| Hotline: 0983.970.780

Du lịch Việt Nam liên kết phát triển

Thứ Hai 08/08/2022 , 16:41 (GMT+7)

Sáng 8/8, Hiệp hội Du lịch Việt Nam, Hiệp hội Du lịch TP.HCM phối hợp Tổng cục Du lịch tổ chức khai mạc diễn đàn 'Liên kết sức mạnh du lịch Việt Nam'.

Không khách du lịch nào chấp nhận chuyện "chặt chém"?

Theo Bộ trưởng Bộ Văn hóa thể thao & du lịch Nguyễn Văn Hùng, đại dịch Covid-19 đã để lại những hậu quả nặng nề, nguồn nhân lực đang thiếu và yếu, chưa thể thực hiện được các nhiệm vụ phát triển của ngành. 

Ông Hùng cho rằng, cần tập trung để tháo gỡ những điểm nghẽn về chính sách. Sản phẩm du lịch phải mang tầm dấu ấn. Khách quốc tế tìm kiếm điểm đến được hình thành dựa trên tiềm năng văn hóa, giá trị văn hóa nhưng làm chưa chín, chưa tới sẽ làm méo mó những hình ảnh đẹp, nếu không muốn nói là phản văn hóa.

Ở góc độ quản lý nhà nước, ông Hùng đề nghị cần có tư duy mới và hành động mới trên cơ sở nhận diện thực trạng du lịch như vừa qua. Đồng thời, phải tính đến số hóa ngành Du lịch mạnh mẽ hơn.

“Phải chăng du lịch văn hóa phải đặt lên hàng đầu. Bởi lẽ, thế mạnh của Việt Nam là nguồn tài nguyên văn hóa phong phú và đa dạng, bắt đầu từ đó đưa đến những hiệu ứng", Bộ trưởng Hùng nói.

Ông Hùng dẫn chứng, khi Liên hoan tiếng hát làng Sen ở Nghệ An được tổ chức đã thu hút 4 triệu lượt khách tới đây. Du khách được đắm mình trong các làn điệu dân ca. Du lịch không phải chỉ du lịch, thỏa mãn việc được đi, tìm hiểu, nghỉ dưỡng mà trong chiều sâu văn hóa đó là sự biết ơn vị lãnh tụ, anh hùng giải phóng dân tộc Hồ Chí Minh, thưởng thức những câu hò, điệu lý, những câu ví dặm, từ đó bồi đắp tâm hồn, làm phong phú thêm đời sống tinh thần.

"Trong chiều sâu của du lịch phải chạm đến trái tim du khách. Văn hóa chính là linh hồn của các sản phẩm du lịch, là thứ mà các công ty du lịch cần hướng tới”, Bộ trưởng Hùng nhấn mạnh.

Bộ trưởng Hùng cho rằng, diễn đàn cần tìm ra câu trả lời: muốn TP.HCM không phải là điểm trung chuyển khách tới Vũng Tàu, Cần Thơ, miền Tây, Đà Lạt... nữa mà là điểm đến hấp dẫn thì phải làm gì? Hoặc như ở miền Tây, du lịch sinh thái, du lịch miệt vườn là thế mạnh nhưng phải làm gì để đặc sắc, độc đáo mà không bị na ná giống nhau? Nhiệm vụ của các công ty lữ hành là kết nối để cung và cầu phải hài hòa. Phải biết khách cần gì, điểm đến ở đâu, sản phẩm thế nào...?

"Không phải là kiểu ăn xổi ở thì, nhanh mà vội, nóng mà không xanh, không bền vững. Muốn làm được phải tính đến bài toán con người. Nguồn nhân lực phải đáp ứng yêu cầu phát triển. Làm thế nào, giữ chân người làm du lịch chuyên nghiệp thế nào? Không vơ bèo gạt tép. Làm gì để kiến tạo một đội ngũ những người làm du lịch đủ tài, đủ tâm, đủ tầm. Với đà này, với dịch vụ có biểu hiện lộn xộn hiện nay, sẽ chỉ được vài lần, không thể bền vững được. Không một du khách nào chấp nhận được chuyện “chặt chém”, dịch vụ tạm bợ, chấp nhận việc cho qua chuyện", Bộ trưởng Hùng nhấn mạnh. Du lịch phải sang, phải đẹp và việc của chúng ta là hành động để đạt được sự sang, đẹp đó", Bộ trưởng nhấn mạnh.

Ông Hùng cũng đề nghị các địa phương thực hiện quy hoạch điểm đến, quy hoạch khu du lịch. Mỗi địa phương phải có 1 sản phẩm du lịch đặc sắc, làm tròn trách nhiệm của địa phương trong phát triển du lịch. Cùng với đó là việc xây dựng bản đồ số du lịch, tìm kiếm các nguồn lực, vai trò dẫn dắt, vốn mồi, làm tốt hơn nữa vai trò của các địa phương, cơ quan quản lý nhà nước.

Ở cấp Bộ, cấp quốc gia sẽ xây dựng quy hoạch tổng thể để tạo điều kiện cho kết nối, thu hút đầu tư, cùng với đó rà soát lại chính sách hiện hành, xem ở đâu là điểm nghẽn để kiến nghị tháo gỡ. "Doanh nghiệp là trái tim của nền kinh tế. Vì thế, các doanh nghiệp cần, tập trung xây dựng chiến lược phát triển một cách căn cơ và bài bản; xây dựng kế hoạch kỹ lưỡng, tính toán để phát biển hiệu quả, bền vững”, Bộ trưởng nói.

Phó Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Thị Thắng. Ảnh: H.T.

Phó Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Thị Thắng. Ảnh: H.T.

Lượng khách quốc tế đến TP.HCM vẫn còn "khiêm tốn"

Bà Phan Thị Thắng, Phó Chủ tịch UBND TP.HCM cho biết, năm 2022 có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, là năm triển khai thực hiện chương trình phục hồi kinh tế - xã hội sau hai năm thiệt hại nặng nề do đại dịch Covid-19.

"Đây là thời điểm TP.HCM tập trung mọi nguồn lực, nỗ lực để phục hồi kinh tế, cũng như tạo tiền đề, nền tảng để đạt tốc độ tăng trưởng cao hơn trong giai đoạn 2023-2025, bảo đảm tốc độ tăng GRDP khoảng 8-8,5%/năm giai đoạn 2021 - 2025 như mục tiêu đã đề ra", bà Thắng nhấn mạnh.

Trong 7 tháng đầu năm 2022, du lịch TP.HCM đã ghi dấu ấn đáng khích lệ khi đã đón khoảng 13,3 triệu lượt khách du lịch nội địa, khoảng hơn 765 ngàn lượt khách quốc tế, tổng thu du lịch ước đạt 60.379 tỷ đồng, tăng 57,82% so với cùng kỳ năm 2021, đạt 75,5% so với kế hoạch năm 2022.

Tuy nhiên, bà Thắng cho rằng, số lượng khách quốc tế nêu trên vẫn còn “khiêm tốn” so với trước đại dịch Covid-19 cũng như tiềm năng thu hút khách du lịch của TP.HCM.

Vì vậy, bên cạnh việc ban hành các chủ trương, chính sách, chương trình phục hồi, phát triển du lịch; tập trung nâng chất và phát triển sản phẩm du lịch đặc trưng, hấp dẫn; đẩy mạnh thông tin, quảng bá, xúc tiến du lịch; khởi động lại hoạt động liên kết, hợp tác phát triển du lịch với các tỉnh, thành trong cả nước; TP.HCM cần triển khai thêm nhiều hoạt động, giải pháp đồng bộ cũng như sự chung tay của cộng đồng doanh nghiệp.

Trong hai ngày 8-9/8 tại Dinh Thống Nhất (TP.HCM) sự kiện "Liên kết sức mạnh du lịch Việt Nam” diễn ra với hai hoạt động chuyên môn tầm cỡ quốc gia gồm: Diễn đàn lữ hành toàn quốc 2022 “Giải pháp phục hồi và phát triển du lịch quốc tế” với chủ đề “Sản phẩm mới, Thị trường mới” và Hội thảo “Định hướng và giải pháp đào tạo nguồn nhân lực khách sạn để phục hồi và phát triển Du lịch quốc tế ở Việt Nam”.

Dịp này, các công ty lữ hành, du lịch trong nước cũng tung ra nhiều chương trình ưu đãi giảm giá sâu lên tới 60% khi mua các tour du lịch, dịch vụ lưu trú, ăn uống...

Đơn cử như TST tourist áp dụng ưu đãi dành cho khách hàng trải nghiệm đầu tiên với giá 1.118.000 đồng (giảm 200.000-300.000 đồng); Saigontourist Group có mức khuyến mãi dịch vụ lưu trú, ẩm thực, tiệc cưới, hội thảo hội nghị đến 60% (áp dựng từ nay đến 30/9); Còn Lữ hành Fiditour - Vietluxtour ưu đãi theo nhóm khách, mức giảm từ 300.000 đồng đến 2 triệu đồng.

Xem thêm
Giá thanh long Bình Thuận tăng mạnh

Do nguồn cung khan hiếm vì cuối vụ chong đèn, cộng với thị trường Trung Quốc tiêu thụ ổn định nên giá thanh long Bình Thuận tăng mạnh.

Phú Lương lần đầu tổ chức Ngày hội hướng nghiệp, phân luồng học sinh sau THCS

Sáng 21/4, huyện Phú Lương (Thái Nguyên) tổ chức Ngày hội Tư vấn hướng nghiệp và phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS năm 2024.

Chọn nhân sự ‘dám nghĩ, biết làm’, Dabaco đặt kế hoạch lợi nhuận 729 tỷ đồng

Trong bối cảnh chính trị, kinh tế thế giới và trong nước nhiều biến động khó lường, cùng mục xuyên suốt là 3F, năm 2024 Dabaco sẽ chọn lựa nhân sự ‘dám nghĩ, biết làm'.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm