| Hotline: 0983.970.780

Dự án di dân khẩn cấp khỏi vùng sạt lở: Ì ạch 5 năm chưa xong?

Thứ Ba 26/10/2021 , 11:04 (GMT+7)

Dự án di dân khẩn cấp tại bờ sông Thạch Hãn (Quảng Trị) được phê duyệt đã 5 năm nhưng vẫn còn dang dở...

Việc di dời các hộ dân sinh sống tại bờ sông Thạch Hãn, thuộc địa bàn xã Hải Lệ là vô cùng cấp thiết. Ảnh: Công Điền.

Việc di dời các hộ dân sinh sống tại bờ sông Thạch Hãn, thuộc địa bàn xã Hải Lệ là vô cùng cấp thiết. Ảnh: Công Điền.

Chậm tiến độ do... thiên tai

Đại diện phía Chủ đầu tư, ông Hoàng Minh Trí, Chi cục trưởng Chi cục Phát triển nông thôn Quảng Trị khẳng định: Dự án di dân khẩn cấp ra khỏi vùng ngập lụt và sạt lở bờ sông Thạch Hãn, xã Hải Lệ, thị xã Quảng Trị (Khu vực tái định cư Bằng Cây Trâm – PV) chậm tiến độ phần lớn là do thiên tai, lũ lụt nhiều không thể thi công, nhất là phần nền đất.

Theo tìm hiểu của Nông nghiệp Việt Nam, dự án chính thức được khởi công từ cuối năm 2016, đến nay sau gần 5 năm loay hoay vẫn chưa đi đến đích.

Khẩn cấp là vậy nhưng tiến độ lại chậm như rùa bò, sau 5 năm mới chỉ có 2 hộ dân chấp nhận chuyển đến Khu tái định Bằng Cây Trâm. Ảnh: Việt Khánh.

Khẩn cấp là vậy nhưng tiến độ lại chậm như rùa bò, sau 5 năm mới chỉ có 2 hộ dân chấp nhận chuyển đến Khu tái định Bằng Cây Trâm. Ảnh: Việt Khánh.

Dự án này có quy mô 35,5ha với tổng mức đầu tư gần 40 tỉ đồng, trong đó hơn 27 tỉ từ nguồn vốn trung ương, phần còn lại địa phương tự cân đối. Dự án gồm 5 gói thầu: San tạo mặt bằng; đường giao thông nội bộ; đường dây cấp điện; hệ thống nước sinh hoạt và trường mầm non.

Nói về dự án này, lãnh đạo Chi cục Phát triển nông thôn khẳng định: “Dự án đã hoàn thành khoảng 90% tiến độ”. Dù vậy qua ghi nhận thực tế, PV nhận thấy khối lượng tồn đọng trên công trường không ít, nhiều hạng mục hãy còn dang dở, đặc biệt là gói thầu san tạo mặt bằng và đường giao thông nội bộ. Đáng chú ý, nhiều điểm dù mới làm đã hỏng hóc trầm trọng, một số mảng miếng bê tông cỡ lớn còn bị nứt gãy hoàn toàn…

Không riêng gì tiến độ, chất lượng của dự án cũng thực sự đáng quan ngại. Ảnh: Việt Khánh.

Không riêng gì tiến độ, chất lượng của dự án cũng thực sự đáng quan ngại. Ảnh: Việt Khánh.

Quá trình thi công sơ sài, cẩu thả. Ảnh: Công Điền.

Quá trình thi công sơ sài, cẩu thả. Ảnh: Công Điền.

Trái ngược với quan điểm của ông Hoàng Minh Trí, lãnh đạo UBND xã Hải Lệ cho rằng, sở dĩ dự án chậm tiến độ, cụ thể là các hộ gia đình tỏ ra lấn cấn trong việc chuyển về Khu vực tái định cư Bằng Cây Trâm là do vị trí đang ở hiện tại có giá trị hơn hẳn, thuận tiện cho việc kinh doanh buôn bán. Chưa kể sau khi thị xã triển khai hệ thống đê kè ngay kề đó thì mối lo sạt lở cũng khắc phục được phần nào, điều này dẫn đến sự xao động nhất định của bà con. Ngoài ra, định mức hỗ trợ bèo bọt 20 triệu đồng/ hộ cũng là một nguyên nhân gây cản trở.

Dự án di dân khẩn cấp ra khỏi vùng ngập lụt và sạt lở bờ sông Thạch Hãn không đạt được như kế hoạch được vẽ ra. Ảnh: Việt Khánh.

Dự án di dân khẩn cấp ra khỏi vùng ngập lụt và sạt lở bờ sông Thạch Hãn không đạt được như kế hoạch được vẽ ra. Ảnh: Việt Khánh.

Triển khai chậm hơn rùa bò, khảo sát chẳng đến đầu đến đũa, kế hoạch thay đổi xoành xoạch như cơm bữa, tất cả những yếu tố trên cùng nhau hội tụ khiến Dự án di dân khẩn cấp ra khỏi vùng ngập lụt và sạt lở bờ sông Thạch Hãn dần trở nên “lạc hậu” so với thời cuộc. Bẳng chứng từ 60 hộ dân với gần 300 nhân khẩu dự kiến sẽ chuyển đến khu tái định cư, sau 5 năm con số này rút xuống chỉ còn 2/3, tương đương 40 hộ (?!)

5 năm gia hạn 4 lần

Ngày 19/7/2021 UBND tỉnh Quảng Trị ban hành Quyết định số 1856/QĐ-UBND về việc “Phê duyệt điều chỉnh thời gian thực hiện dự án di dân khẩn cấp ra khỏi vùng ngập lụt và sạt lở bờ sông Thạch Hãn, xã Hải Lệ, thị xã Quảng Trị”, kéo dài đến hết ngày 31/12/2021.

Dường như việc “điều chỉnh thời gian” của dự án này đã thành thói quen khó bỏ, hỏi ra được biết UBND tỉnh Quảng Trị cũng đã gia hạn đến 3 lần trước đó. Chuyện thật như bịa khiến thời gian kéo dài lê thê, vì lẽ đó thay vì về đích vào năm 2018 như kế hoạch đặt ra, nay mọi thứ vẫn ngổn ngang trăm mối.

Dự án được điều chỉnh gia hạn thời gian đến 4 lần chỉ sau 5 năm. Ảnh: Việt Khánh.

Dự án được điều chỉnh gia hạn thời gian đến 4 lần chỉ sau 5 năm. Ảnh: Việt Khánh.

Phải chăng tỉnh Quảng Trị đã quá ưu ái cho Dự án di dân khẩn cấp ra khỏi vùng ngập lụt và sạt lở bờ sông Thạch Hãn? Ai chịu trách nhiệm về sự chậm trễ này?

Qua nắm bắt tình hình, rõ ràng quá trình phối hợp giữa các bên thực sự có vấn đề. Chẳng nói đâu xa, trong diễn biến mới nhất (tháng 9/2021) Chi cục Phát triển nông thôn Quảng Trị đã quyết định thanh lý hợp đồng với đối tác lâu năm là Công ty TNHH xây dựng Hoàng Nguyên, chính thức chấm dứt mối lương duyên kéo dài gần 5 trời. Nguyên nhân được cho là đơn vị thi công không tuân thủ theo cam kết.

Dựa theo những điều mắt thấy tai nghe, có thể khẳng định Công ty TNHH xây dựng Hoàng Nguyên không đảm bảo được các yếu tố mà dự án quy mô 40 tỷ đồng đặt ra. Lạ thay, vì sao đến tận tháng 9/2021 phía Chủ đầu tư mới nhận ra sự thật này?

Chính quyền tỉnh Quảng Trị, Chủ đầu tư cùng các đơn vị liên quan cần nhìn nhận rõ trách nhiệm xoay quanh dự án điều tiếng này. Ảnh: Công Điền.

Chính quyền tỉnh Quảng Trị, Chủ đầu tư cùng các đơn vị liên quan cần nhìn nhận rõ trách nhiệm xoay quanh dự án điều tiếng này. Ảnh: Công Điền.

Một dự án mang tính cấp thiết, nhằm phục vụ đời sống dân sinh lâu dài đáng buồn thay không mang lại kết cục như ý. Với việc chỉ có 2 hộ dân chính thức chấp nhận dựng nhà ở Khu vực tái định cư Bằng Cây Trâm, xem ra chính quyền tỉnh Quảng Trị và những đơn vị liên quan cần nghiêm túc nhìn nhận trách nhiệm của mình.

Ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới sau cơn bão số 8 gây nên mưa lớn kéo dài trên địa bàn tỉnh Quảng Trị, điều này khiến tình trạng sạt lở dọc bờ sông Thạch Hãn, thuộc địa phận xã Hải Lệ càng nghiêm trọng hơn. Tâm lý bất an, lo sợ bao trùm, nhiều hộ gia đình (Lê Văn Phú, Ngô Thị Thủy, Hồ Xuân Thủy…) đã tự nguyện viết đơn xin được chuyển đến khu vực tái định cư Bằng Cây Trầm.

Xem thêm
Sai phạm ở loạt dự án liên quan đại gia Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ

PHÚ THỌ Trong hàng loạt dự án liên quan ông Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ, có nhiều dự án Báo Nông nghiệp Việt Nam và cơ quan chức năng chỉ rõ sai phạm.

Kích điện giun đất có thể bị xử phạt tới 300 triệu đồng

Theo Luật sư Dương Lê Ước An (Đoàn Luật sư TP Hà Nội), kích điện giun đất có thể bị xử phạt tối đa 300 triệu đồng hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Nhiều bến xe 'bỏ thì thương, vương thì tội'

Tiền Giang Trong thời gian dài, bến xe thị xã Cai Lậy (tỉnh Tiền Giang) rất ít phương tiện ra vào đón khách, bốc dỡ hàng hóa, gây lãng phí lớn.

Thái Nguyên: Câu chuyện bi thảm của một vận động viên

Đó là câu chuyện về số phận bi thảm của anh Nguyễn Hồng Quang xóm Phả Lý, xã Văn Hán, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên khi không may bị phóng điện tại nương chè.