| Hotline: 0983.970.780

Đồng tính luyến ái nam có gì khác biệt trong phim và trong đời?

Thứ Bảy 22/08/2020 , 06:35 (GMT+7)

Sự xuất hiện của bộ phim truyền hình “Vực thẳm chiều trôi” trên kênh Today TV mang lại cho khán giả nhiều bất ngờ thú vị.

Cảnh trong phim truyền hình 'Vực thẳm chiều trôi'.

Cảnh trong phim truyền hình "Vực thẳm chiều trôi".

Bởi lẽ, đồng tính luyến ái nam đã có cái nhìn cởi mở hơn trong nghệ thuật lẫn trong cuộc sống.

Cộng đồng LGBT (đồng tính, song tính và chuyển giới) càng ngày càng được nhìn nhận theo chiều hướng tích cực trong đời sống văn minh. Cách đây 20 năm, nhà văn Bùi Anh Tấn từng có tác phẩm viết về đồng tính gây tiếng vang rất lớn như “Một thế giới không có đàn bà” hoặc “Les, vòng tay không phải của đàn ông”.  

Vậy, xã hội chúng ta đã tiếp nhận đồng tính luyến ái như thế nào? Tiến sĩ tâm lý Huỳnh Văn Sơn - Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm TPHCM phân tích về tình yêu đồng giới: “Tín hiệu tốt cho sự đồng cảm này hay không trước hết phải bắt nguồn từ quan điểm của nhiều người. Nếu thẳng thắn thừa nhận tỉ lệ người thuộc xu hướng tình dục đồng giới đang tồn tại ở nhiều quốc gia khác nhau sẽ hiểu rằng điều đó là điều hết sức bình thường.

Thực ra, ngay trong những ý kiến của người không thuộc nhóm giới tính thứ ba vẫn dựa trên nền tảng của lòng nhân ái, sự bình đẳng... Nếu đã là người thuộc giới tính thứ ba thì mọi thứ vẫn không thể thay đổi thì sao không thông cảm và động viên cùng nhau sống tốt, cùng nhau đồng cảm?

Không ai muốn mình sống cô độc, ai cũng muốn mình được sinh ra và mất đi trong vòng tay của những người thân. Nếu cha mẹ nhìn con với một cái nhìn bao dung, nhân ái sẽ thấy nhẹ nhàng hơn để dễ chấp nhận.

Hãy nhìn nhận đồng tính như một vấn đề bình thường, có giới thứ nhất, thứ hai thì sẽ có thứ ba... Lẽ dĩ nhiên, cần thực sự có những định hướng giáo dục tích cực để các bạn nhận thức giá trị đích thực của mình, định hướng hành vi tích cực,dư luận tích cực, phản ứng mãnh liệt với những đối tượng giả đồng tính, giả giới tính thứ ba để trục lợi, cướp giật thì những “vết xấu” về nhóm đồng tính sẽ được xóa nhòa.

Không thể phủ nhận sự tương tác xã hội nhưng những nghiên cứu gần đây cho thấy người có xu hướng đồng tính là do vùng đồi thị trên não có vấn đề đang là một giả định được ủng hộ. Những tác động xã hội chỉ góp phần làm sự bộc lộ ấy mạnh mẽ hơn, nhanh chóng hơn chứ không thể biến "không" thành "có".

Tuy nhiên, làm phim về đồng tính luyến ái không hề đơn giản. Ở những nền điện ảnh phát triển, các bộ phim xoay quanh cộng đồng LGBT rất phổ biến, nhưng ở nước ta thì đây vẫn còn là lãnh địa mới mẻ cho những người sáng tạo lĩnh vực nghệ thuật thứ bảy.

Năm 2008, đạo diễn Bùi Thạc Chuyên làm bộ phim “Chơi vơi” đề cập đến đồng tính nữ, với sự diễn xuất của Phạm Linh Đan và Đỗ Hải Yến khá thú vị. Tuy nhiên, đề tài đồng tính nam lại đặt ra nhiều thách thức hơn với những nhà làm phim Việt.

Phim Việt đầu tiên về đồng tính nam tạo được ấn tượng mạnh mẽ cho người xem là “Lạc giới” của đạo diễn Phi Tiến Sơn. Nói đúng hơn, lạc giới mổ xẻ ở góc độ lưỡng tính.

Câu chuyện “Lạc giới” bắt đầu khi tên tội phạm Trung (diễn viên Trung Dũng đóng) trốn thoát trên đường áp giải về trại giam. Hắn đến một trang trại khai thác sữa dê hẻo lánh, nơi chỉ có cô y tá Kim (diễn viên Mai Thu Huyền đóng) xinh đẹp, cậu chủ Hải (diễn viên Bình An đóng) ốm yếu. Tại trang trại, Trung mau chóng quyến rũ Kim.

Tuy nhiên, sau đó giữa Hải và Trung nảy sinh mối tình cảm, biến quan hệ giữa ba con người thành một mối tình đầy ngang trái.

Sau bộ phim “Lạc giới”, điện ảnh Việt xuất hiện vài bộ phim về đồng tính nam nữa như “Để mai tính”, “Những nụ hôn rực rỡ”, “Hotboy nổi loạn”… nhưng chủ yếu được khai thác ở những tình huống gây cười mà không dám đi sâu vào góc khuất nội tâm nhân vật. Mãi đến năm 2019, bộ phim “Thưa mẹ, con đi” của đạo diễn Trịnh Đình Lê Minh mới đem lại cho người xem một giá trị chân thực và xúc động về đồng tính nam.  

Trong đợt giãn cách xã hội để phòng chống đợt lây nhiễm đầu tiên của Covid-19 tại nước ta, bộ phim “Thưa mẹ, con đi” lọt vào top 10 của Netflix tháng 4/2020.

Vì sao khán giả Việt lại chọn lựa nhiều nhất đối với “Thưa mẹ, con đi” cùng với 9 bộ phim khác của nước ngoài trên kênh phim trực tuyến lừng danh Netflix vào thời điểm ấy? Câu trả lời rất đơn giản, bộ phim “Thưa mẹ, con đi” có sức thu hút thực sự ở thông điệp nhân văn.

Cảnh trong phim 'Thưa mẹ, con đi'.

Cảnh trong phim "Thưa mẹ, con đi".

Bộ phim “Thưa mẹ con đi” kể câu chuyện một chàng trai Việt kiều 28 tuổi tên Văn (diễn viên Lãng Thanh đóng) trở về Việt Nam sau nhiều năm sống tại Mỹ. Sự hồi hương của Văn khiến cả gia đình ba thế hệ, đặc biệt là người mẹ của anh, ngạc nhiên khi anh không về một mình mà đi cùng một anh chàng Việt kiều mới 20 tuổi tên Ian (diễn viên Gia Huy đóng).

Trong kỳ nghỉ tại Việt Nam, hai chàng trai Văn và Ian bị cuốn vào những áp lực từ sự kỳ vọng, trách nhiệm và xung đột với những người xung quanh. Đặc biệt khi Văn là cháu đích tôn có trách nhiệm phải cưới vợ và sinh con nối dõi tông đường. Quan hệ giữa Văn và Ian trong một không gian còn nhiều định kiến, đã gợi ra không ít sự thấu hiểu và yêu thương.

Đạo diễn Trịnh Đình Lê Minh năm nay 34 tuổi, phân tích sự thành công của bộ phim “Thưa mẹ, con đi” một cách giản dị: “Đồng tính đã được xem như một đề tài đặt trong tổng thể gia đình. Do đó, mọi người có thể gọi là phim đồng tính, nhưng đúng hơn, có lẽ “Thưa mẹ, con đi” là phim gia đình.

Tôi không chọn cách miêu tả hơi bất công với người đồng tính. Đã đến lúc nhìn nhận tình yêu đồng giới như những tình yêu bình thường khác. Đi qua bi quan cũng là đi qua rào cản, đó chính là góc nhìn của tôi trong bộ phim này.

Bộ phim “Thưa mẹ, con đi” cũng có cảnh “hơi nóng” thể hiện sự kìm kẹp, sự ngó nghiêng trước khi cả hai nhân vật chính có thể chạm vào nhau. Nhưng nó chỉ dừng ở mức như vậy.

Thực ra không chỉ phim đồng tính đâu, phim về tình yêu dị tính thì bây giờ cũng không còn ai câu khách bằng cảnh nóng, chuyện đó xưa cũ lắm rồi.

Ví như bộ phim “Brokeback mountain”, cảnh nóng nhưng không hề lộ da thịt, nó đơn giản chỉ là hai người đàn ông lao vào nhau với sự hùng hục của hai anh chàng cao bồi. Hay như như bộ phim “Call me by your name”, cũng không quá nóng, chỉ là một chàng trai 17 tuổi đang tò mò, và ngưỡng mộ một chàng trai hơn tuổi từng trải.

Còn với bộ phim “Thưa mẹ, con đi”, tôi quyết tâm không đẩy cảnh nóng hơn nữa vì đó là phim dành cho gia đình, bất kể khán giả nào cũng có thể tiếp cận bộ phim”.

Bộ phim “Thưa mẹ, con đi” không có ngôi sao. Ấn tượng mạnh mẽ nhất là vai người mẹ do diễn viên Hồng Đào thể hiện. Một người mẹ biết con mình có giới tính khác thường, cũng có những day dứt và hoang mang, nhưng trái tim bao dung đã dẫn dắt cho mọi phản ứng.

Diễn viên Hồng Đào thổ lộ: “Là một người mẹ, lại có rất nhiều bạn bè thuộc cộng đồng LGBT, nhưng tình huống của người mẹ trong bộ phim “Thưa mẹ, con đi” vẫn khiến tôi phải suy nghĩ nhiều để tìm ra cách diễn phù hợp. Nhưng rồi tôi vẫn quay về với bản năng yêu thương và kỳ vọng mà bất cứ người mẹ nào cũng mang trong mình.

Tại sao người mẹ lại phải thất vọng khi con mình chọn một con đường đúng với nguyện vọng của nó? Phải chẳng vì tận sâu bên trong là nỗi lo sợ rồi đây con mình sẽ phải đối mặt với sự kỳ thị, dè bỉu của những người chung quanh?

Tôi nghĩ điều đặc biệt nhất ở bộ phim “Thưa mẹ, con đi” chính là dùng những điều gần gũi dung dị để nói lên tâm sự của những người có hoàn cảnh tương tự, mà tôi tin rằng không phải là ít trong xã hội ngày nay. Tuy nhiên nhìn rộng ra thì nó cũng chỉ là một trong rất nhiều xung đột thế hệ giữa cha mẹ và con cái mà gia đình nào cũng phải trải qua”.

(Kiến thức gia đình số 34)

Xem thêm
Thái Hòa: 'Tôi thích diễn nhân vật độc ác'

Thảm đỏ ra mắt bộ phim 'Cái giá của hạnh phúc' quy tụ dàn khách mời đình đám của showbiz Việt và nhận được sự quan tâm lớn từ khán giả, truyền thông.

Atalanta tái đấu Liverpool: Chờ một phép màu từ The Kop

Trận tứ kết lượt về giữa Atalanta vs Liverpool trong khuôn khổ Europa League 2023/2024 sẽ diễn ra vào lúc 2h00 ngày 19/4/2024 trên sân vận động Atleti Azzurri d'Italia. 

U23 Indonesia tạo địa chấn khi vượt qua U23 Úc

U23 Indonesia đã tạo nên cú sốc khi có chiến thắng 1-0 trước U23 Australia ở lượt trận thứ 2, qua đó rộng cửa vào tứ kết giải U23 châu Á 2024.

Cây phong lá đỏ 115 tuổi hút du khách ở Sa Pa

LÀO CAI Cây phong lá đỏ ở Sa Pa thu hút nườm nượp du khách đến chiêm ngưỡng, chụp ảnh.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm