| Hotline: 0983.970.780

Đồng Tháp có 63 cơ sở đủ điều kiện sản xuất giống cá tra

Thứ Ba 29/10/2024 , 19:01 (GMT+7)

Đồng Tháp có 86 cơ sở sinh sản cá tra bột và 850 cơ sở ương dưỡng cá tra giống, trong đó có 63 cơ sở được cấp giấy đủ điều kiện sản xuất giống. 

Trong 10 tháng đầu năm 2024, toàn tỉnh đã sản xuất được hơn 12 tỷ cá tra bột và 931 triệu con cá tra giống, trong đó có 35 triệu con giống được tiêm vacxin kháng được hai bệnh là gan thận mủ và xuất huyết. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Trong 10 tháng đầu năm 2024, toàn tỉnh đã sản xuất được hơn 12 tỷ cá tra bột và 931 triệu con cá tra giống, trong đó có 35 triệu con giống được tiêm vacxin kháng được hai bệnh là gan thận mủ và xuất huyết. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Ông Nguyên Văn Vũ Minh, Giám đốc Sở NN-PTNT Đồng Tháp cho biết: kế hoạch trong năm 2024 toàn tỉnh sản xuất 17,5 tỷ con cá tra bột, 1,3 tỷ con cá tra giống. Hiện, Đồng Tháp có 86 cơ sở sinh sản cá tra bột và khoảng 850 cơ sở ương dưỡng cá tra giống với diện tích 800ha, trong đó được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, ương dưỡng giống là 63 cơ sở với diện tích khoảng 250 ha (có 2 cơ sở được chứng nhận BAP).

Trong 10 tháng đầu năm 2024, toàn tỉnh đã sản xuất được hơn 12 tỷ cá tra bột và 931 triệu con cá tra giống, trong đó có 35 triệu con giống được tiêm vacxin kháng được hai bệnh là gan thận mủ và xuất huyết. Hiện giá cá bột bán cho thương lái từ 0,5 -2 đồng/con, giá cá giống cỡ 30 con/kg giá từ 22.000 - 33.000 đồng/kg.

Dự kiến trong quý 4 năm 2024, có 14 cơ sở sinh sản cá tra trong tỉnh sẽ tiếp nhận đàn cá tra hậu bị được sản xuất từ đàn cá bố mẹ đã qua chọn lọc gen nâng cao tốc độ tăng trưởng thế hệ thứ 4 của Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản II cung cấp với số lượng 8.600 con, đa phần những con cá tra giống được sản xuất ra lần này đều được tiêm vacxin kháng bệnh gan thận mủ và xuất huyết.

Đối với chương trình sản xuất giống cá tra 3 cấp, hiện Đồng Tháp đã phối hợp với Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản II đào tạo và tập huấn kỹ thuật dưỡng giống cho các cơ sở và HTX ương giống cá tra trong tỉnh. Đối với cơ sở sinh sản (đơn vị cấp 2) tập huấn quy trình nuôi vỗ cá tra bố mẹ (do Viện Nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản II cung cấp), quy trình sinh sản, nhằm cung cấp cá bột cho đơn vị cấp 3 đảm bảo chất lượng.

Còn đối với cơ sở ương dưỡng (đơn vị cấp 3) tập huấn quy trình ương dưỡng từ cá bột lên cá giống để cung cấp cho các cơ sở nuôi thương phẩm đều đảm bảo đạt chất lượng tốt.

Trong chương trình sản xuất giống cá tra 3 cấp, giai đoạn 2018 - 2020, toàn tỉnh Đồng Tháp đã tiếp nhận 25.700 con cá tra hậu bị chọn giống theo hướng tăng trưởng nhanh từ Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản II và đã chuyển giao cho 18 cơ sở sản xuất giống đáp ứng điều kiện. Tổng sản lượng cá tra bột sản xuất từ năm 2020 – 2023 khoảng 21,3 tỷ bột, cung cấp khoảng 1,2 tỷ con cá tra giống.

Riêng trong 9 tháng đầu năm 2024, từ đàn cá bố mẹ cải thiện di truyền giống đã sản xuất được 4 tỷ con cá tra bột, cung cấp khoảng 300 triệu cá tra giống chất lượng cao cho thị trường ĐBSCL.

Xem thêm
Gần 160 trang trại chăn nuôi được chứng nhận VietGAHP trong khoảng 5 năm qua

Thái Nguyên Tỉnh Thái Nguyên xác định các trang trại, cơ sở chăn nuôi theo tiêu chuẩn VietGAHP là nền tảng để địa phương xây dựng các chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn.

Giảng viên IPHM là đầu tàu dẫn dắt nông dân sản xuất bền vững

Các giảng viên đã được trang bị kiến thức về IPHM sẽ giúp nông dân thấy được sức khỏe đất đang bị ảnh hưởng nghiêm trọng, bảo vệ đất là việc cần phải làm ngay.

Đầu tư nhà màng cho Mộc Châu: Đã làm, phải lớn

Sơn La Nông dân Mộc Châu có đủ năng lực sản xuất nông nghiệp công nghệ cao. Vì vậy việc hỗ trợ đầu tư hệ thống nhà lưới, nhà màng cần thực hiện ở quy mô lớn.