện, nhận ngay cái trát đình chỉ công trình trong 7 ngày. Nếu để xe tải bẩn chạy ra đường sẽ bị đình chỉ công trình trong 3 tháng.

Tất cả các vỉa hè từ thành thị đến nhà quê đều kẻ vạch rõ ràng, lại có cả làn gờ lên cho người mù tự dò dẫm, đi sai luật gặp tai nạn sẽ không được Cty bảo hiểm đền. Ngược lại xe lao vào “ổ gà” người ngã nhào xuống, nhà nước sẽ bị công dân kiện đến nơi, đến chốn, phải chịu phạt một khoản tiền rất lớn.

Vì thế, cả ngàn cây số chúng tôi đi không hề cảm nhận một cú xóc do “ổ gà” chứ chưa nói đến “ổ trâu”, “ổ voi”. Các đường cao tốc ở đây đều phải làm tấm cản chống ồn hai bên nếu xuyên qua khu dân cư bởi không làm, dân mà kiện, đường đó chỉ còn nước ngừng hoạt động.

2. Anh Lý vốn là một lập trình viên học hành bài bản ở Đài Loan. Hồi ấy lương người Đài thấp bằng 1/3 lương người Nhật nên anh cũng hòa chung vào dòng người xứ này bôn ba sang Nhật kiếm cơm.

Thủa đầu, lạ nước, lạ cái không thể xin được việc đúng chuyên môn, Lý chấp nhận làm chân bồi bàn trong một quán ăn. Có một cô gái Nhật rất xinh hay đến quán, ngoại ngữ phát cứ làu làu khiến cho Lý phục lăn, mon men đến làm quen. Họ nên duyên chồng vợ từ bấy.

Ngày đầu tiên trong đời vợ chồng, anh ngỡ ngàng khi thấy cô vợ Nhật của mình quỳ sẵn nơi bậu cửa hai tay bưng chậu nước nóng cho mình ngâm chân. Hết ngâm chân, cô lại đòi vào nhà tắm để kỳ cọ cho chồng, hệt như chăm trẻ. Ngỡ tưởng ngày đầu thế thôi không ngờ ngày nào vợ Lý cũng đối xử với anh như vậy.

Phụ nữ Nhật coi việc phục vụ chồng là một vinh hạnh. Người chồng về đến nhà chỉ việc đọc báo, xem ti vi. Bếp núc, rửa bát, nấu cơm không cho đã đành mà đến tự xới cơm cho mình người chồng cũng không được phép.

Những đứa con trai dù cao lớn đến cỡ nào khi còn ở trong nhà vẫn được mẹ xới cơm. Ngày trước, khi lấy chồng phụ nữ Nhật sẽ nghỉ việc ở nhà chuyên tâm nội trợ, ngày nay phần đa họ vẫn đi làm nhưng thái độ âu yếm, chiều chuộng hầu như không suy suyển.

Khách sạn Kanoya ở Isikawa có tuổi đời 102 năm, do một gia đình mấy đời cha truyền con nối làm chủ. Khi chúng tôi đến, toàn bộ người trong dòng tộc đó, đa số từ 70 - 80 tuổi đứng thành hàng, niềm nở đón chào.

Lúc cả đoàn đi ăn kiểu Nhật nghĩa là phải bỏ giày dép ra, ngồi xuống chiếu, mỗi người một cái bàn thấp với những bát đĩa riêng, tôi để ý thấy ông Tổng giám đốc khách sạn cứ lúi húi ngoài hiên. Ông đang xếp tất cả hai mươi đôi cả giày lẫn dép lộn xộn thành hàng, thành lối ngay ngắn như cá trong hộp. Đôi nào cũng mũi quay ra ngoài, gót hướng vào trong, khách bước ra cái là xỏ chân vào được luôn.

3. Buổi văn nghệ hôm đó, diễn viên đều cỡ 60 - 70 tuổi, ngay những người phục vụ cũng có người xấp xỉ tuổi 80 vẫn bưng bê cơm canh nhoay nhoáy, vẫn quỳ xuống trong suốt bữa xem khách ăn có ngon miệng không, có gọi gì thêm nữa không. Đối với họ được phục vụ, được lao động nghĩa là còn có ích, còn được xã hội tôn trọng.

13-52-35_dsc_7137
Vũ công là một người già

Ở xứ này, người già phục vụ trong sân bay, siêu thị, công viên, công xưởng… Đâu đâu cũng thấy những mái tóc như cước, những bộ mặt nhăn nheo nhưng tác phong lại cực kỳ hoạt bát, nhanh nhẹn gấp chục lần “các cụ” cùng tuổi vẫn chiều chiều ra công viên, quảng trường múa kiếm, múa quạt, tập thở, tập cười như ở ta.

Đường tàu điện ngầm ở Tokyo có tuyến sâu tới 120 m với hàng chục cửa ra vào như những tổ ong. Ở đó người ta có thể mua sắm, ăn uống thoải mái chẳng kém gì
ở trên mặt đất.

Nhật có tỷ lệ người già thuộc vào hạng cao nhất nhì thế giới, với khoảng 20% dân số. Ở xứ này những người 75 - 80 tuổi vẫn lao động là chuyện thường. Chính phủ đối phó với tình trạng dân số già nua bằng cách khuyến khích đẻ con. Một đứa trẻ chào đời sẽ được thưởng số tiền tương đương 80 triệu đồng.

Thế nhưng vẫn có nhiều cặp vợ chồng Nhật lấy nhau chỉ để cho có đôi có lứa. Đẻ một đứa con đồng nghĩa sẽ làm nghèo đi của họ trung bình 10 năm lao động. Đẻ một đứa con đồng nghĩa với quỹ thời gian vui chơi, du lịch của họ bị cắt xén đến già nửa. Từ khi Thủ tướng Abe lên nắm quyền, ông đã đổi tuổi hưu từ 65 lên 67 tuổi, cả nam cũng như nữ.

Người Nhật đem lại cho khách phương xa cảm giác thân thiện, niềm nở hiếm có dù thực sự họ không dễ tin vào người ngoài. Chúng tôi ở trong các Ryokan, một kiểu nhà truyền thống kiểu Nhật với trần rất thấp, cửa làm bằng giấy bồi.

Tra chìa khóa vào ổ sẽ tưởng bước vào trong một…cái hộp. Kéo một cách cửa bí mật sẽ mở ra phòng khách. Kéo cái khác sẽ mở ra phòng ngủ. Kéo cái khác nữa sẽ mở ra toa lét. Kéo cái khác nữa nữa sẽ mở ra một cái tủ xinh xắn. Kín đáo một cách bất ngờ.

Trong những phòng dạng này tìm đỏ mắt cũng không hề thấy giường mà thay vào đó là chăn đệm trải trực tiếp xuống sàn để ngủ.

Đồng phục của người trong nhà là Yukata - một loại kimono dành cho cả nữ lẫn nam với thắt lưng bằng vải, nút buộc ở phía trước. Nếu trời rét hơn đã có áo khoác Tanzen. Thong dong trong bộ quần áo lạ, ngó ra ngoài ban công. Trên hồ nước từng đàn vịt trời bơi lội tung tăng. Trên trời có muôn con chim lạ bay đen đặc như một đám mây mùa hạ trước giông bão.

  • Cá 'quý tộc' sống khỏe trên rẻo cao
    Phóng sự 06/12/2024 - 14:00

    Các hộ nuôi các nước lạnh tại Sa Pa không quản khó khăn, vẫn miệt mài tìm hướng đi mới cho dòng sản phẩm không phải nơi nào cũng có.

  • Lãng du - những ấn tượng khó phai
    Phóng sự 06/12/2024 - 10:18

    Miền núi phía Bắc luôn níu chân du khách, từ cảnh quan thiên nhiên kỳ thú, cho đến những sản vật đặc trưng, cùng sự nồng hậu của người dân địa phương.

  • Cây vàng trên Mỏ Vàng
    Phóng sự 06/12/2024 - 06:00

    Trời còn đẫm sương đêm, ông Đặng Nho Hưng (thôn Thác Tiên, xã Mỏ Vàng) đã thức giấc, mượn người lên đồi dọn thân củi quế chuẩn bị cho một mùa mới...

  • Đưa cây thuốc đi xa hơn bản làng
    Phóng sự 05/12/2024 - 15:15

    Ở Sa Pa (Lào Cai) có một cộng đồng người Dao đỏ đắm đuối với cây thuốc bản địa, đắm đuối với bài thuốc cha ông. Họ kiên trì đưa cây thuốc đi xa hơn bản làng...

  • Sâm Lai Châu trên đỉnh Pusilung
    Phóng sự 05/12/2024 - 14:00

    Dự hội nghị định hướng phát triển sâm Việt Nam do Bộ trưởng Lê Minh Hoan chủ trì, ông Ngô Tân Hưng càng quyết tâm xây dựng thương hiệu Sâm Việt Nam thành ngành hàng.

  • Vùng xanh ngát dưới chân đèo Pha Đin
    Phóng sự 05/12/2024 - 06:00

    Mấy chục năm về trước, xã Phổng Lái thiếu nước sinh hoạt, người dân hầu như sản xuất theo hướng tự cung tự cấp, chứ chưa bao giờ dám nghĩ đến quy mô hàng hóa.

  • Canh giữ linh hồn của rừng
    Phóng sự 04/12/2024 - 15:53

    Người ta gọi hổ là chúa tể của rừng xanh, còn tiếng hót của vượn chính là linh hồn của rừng.

  • 'Cá thần' dưới chân thác Trăng
    Phóng sự 04/12/2024 - 15:50

    Từng vài lần ăn cá dầm xanh ở Hòa Bình hay còn có tên cá bỗng ở Tuyên Quang, 'cá thần' ở Thanh Hóa, tôi ấn tượng về sự thơm, ngon, ngọt đậm của nó.

  • Đem hoa quả xứ người lên đất dốc
    Phóng sự 04/12/2024 - 13:45

    Thuở ban đầu, Sơn La chỉ toàn ngô, sắn và cây lâm nghiệp, tìm đỏ mắt không thấy bơ, nhãn, chứ đừng nói đề huề như bây giờ.

  • Trên đường và dưới cánh bay…
    Phóng sự 04/12/2024 - 10:45

    Từ trên đường hay là trên cánh bay ngắm xuống, Tây Bắc hiện ra bóng dáng một miền cây trái mới, một vùng du lịch văn hóa, lịch sử gắn với sinh thái, thiên nhiên.

  • Phía ấy, biên thùy...
    Phóng sự 04/12/2024 - 10:10

    Đầu tháng 9/2024, tôi được mời đến dự Triển lãm 'Non nước biên thùy'. Ngắm các tác phẩm của Đỗ Đức, tôi như được trở lại với những vùng đất đã từng qua. 

  • Cây mang quần áo, sách vở đến miền đất khó
    Phóng sự 04/12/2024 - 10:00

    Mỗi lần ngắt từng hạt đỏ đỏ, xinh xinh xuống, vị trưởng bản huyện Sốp Cộp lại như chạm vào kỷ niệm của một ngày chưa xa.

Xem thêm
Thường vụ Tỉnh ủy Lạng Sơn, Vĩnh Long có vi phạm, khuyết điểm

Đó là kết luận của Ủy ban Kiểm tra Trung ương, sau Kỳ họp thứ 52, tổ chức từ ngày 9 đến 11/12, do ông Trần Cẩm Tú chủ trì tại Hà Nội

Gượng dậy sau bão Yagi: Nơi bảo tồn nguồn gen 15 loài cá biển quý hiếm

Anh Phạm Văn Thìn - Trưởng phòng Nuôi giữ và Bảo tồn nguồn gen của Trung tâm Quốc gia Giống hải sản miền Bắc lái cano chở tôi ra khu Tai Kéo vịnh Lan Hạ.

Ô tô kinh doanh chở trẻ mầm non, học sinh phải sơn vàng đậm

Bắt đầu từ 1/1/2025, Nghị định 151/2024/NĐ-CP bắt buộc thi hành điều này đối với xe ô tô kinh doanh vận tải, căn cứ Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ.