| Hotline: 0983.970.780

Chất lượng cá tra giống phụ thuộc rất lớn vào vacxin

Thứ Tư 06/12/2023 , 09:01 (GMT+7)

AN GIANG Trong quá trình nuôi cá tra, để đạt hiệu quả và giảm rủi ro về dịch bệnh, việc sử dụng vacxin tiêm phòng cho đàn cá tra giống ban đầu là rất quan trọng.

An Giang là một trong những cái nôi nuôi cá tra thương phẩm lớn ở ĐBSCL. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

An Giang là một trong những cái nôi nuôi cá tra thương phẩm lớn ở ĐBSCL. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

An Giang là một trong những cái nôi nuôi cá tra thương phẩm lớn ở ĐBSCL với diện tích gần 1.300 ha/năm và khả năng sản xuất con giống từ 1,5 - 2 tỷ bột và 2,2 tỷ con cá giống/năm tăng 10% so với cùng kỳ năm 2022.

Có thể nói con giống cá tra có vai trò hết sức quan trọng, quyết định đến sự thành, bại của nghề nuôi và chế biến cá tra xuất khẩu tại An Giang.

Để kim ngạch xuất khẩu của ngành hàng này đạt ổn định, tăng trưởng bền vững theo hướng năm sau cao hơn năm trước, đòi hỏi doanh nghiệp, hộ sản xuất giống phải sản xuất ra những con giống khỏe, sạch bệnh, tránh được những khuyết tật thường gặp như mớp mang, cụt kỳ hay bệnh gan, thận, mũ trong quá trình nuôi thương phẩm…

Trong đó, vacxin được xem là một “lá chắn” giúp ngư dân, doanh nghiệp phòng chống lại các loại dịch bệnh trên đối tượng nuôi một cách rất hiệu quả nhất.

Con giống cá tra có vai trò hết sức quan trọng, quyết định đến sự thành bại của nghề nuôi và chế biến cá tra xuất khẩu tại An Giang. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Con giống cá tra có vai trò hết sức quan trọng, quyết định đến sự thành bại của nghề nuôi và chế biến cá tra xuất khẩu tại An Giang. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Ông Ngô Văn Đại, có 3 ao nuôi cá tra rộng 7.200m2, là hộ nuôi cá tra lâu năm ở xã Phú Thành, huyện Phú Tân (An Giang) cho biết, những năm gần đây việc nuôi cá tra càng gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng thời tiết cực đoan, nguồn nước không đảm bảo, con giống kém chất lượng. Bên cạnh đó, còn khó khăn về giá cả lên xuống bất thường khiến người nuôi thường bị thua lỗ nhiều hơn thắng.

Do yêu nghề không bỏ được, nên 2 năm qua gia đình ông Ngô Văn Đại áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào ao nuôi cá tra. Đồng thời, gắn với liên kết doanh nghiệp hỗ trợ thức ăn và bao tiêu đầu ra.

Đặc biệt, trong quá trình nuôi cá tra để đạt hiệu quả cao và giảm rủi ro về dịch bệnh là phải sử dụng vacxin tiêm phòng cho cá tra giống ban đầu trước khi thả xuống ao nuôi.

Theo ông Ngô Văn Đại, đây là biện pháp bảo vệ được đàn cá chống lại bệnh gan, thận mủ và bệnh xuất huyết do vi khuẩn gây ra, từ đó mang đến hiệu quả kinh tế vượt trội cho người nuôi. Như giúp tăng tỷ lệ sống của cá với hiệu quả bảo vệ đến 90% đối với bệnh xuất huyết và 70% với bệnh gan, thận mủ.

Nhờ sử dụng vacxin cũng giúp giảm chi phí, tăng lợi nhuận nhờ vào việc tăng sản lượng, giảm hệ số FCR và rút ngắn thời gian nuôi. Đảm bảo an toàn cho người tiêu dùng không còn dư lượng kháng sinh, góp phần tạo ra cá tra fillet chất lượng cao phục vụ cho thị trường xuất khẩu.

Ông Trần Anh Dũng, Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản An Giang cho biết, nghề nuôi cá tra xuất khẩu thường gặp các loại dịch bệnh như: bệnh gan, thận mủ và bệnh xuất huyết do vi khuẩn gây ra.

Với 2 loại bệnh này, hằng năm bệnh gây ra tỷ lệ cá chết trong quá trình nuôi từ cá giống lên cá thịt có thời điểm lên trên 40%. Tỷ lệ cá hao hụt trong quá trình nuôi cao đã làm cho hiệu quả kinh tế đạt thấp, hộ nuôi bị phá sản. 

Trong quá trình nuôi cá tra, để đạt hiệu quả cao và giảm rủi ro về dịch bệnh, người nuôi phải tuân thủ vacxin tiêm phòng cho cá tra giống ban đầu trước khi thả xuống ao nuôi. Ảnh: Lê Hoàng Vũ. 

Trong quá trình nuôi cá tra, để đạt hiệu quả cao và giảm rủi ro về dịch bệnh, người nuôi phải tuân thủ vacxin tiêm phòng cho cá tra giống ban đầu trước khi thả xuống ao nuôi. Ảnh: Lê Hoàng Vũ. 

Như vậy, để hiệu quả nuôi cá tra ngày càng cao, trong biện pháp kỹ thuật, ngành khuyến khích người nuôi cần chọn con giống tốt, sạch bệnh, có sức đề kháng cao để thả vào ao nuôi.

Cần thả cá ở một mật độ vừa phải (40 con/m2 mặt nước), giữ gìn môi trường nuôi tốt, đáp ứng các điều kiện cho cá phát triển. Mặc khác, người nuôi cần sử dụng vacxin một cách hợp lý để bảo vệ đàn cá của mình.

Cụ thể, đối với cá tra giống được tiêm vacxin, hiệu quả sau 21 ngày tiêm cho thấy, sức khỏe cá ổn định và tỷ lệ cá hao hụt trong tháng đầu tiên chỉ ở mức 3 - 5%. Từ đó giúp người nuôi tự tin và không còn e ngại sử dụng vacxin tiêm cho cá giống.

Để hiệu quả nuôi cá tra ngày càng cao, trong biện pháp kỹ thuật, ngành khuyến khích người nuôi cần chọn con giống tốt, sạch bệnh, có sức đề kháng cao để thả vào ao nuôi. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Để hiệu quả nuôi cá tra ngày càng cao, trong biện pháp kỹ thuật, ngành khuyến khích người nuôi cần chọn con giống tốt, sạch bệnh, có sức đề kháng cao để thả vào ao nuôi. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Bên cạnh đó ngành nông nghiệp An Giang luôn đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho nông dân, tiếp tục tạo điều kiện cho các đơn vị thực hiện dịch vụ tiêm vacxin tiếp cận với người nuôi một cách nhanh chóng.

Đồng thời, có biện pháp kiểm soát giá tiêm vacxin sau cho hợp lý, có vậy việc bảo vệ đàn cá nuôi bằng vacxin sẽ được triển khai một cách rộng rãi, nhanh chóng, góp phần nâng cao hiệu quả của ngành hàng này.

“Chủ trương của ngành nông nghiệp An Giang trong nuôi cá tra hiện nay là sử dụng vacxin để phòng bệnh là trên hết, trị bệnh khi cần thiết. Ngành đang khuyến cáo người nuôi cá tra sử dụng cả 2 hình thức nói trên trong quá trình nuôi cá.

Cụ thể, ngư dân, doanh nghiệp cần áp dụng các biện pháp kỹ thuật lẫn sử dụng vacxin để bảo vệ đàn cá nuôi, có vậy thì hiệu quả kinh tế cho mỗi chu kỳ nuôi mới đạt cao như kỳ vọng”, ông Trần Anh Dũng, Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản An Giang khuyến cáo.

Xem thêm
Nuôi dúi má đào, thu tiền tỷ mỗi năm

LÀO CAI Chăn nuôi dúi má đào sinh sản có sức hấp dẫn lớn bởi lợi nhuận cao, trong khi việc chăm sóc, đầu tư chuồng trại không quá tốn kém.

Dưa chuột nếp Hà Trung giòn, thơm, ngọt mát

THANH HÓA Giống dưa chuột nếp Hà Trung trồng theo hướng VietGAP giòn, thơm, ngọt mát, nông dân đạt lợi nhuận cao hơn các ruộng sản xuất bên ngoài từ 18 - 20%.

Phê duyệt Đề án công nghiệp sinh học trong lĩnh vực bảo vệ môi trường

Ngày 24/12, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà ký Quyết định số 1639/QĐ-TTg về việc phê duyệt Đề án phát triển công nghiệp sinh học trong lĩnh vực bảo vệ môi trường đến năm 2030.