| Hotline: 0983.970.780

Đồng Tháp ban hành đề án chuyển đổi số nông nghiệp

Thứ Hai 27/02/2023 , 17:23 (GMT+7)

UBND tỉnh Đồng Tháp vừa ban hành Đề án Chuyển đổi số ngành nông nghiệp giai đoạn 2022 - 2025, định hướng đến năm 2030.

Empty

Chuyển đổi số ngành nông nghiệp sẽ giúp người sản xuất dễ dàng tiếp cận thông tin về cảnh báo dịch hại, thời tiết, thị trường, thành tựu khoa học... Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Đề án nhằm sẽ đẩy mạnh hơn nữa ứng dụng công nghệ 4.0 trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn.

Theo Đề án này, chuyển đổi số ngành nông nghiệp sẽ giúp người sản xuất dễ dàng tiếp cận thông tin về cảnh báo dịch hại, thời tiết, thị trường, thành tựu khoa học, công nghệ mới, tự động hóa và quản trị quy trình sản xuất hiệu quả hơn. Từ đó đưa nông sản tiếp cận người tiêu dùng nhanh nhất, tiết giảm chi phí trung gian, nâng cao năng lực cạnh tranh và hiệu quả sản xuất.

Cùng với đó, doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận đầy đủ thông tin sản xuất (vùng nguyên liệu, sản lượng thu hoạch, mùa vụ, cơ cấu giống, tổ chức đại diện nông dân gắn với vùng sản xuất) để hoạch định chiến lược sản xuất kinh doanh của đơn vị. Cũng thông qua các hoạt động đó, nhằm kết nối trực tiếp trên môi trường mạng, hình thành mối liên kết "4 nhà" (cơ quan quản lý, nhà khoa học, doanh nghiệp và người sản xuất) và kết nối giữa người sản xuất với nhau, góp phần tạo sự đồng thuận, gắn kết phát triển bền vững.

Mặt khác, chuyển đổi số ngành nông nghiệp góp phần hiện thực hóa mục tiêu tiếp tục thay đổi tư duy sản xuất nông nghiệp sang kinh tế nông nghiệp, xây dựng nông dân chuyên nghiệp, thích ứng với kinh tế số, kinh tế tuần hoàn; ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ gắn với phát triển du lịch sinh thái, góp phần tạo ra giá trị mới trong sản xuất...

Trong vụ lúa đông xuân 2022 - 2023, ông Võ Văn Hiệp, nông dân ở xã Láng Biển, huyện Tháp Mười (Đồng Tháp) có 8ha lúa đều thuê máy bay không người lái phục vụ cho đồng ruộng ở khâu phun giống gieo sạ, phun phân và phun thuốc BVTV... Cuối vụ, sau khi trừ hết các chi phí, gia đình ông lãi từ 3 - 3,5 triệu đồng/công.

Empty

Nông dân ứng dụng công nghệ số trong canh tác lúa ở Đồng Tháp. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Ông Võ Văn Hiệp phấn khởi chia sẻ, làm ruộng hơn 27 năm nay, đây là năm đầu tiên ông được áp dụng các dịch vụ máy bay không người lái (drone) vào việc gieo sạ, phun phân và phun thuốc BVTV rất tuyệt vời. Tuy giá thuê drone có cao hơn so với thuê nhân công truyền thống phun xịt bằng tay, nhưng máy bay giúp nông dân hạn chế tiếp xúc với chất hóa học, không dẫm đạp lên cây lúa và đặc biệt máy bay có độ chính xác trong phun phân và phun thuốc BVTV trên đồng ruộng. Đặc biệt, rải phân bằng drone tạo sự đồng đều lượng phân được bón trên đồng ruộng, đây là công nghệ mới giúp nông dân tiết giảm chi phí, thời gian và công lao động khá lớn so với bón phân bằng tay.

Ông Huỳnh Minh Tuấn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp cho biết: Hiện nay, tỉnh Đồng Tháp đã xây dựng một số mô hình ứng dụng công nghệ số tiêu biểu trong nông nghiệp như: Sử dụng máy bay không người lái để phun thuốc trừ sâu; ứng dụng bẫy đèn thông minh để dự báo sâu rầy; ứng dụng ảnh viễn thám để xác định diện tích cây trồng; hệ thống bơm tưới tự động…

Tuy nhiên, đây mới chỉ là bước khởi đầu, còn khá rời rạc trong chuỗi sản xuất, phân phối và tiêu dùng sản phẩm nông nghiệp, rất cần sự tham gia tư vấn, cung cấp giải pháp về phát triển nông nghiệp, nông thôn của các doanh nghiệp.

Empty

Hệ thống bơm tưới tự động. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Để đẩy mạnh hơn nữa ứng dụng công nghệ số vào sản xuất nông nghiệp, UBND tỉnh đề nghị ngành nông nghiệp trong tỉnh cần đẩy mạnh hợp tác với các doanh nghiệp công nghệ số xây dựng công nghệ dự báo phục vụ sản xuất nông nghiệp, cung cấp thông tin về thời tiết, chất lượng đất đai, thị trường... Song song đó, cần phát triển các ứng dụng công nghệ số trong sản xuất như: IoT, tự động hóa vào quy trình sản xuất; ứng dụng các công nghệ trên nền tảng di động, chuỗi khối (Blockchain) vào truy xuất nguồn gốc nông sản.

“Xu thế hiện nay, việc chuyển đổi số là tất yếu để phát triển kinh tế số nông nghiệp, nông thôn và luôn có sự đồng hành của các doanh nghiệp về công nghệ. Chính vì vậy, thời gian qua, ngành nông nghiệp tỉnh đã đồng hành với nhiều doanh nghiệp chuyên ngành công nghệ số để cung cấp thông tin về các thiết bị, nền tảng chuyển đổi số của doanh nghiệp nhằm giúp Đồng Tháp hòa mình vào dòng chảy của công nghệ số, đặc biệt là trong lĩnh vực nông nghiệp”, ông Huỳnh Minh Tuấn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp nhấn mạnh.

Xem thêm
Có nhiều hộ chăn nuôi chủ quan với bệnh dịch trên động vật hoang dã

35% người chăn nuôi động vật hoang dã không nhận thức được nguy cơ lây bệnh từ những con vật này sang người. 

Hoàn thành chi trả bồi thường cho các hộ dân có bò sữa bị thiệt hại

Lâm Đồng Công ty Navetco đã hoàn thành chi trả tiền bồi thường cho 350/350 hộ dân ở Lâm Đồng có bò sữa bị thiệt hại với số tiền hơn 41 tỷ đồng vào ngày 21/12.

Áp dụng IPHM, 5 sào bưởi cho lợi nhuận tăng thêm hơn 16 triệu đồng

Khánh Hòa Không chỉ giảm chi phí vật tư đầu vào, áp dụng quản lý sức khỏe cây trồng tổng hợp (IPHM) trên cây bưởi còn giúp nông dân tăng lợi nhuận và chất lượng sản phẩm.