| Hotline: 0983.970.780

Đồng lúa hữu cơ xanh mướt của bà con đồng bào Khmer ấp Lộ Sỏi A

Thứ Năm 20/10/2022 , 09:39 (GMT+7)

Trà Vinh Mô hình tôm lúa hữu cơ của đồng bào Khmer ấp Lộ Sỏi A, xã Đôn Xuân, huyện Duyên Hải, tỉnh Trà Vinh hiệu quả cao, thích ứng với biến đổi khí hậu.

Cánh đồng lúa hữu cơ xanh mướt

Vừa qua chúng tôi có dịp về thăm cánh đồng lúa hữu cơ xanh mướt của bà con đồng bào Khmer ở ấp Lộ Sỏi A, xã Đôn Xuân, huyện Duyên Hải, tỉnh Trà Vinh.

Anh Trầm Minh Thuần, Giám đốc Hợp tác xã Nông nghiệp Long Hiệp (xã Long Hiệp, huyện Trà Cú, tỉnh Trà Vinh) nói: Cánh đồng này có diện tích hơn 20ha là vùng nguyên liệu của hợp tác xã (HTX). Bà con vừa trồng lúa hữu cơ kết hợp nuôi tôm, cua.

Anh Trầm Minh Thuần cùng ông Thạch Phiên thăm đồng và cho cua ăn. Ảnh: Minh Đảm.

Anh Trầm Minh Thuần cùng ông Thạch Phiên thăm đồng và cho cua ăn. Ảnh: Minh Đảm.

Trời chiều mát mẻ, tôi cùng anh Thuần theo chân ông Thạch Phiên, một trong hơn mười hộ ở đây thăm đồng và cho cua ăn. Ông Phiên có gần 16.000m2 đất ruộng vừa trồng lúa ST25 vừa nuôi hơn 100.000 con tôm càng xanh, cua biển. Lúa nay đã gần 2 tháng, xanh rì, đều tăm tắp không một vết tích gì của sâu bệnh. Trên chiếc xuồng tam bản nhỏ, ông Phiên một tay bơi xuồng một tay lấy gầu múc cá bổi rải đều trên mặt nước làm mồi cho tôm, cua.

Trong khi cho cua ăn, ông Phiên nói: Những năm gần đây, biến đổi khí hậu ngày càng khắc nghiệt hơn. Hàng năm thời gian nước mặn xâm nhập đến 6 tháng, do đó vùng này chỉ trồng được một vụ lúa. Cuối tháng 7, đầu tháng 8 âm lịch lượng mưa nhiều nước ngọt đẩy mặn lui xa về biển, bà con dọn lại mảnh ruộng để xuống giống, đồng thời thả giống tôm càng xanh. Hết mùa lúa là chuẩn bị thu hoạch tới tôm càng xanh. Hết vụ lúa - tôm càng xanh, nước mặn lại về, bà con lại thả nuôi tôm sú. Cua thì thả quanh năm. Cứ thế xoay vòng năm này qua năm khác đến nay cũng ngót nghét hơn chục năm.

Gạo hữu cơ nhãn hiệu Hạt Ngọc Rồng

Theo anh Trầm Minh Thuần, Giám đốc HTX Long Hiệp cho biết: Lúa vùng này đặc biệt không dùng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật hoá học nên rất an toàn. Đặc biệt, hơn ba năm nay bà con được HTX ký hợp đồng bao tiêu lúa với giá cao hơn thị trường từ 500 đồng/kg nên rất phấn khởi.

Sản phẩm gạo Hạt Ngọc Rồng được công nhận sản phẩm OCOP 4 sao. Ảnh: Minh Đảm.

Sản phẩm gạo Hạt Ngọc Rồng được công nhận sản phẩm OCOP 4 sao. Ảnh: Minh Đảm.

“Lúa nguyên liệu HTX thu mua của bà con về chế biến thành gạo hữu cơ mang nhãn hiệu Hạt Ngọc Rồng, gạo Gia Đình. Hai sản phẩm đều được công nhận sản phẩm OCOP. Riêng gạo Hạt Ngọc Rồng được công nhận sản phẩm OCOP 4 sao”, anh Trầm Minh Thuần chia sẻ.

Ông Phiên phấn khởi nói: “Thấy HTX mua đỡ hơn, giá bao tiêu năm rồi 7.000 đồng/kg, ngoài thị trường 6.000 đồng. Năm nay không bị mặn, năng suất lúa dự kiến khoảng 30 giạ/công (6 tấn/ha). Tiền bán cua, lúa cũng đủ xài, dư được tiền tôm hơn trăm triệu”

Thật vậy, sản phẩm lúa, tôm, cua của bà con nơi đây rất “thiên nhiên”. Tôm chắc thịt được thị trường rất ưa chuộng, dự kiến mùa này thu hoạch hơn 1 tấn. Thời gian qua, giá tôm cỡ 18-20 con/kg luôn ổn định từ 160.000 - 170.000 đồng/kg. Cuối vụ này gia đình ông Phiên chắc mẩm có dư gần 200 triệu đồng.

Có thể nói, mô hình lúa hữu cơ có bao tiêu kết hợp nuôi tôm, cua của bà Khmer ở ấp Lộ Sỏi A, xã Đôn Xuân, huyện Duyên Hải, tỉnh Trà Vinh là một trong những mô hình hiệu quả cao thích ứng với biến đổi khí hậu hiện nay.

HTX nông nghiệp Long Hiệp được thành lập cuối năm 2018. Đến nay, HTX có 72 thành viên, trong đó có 32 thành viên là đồng bào dân tộc Khmer. Ngoài bao tiêu lúa hữu cơ cho bà con ở Đông Xuân, HTX còn bao tiêu hàng trăm ha lúa cho nông dân ở xã Long Hiệp, huyện Trà Cú và sản xuất bán phân bón hữu cơ. Những năm qua nhờ sản xuất, kinh doanh hiệu quả HTX đã 3 lần tăng vốn điều lệ. Từ 700 triệu ban đầu đã phát triển lên 2 tỷ đồng. Doanh thu cũng tăng trưởng đều đặn hàng năm. 

Xem thêm
Phó Cục trưởng NAFIQPM: 'Giá lợn hơi sẽ duy trì ở mức cao'

Theo dự báo, giá lợn hơi sẽ duy trì ở mức cao, tuy nhiên khó có khả năng tăng đột biến nếu công tác phòng chống dịch bệnh được thực hiện tốt.

Chạy đua tiêm phòng vacxin đợt 1 cho đàn vật nuôi

HÀ TĨNH Để đảm bảo kết thúc tiêm phòng cho đàn vật nuôi xong trước ngày 30/5, tỉnh Hà Tĩnh yêu cầu các địa phương chỉ đạo lực lượng chuyên môn đẩy nhanh tiến độ tiêm.

Tiền Giang giảm thiệt hại hơn 3.000 tỷ đồng nhờ cắt vụ, chuyển đổi cây trồng

Đề án Cắt vụ, chuyển đổi mùa vụ và cơ cấu cây trồng các huyện phía đông giúp tránh thiệt hại do thiên tai như hạn, mặn 3.000 tỷ đồng.

Những mầm xanh vươn lên từ vùng đất khắc nghiệt

SƠN LA Từ nương rẫy bạc màu, chị Hường vươn lên với mô hình ươm cây giống trong nhà màng, mở ra hướng đi bền vững cho nông nghiệp công nghệ cao tại huyện Vân Hồ.

Bảo tồn giống cây trồng bản địa của Bình Định

Để giữ gìn tri thức bản địa miền núi Bình Định, Viện Khoa học kỹ thuật nông nghiệp Duyên hải Nam Trung bộ đã bảo tồn các giống lúa rẫy, ngô nếp, sắn ngọt…

TP Hạ Long thả 200.000 con giống tái tạo nguồn lợi thủy sản

QUẢNG NINH Lãnh đạo cùng nhân dân TP Hạ Long đã tiến hành thả 200.000 con giống thủy sản, bao gồm các loại tôm sú, cá vược, cá tráp về môi trường tự nhiên.

Công chiếu phim tài liệu ‘Dưới tán rừng Ngọc Linh’

Bộ phim tài liệu đã tái hiện sinh động về nguồn gốc, quá trình bảo tồn, phát triển loại sâm quý hiếm trên đỉnh núi Ngọc Linh.

Bình luận mới nhất