| Hotline: 0983.970.780

Dự án cao tốc Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột vướng mặt bằng

Thứ Sáu 08/03/2024 , 16:33 (GMT+7)

Dự án cao tốc Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột đoạn do UBND tỉnh Đắk Lắk làm chủ đầu tư đang gặp khó khăn về chuyển đổi mục đích sử dụng rừng, giải phóng mặt bằng.

Đoàn giám sát nghe đại diện chủ đầu tư dự án thành phần 3 báo cáo về tiến độ thi công, những khó khăn vướng mắc. Ảnh: Quang Yên.

Đoàn giám sát nghe đại diện chủ đầu tư dự án thành phần 3 báo cáo về tiến độ thi công, những khó khăn vướng mắc. Ảnh: Quang Yên.

Ngày 8/3, Đoàn giám sát của Quốc hội có chuyến khảo sát thực địa tại công trình dự án thi công đường cao tốc Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột giai đoạn 1 (dự án thành phần 3) tại huyện Krông Pắc (Đắk Lắk). Đoàn thực hiện giám sát theo chuyên đề “Việc thực hiện Nghị quyết số 43/2022/QH15 ngày 11/1/2022 của Quốc hội về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội và các Nghị quyết của Quốc hội về một số dự án quan trọng quốc gia đến hết năm 2023”.

Dự án đường cao tốc Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột là công trình quan trọng quốc gia do Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư. Trong đó, dự án thành phần 1 do UBND tỉnh Khánh Hòa làm chủ đầu tư, dự án thành phần 2 do Bộ Giao thông vận tải và dự án thành phần 3 do UBND tỉnh Đắk Lắk làm chủ đầu tư.

Điểm đầu của dự án từ Km0+00, tại vị trí giao giữa QL26B và QL1, khu vực cảng Nam Vân Phong (Khánh Hòa) và điểm cuối tại Km117+593, giao với đường Hồ Chí Minh đoạn tránh phía Đông TP Buôn Ma Thuột. Tổng chiều dài tuyến đường khoảng 116,577 km.

Tại công trường thuộc gói thầu số 4 (dự án thành phần 3) qua huyện Krông Pắc, Đoàn đã nghe đại diện chủ đầu tư là Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông và nông nghiệp phát triển nông thôn tỉnh Đắk Lắk báo cáo tiến độ thi công dự án và một số khó khăn, vướng mắc trong quá trình thi công.

Theo lãnh đạo Ban Quản lý dự án, tổng chiều dài tuyến (thành phần 3) khoảng 48,09km qua địa bàn 3 huyện Ea Kar, Krông Pắc và Cư Kuin với tổng vốn đầu tư hơn 6,1 nghìn tỷ đồng. Ban Quản lý dự án đã tổ chức lựa chọn nhà thầu 15/15 gói thầu thuộc kế hoạch lựa chọn nhà thầu được UBND tỉnh Đắk Lắk phê duyệt.

Hiện các gói thầu đang triển khai thi công, nhưng gặp một số khó khăn về thủ tục mỏ vật liệu, bãi thải, di dời hạ tầng kỹ thuật, công tác chuyển đổi mục đích sử dụng rừng, giải phóng mặt bằng.

Còn đối với diện tích đất rừng đã được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng để thực hiện dự án, song đến nay chưa được UBND tỉnh chấp thuận phương án trồng rừng thay thế và chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác.

Tại buổi giám sát, Ban quản lý dự án cũng kiến nghị với Đoàn giám sát về thủ tục xác nhận khu vực, công suất, khối lượng, phương pháp, thiết bị, kế hoạch bảo vệ môi trường đối với mỏ đá, mỏ đất, mỏ cát do các đơn vị thi công đề xuất.

Tổng chiều dài tuyến (thành phần 3) do Đắk Lắk làm chủ đầu tư khoảng 48,09km qua địa bàn 3 huyện Ea Kar, Krông Pắc và Cư Kuin với tổng vốn đầu tư hơn 6,1 nghìn tỷ đồng. Ảnh: Quang Yên.

Tổng chiều dài tuyến (thành phần 3) do Đắk Lắk làm chủ đầu tư khoảng 48,09km qua địa bàn 3 huyện Ea Kar, Krông Pắc và Cư Kuin với tổng vốn đầu tư hơn 6,1 nghìn tỷ đồng. Ảnh: Quang Yên.

Theo đó, trong trường hợp Bộ Tài nguyên và Môi trường chưa có hướng dẫn, đề nghị UBND tỉnh cho phép Sở Tài nguyên và Môi trường áp dụng các hướng dẫn của Bộ Tài nguyên và Môi trường về thủ tục xác nhận theo cơ chế đặc thù. Do các quy định pháp luật về khoáng sản chưa có thay đổi so với thời điểm ban hành các hướng dẫn trên...

Ban cũng kiến nghị UBND tỉnh Đắk Lắk sớm chấp thuận chủ trương khảo sát, đánh giá trữ lượng, chất lượng của mỏ đá, mỏ đất tại buôn Yông B, xã Ea D’rơng, huyện Cư M’gar. Sớm phê duyệt phương án trồng rừng thay thế và chuyển mục đích sử dụng rừng; sớm triển khai công tác di dời hạ tầng kỹ thuật để sớm triển khai thi công đáp ứng tiến độ dự án...

Thay mặt Đoàn giám sát, Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường Lê Quang Huy ghi nhận các ý kiến, kiến nghị, đề xuất của UBND tỉnh Đắk Lắk, Chủ đầu tư dự án và các đơn vị thi công; đồng thời cho biết sẽ tổng hợp đầy đủ trong quá trình xây dựng, hoàn thiện dự thảo báo cáo kết quả giám sát.

Xem thêm
Tây Ninh phấn đấu là nơi đáng sống và động lực tăng trưởng vùng

TÂY NINH Với thiên thời, địa lợi, nhân hòa, 'nóc nhà Đông Nam bộ' đặt mục tiêu trở thành nơi đáng sống và động lực tăng trưởng cho vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.

Sóc Trăng thay đổi từ tư duy ứng phó sang thích ứng với hạn mặn

ĐBSCL Dù hạn mặn trong mùa khô 2023 -2024 cao hơn trung bình nhiều năm, Sóc Trăng chưa ghi nhận thiệt hại nghiêm trọng đến sản xuất, kinh doanh do hạn mặn gây ra.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

2 người ở Hà Giang bị thương do thiên tai

Mưa lớn kèm gió lốc đêm 4, ngày 5/5 trên địa bàn tỉnh Hà Giang đã khiến 2 người bị thương và 378 nhà dân bị tốc mái, hư hỏng.