| Hotline: 0983.970.780

Đồng Tháp xây dựng 3 kịch bản tiêu thụ nông sản

Thứ Sáu 16/07/2021 , 18:31 (GMT+7)

Đồng Tháp đã xây dựng kế hoạch khung tiêu thụ nông sản trong tình hình dịch bệnh Covid-19 trên địa bàn tỉnh.

Ảnh: Khi dịch Covid-19 ảnh hưởng toàn diện đến hoạt động xuất khẩu, sản lượng các mặt hàng nông sản chủ yếu tiêu thụ nội địa sẽ khuyến cáo người dân rải vụ thu hoạch. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Ảnh: Khi dịch Covid-19 ảnh hưởng toàn diện đến hoạt động xuất khẩu, sản lượng các mặt hàng nông sản chủ yếu tiêu thụ nội địa sẽ khuyến cáo người dân rải vụ thu hoạch. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Ông Huỳnh Minh Tuấn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp cho biết: Nhằm hạn chế ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 đến sản xuất nông nghiệp, nhất là hoạt động giao thương nông sản. Hiện nay tỉnh đã lên phương án xây dựng 3 kịch bản tiêu thụ các loại nông sản đặc trưng và tiềm năng của tỉnh như: Lúa, gạo, thủy sản, xoài, nhãn, cam, quýt, chanh, thanh long, mít, ớt, hoa kiểng, ổi…

Cụ thể, kịch bản 1, dịch bệnh Covid-19 được kiểm soát, các mặt hàng nông sản được tiêu thụ tương đối thuận lợi. Kịch bản 2, dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp nhưng vẫn trong tầm kiểm soát. Kịch bản 3, dịch Covid-19 ảnh hưởng toàn diện, hoạt động xuất khẩu, sản lượng các mặt hàng nông sản chủ yếu tiêu thụ nội địa.

Theo ông Tuấn ngoài đưa ra 3 kịch bản, bên cạnh tiêu thụ nông sản tại các chợ đầu mối, chợ truyền thống, doanh nghiệp, trong điều kiện dịch diễn biến phức tạp sẽ đẩy mạnh bán hàng trên các sàn thương mại điện tử. Đồng thời, tranh thủ sự hỗ trợ từ các cơ quan để định hướng cho doanh nghiệp có kế hoạch sản xuất kinh doanh, xuất khẩu cho phù hợp.

Khi dịch Covid-19 ảnh hưởng toàn diện đến hoạt động xuất khẩu, sản lượng các mặt hàng nông sản chủ yếu tiêu thụ nội địa sẽ khuyến cáo người dân rải vụ thu hoạch, tập trung thu hoạch trước, tiêu thụ sớm ở khu vực có nông sản đang vào mua vụ thu hoạch.

Tập trung huy động các doanh nghiệp có kho cấp đông, trữ lạnh, bảo quản, thiết bị sấy nông sản trên địa bàn tỉnh để hỗ trợ người dân sơ chế, bảo quản nông sản sau thu hoạch, hỗ trợ kết nối với các sàn thương mại điện tử quốc tế.

Xem thêm
Phó Cục trưởng NAFIQPM: 'Giá lợn hơi sẽ duy trì ở mức cao'

Theo dự báo, giá lợn hơi sẽ duy trì ở mức cao, tuy nhiên khó có khả năng tăng đột biến nếu công tác phòng chống dịch bệnh được thực hiện tốt.

Chạy đua tiêm phòng vacxin đợt 1 cho đàn vật nuôi

HÀ TĨNH Để đảm bảo kết thúc tiêm phòng cho đàn vật nuôi xong trước ngày 30/5, tỉnh Hà Tĩnh yêu cầu các địa phương chỉ đạo lực lượng chuyên môn đẩy nhanh tiến độ tiêm.

Tiền Giang giảm thiệt hại hơn 3.000 tỷ đồng nhờ cắt vụ, chuyển đổi cây trồng

Đề án Cắt vụ, chuyển đổi mùa vụ và cơ cấu cây trồng các huyện phía đông giúp tránh thiệt hại do thiên tai như hạn, mặn 3.000 tỷ đồng.

Đại sứ Colombia: ‘Chính sách tốt bắt nguồn từ cơ sở khoa học vững chắc’

Bà Camila nhấn mạnh điều này khi trao đổi với CIAT và cho rằng Chính phủ các quốc gia phải có trách nhiệm trong việc nghiên cứu khoa học, đổi mới sáng tạo.

Bảo tồn giống cây trồng bản địa của Bình Định

Để giữ gìn tri thức bản địa miền núi Bình Định, Viện Khoa học kỹ thuật nông nghiệp Duyên hải Nam Trung bộ đã bảo tồn các giống lúa rẫy, ngô nếp, sắn ngọt…

TP Hạ Long thả 200.000 con giống tái tạo nguồn lợi thủy sản

QUẢNG NINH Lãnh đạo cùng nhân dân TP Hạ Long đã tiến hành thả 200.000 con giống thủy sản, bao gồm các loại tôm sú, cá vược, cá tráp về môi trường tự nhiên.

Hơn 10 nghìn ha nứa, vầu, luồng chết khô, người dân ngồi trên đống lửa

THANH HÓA Theo thống kê ban đầu, hiện toàn huyện Quan Sơn đã có trên 10 nghìn ha nứa, vầu, luồng bị chết khô (khuy sinh học).

Bình luận mới nhất