| Hotline: 0983.970.780

Phòng chống tác hại thuốc lá:

'Đốt' 22.000 tỉ đồng cho thuốc lá mỗi năm

Thứ Ba 28/02/2017 , 08:01 (GMT+7)

Chưa khi nào bệnh tật liên quan đến thuốc lá được các nhà khoa học lo ngại nhiều đến như vậy - ngày càng trở thành vấn đề y tế công cộng nghiêm trọng.

Cái chết được báo trước

Theo số liệu thống kê của Bộ Y tế mỗi năm người Việt chi đến 22.000 tỉ đồng để mua thuốc lá. Điều này đồng nghĩa với việc mỗi năm chúng ta phải chi thêm 23.000 tỉ đồng để chữa bệnh liên quan đến thuốc lá (chỉ tính 5/25 bệnh có liên quan đến thuốc lá). Đại diện Bộ Y tế nhấn mạnh, ảnh hưởng tài chính không nghiêm trọng bằng con số 40.000 người tử vong do thuốc lá/năm và tới đây có thể sẽ lên 70.000 người Việt tử vong/năm.

8b143717670
Hút thuốc lá nơi công cộng vẫn chưa được xử lý nghiêm
 

Các nhà khoa học đã chỉ ra rằng, khói thuốc lá rất nguy hiểm cho sức khỏe. Trong khói thuốc lá có 7.000 chất hóa học, 69 chất gây ung thư, đặc biệt nicotine có trong thuốc lá có khả năng gây nghiện cho người hút.

Tổ chức Y tế Thế giới cho biết, trên thế giới tỉ lệ mắc ung thư phổi tăng khá nhanh trong vòng 60 năm qua, tăng hơn nhiều so với các loại ung thư chính khác và tỉ lệ này cho thấy có sự liên quan mật thiết với việc số người hút thuốc tăng lên. Hút thuốc là nguyên nhân chính gây ung thư phổi, khoảng 87% trong số 177.000 ca mới mắc ở Mỹ năm 1996 là do thuốc lá, còn lại là do các nguyên nhân khác như: ô nhiễm môi trường, bệnh nghề nghiệp, ăn uống, cơ địa và các yếu tố di truyền.
 

Chỉ 13% bệnh nhân ung thư phổi sống sót sau 5 năm

Đáng ngại là, chỉ khoảng 13% bệnh nhân ung thư phổi sống sót sau 5 năm. Tỉ lệ chết do ung thư phổi ở nam giới hút thuốc cao gấp 22 lần so với nam giới không hút thuốc, còn ở nữ thì gấp khoảng 12 lần. Trong khi rất nhiều phụ nữ tin rằng ung thư vú là nguyên chính gây tử vong ở nữ thì đến năm 1988 ung thư phổi lại cao hơn nhiều so với ung thư vú trong các trường hợp tử vong ở phụ nữ.

Cũng theo WHO, trên thế giới năm 2011 có khoảng 600 triệu người mắc bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính. Bệnh tiến triển kéo dài trong nhiều năm và cuối cùng dẫn đến tâm phế mạn và tử vong. Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính là nguyên nhân tử vong đứng hàng thứ 4 trên toàn thế giới.

Trong đó, thuốc lá là nguyên nhân quan trọng nhất gây ra bệnh này, có 15% những người hút thuốc lá sẽ có triệu chứng lâm sàng và 80 - 90% người mắc bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính là nghiện thuốc lá. Theo đó, hút thuốc lá làm cho các yếu tố nguy cơ khác của bệnh này trở nên mạnh hơn. Đặc biệt những người hút thuốc lá bị ảnh hưởng xấu hơn bởi ô nhiễm môi trường, nhiễm trùng và phơi nhiễm với các chất khói độc so với người không hút thuốc. Người hút thuốc có tỉ lệ tử vong do bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính cao gấp 10 lần so với người không hút thuốc.

Mặc dù các phương tiện truyền thông, các nhà khoa học liên tục đưa ra những dẫn chứng về tác hại của thuốc lá, thậm chí đã ban hành Luật Phòng chống tác hại thuốc lá và thêm cả nghị định hướng dẫn xử phạt vi phạm hút thuốc lá nơi công cộng tuy nhiên tình trạng hút thuốc lá vẫn không thuyên giảm.

Bởi Bộ Y tế nhận định, Việt Nam vẫn nằm trong nhóm 15 nước có tỷ lệ hút thuốc lá cao nhất thế giới. Theo đó, số người hút thuốc lá chỉ giảm 0,6% sau khi tăng thuế thuốc lá thêm 10% vào năm 2007 - 2008, tuy nhiên tỷ lệ giảm hút thuốc lá chỉ trong ngắn hạn, sau đó lại tăng lên và tăng đều cho đến bây giờ. Thậm chí, sau một năm Luật Phòng chống tác hại thuốc lá có hiệu lực, thì mục tiêu giảm số nam giới hút thuốc xuống 39% (hiện là 47,4%) và giảm số thanh thiếu niên hút thuốc xuống 18% (hiện là 26%) vào năm 2020 đang tỏ ra rất xa vời vì các biện pháp hiện có chưa hiệu quả. Trong đó, đáng lưu ý nhất là việc xử phạt hút thuốc lá nơi công cộng.

Xem thêm
Di căn gan chiếm 25% trường hợp ung thư đại trực tràng

TP.HCM Di căn gan là di căn xa thường gặp nhất, chiếm 25% các trường hợp ung thư đại trực tràng. Mỗi năm Việt Nam ghi nhận khoảng 16.000 ca ung thư đại trực tràng mới.

Điều trị suy tim sung huyết

Mục tiêu của điều trị suy tim sung huyết là để tim đập hiệu quả hơn giúp đáp ứng nhu cầu năng lượng của cơ thể.

Đối tượng nào cần xét nghiệm tiền đái tháo đường?

Bộ Y tế khuyến cáo, phụ nữ đã được chẩn đoán đái tháo đường thai kỳ thì cần phải theo dõi lâu dài, thực hiện xét nghiệm ít nhất 03 năm/lần.

Kháu Vài Lèng bị giả mạo, Lương y Mạc Văn Minh kêu cứu

Kháu Vài Lèng, bài thuốc điều trị sinh lý nam giới của Lương y Mạc Văn Minh đang bị các đối tượng xấu làm giả, bán trục lợi, ảnh hưởng đến uy tín sản phẩm.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm