| Hotline: 0983.970.780

Dưa hấu trên gốc bầu

Thứ Sáu 13/06/2014 , 08:10 (GMT+7)

Giống dưa hấu khỏe ghép trên gốc bầu kết hợp việc dùng phân bón tốt và hợp lý của Cty Phú Điền đã tạo nên loại dưa có chất lượng, khối lượng cao.

Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư tỉnh Vĩnh Phúc vừa phối hợp với Nhà máy phân bón Phú Điền, Cty Thương mại Tân Nông và Cty Syngenta Việt Nam tổ chức hội thảo đầu bờ đánh giá hiệu quả mô hình sử dụng phân bón Phú Điền trên giống dưa hấu SG227 ghép trên gốc bầu.

Qua hội thảo cho thấy DN và nông dân đã liên kết chặt chẽ với nhau để đưa TBKT mới vào trồng trọt, thay đổi tập quán SX lạc hậu.

"DƯA SÀI GÒN" TRÊN ĐỒNG MIỀN BẮC

Có mặt tại cánh đồng trồng dưa hấu tại xã Vũ Di (Vĩnh Tường, Vĩnh Phúc), chúng tôi không tin tại miền Bắc có thể trồng được những ruộng dưa xanh tốt, quả to và đẹp không kém gì dưa hấu Sài Gòn.

Sau khi chứng kiến bà con nông dân tại Vũ Di thu hoạch những trái dưa nặng 5 - 6 kg/quả và trực tiếp ăn những miếng dưa đỏ au, mọng nước, ngọt lịm những vị khách tham dự đều khẳng định chất lượng ngang ngửa dưa miền Nam vẫn hay được bán bên đường quốc lộ 2 đoạn qua huyện Vĩnh Tường.

Sở dĩ cây dưa có được chất lượng và khối lượng cao như vậy, theo chia sẻ của ông Nguyễn Kim Khương, Chủ nhiệm HTXNN Vũ Xuân (Vũ Di) là nhờ có giống dưa hấu khỏe ghép trên gốc bầu kết hợp việc dùng phân bón tốt và hợp lý của Cty Phú Điền.

Ông Khương cho biết, toàn bộ diện tích 3,2 ha dưa tại xã Vũ Di trước kia đều bỏ hoang khi có khu công nghiệp về. Năm 2013, một số xã viên HTX Vũ Xuân xin thầu lại của dân để trồng cà chua, nhưng hiệu quả kinh tế dừng lại ở mức khiêm tốn.

Năm 2014, nhờ sự vào cuộc giúp đỡ của Trung tâm KN-KN Vĩnh Phúc, đặc biệt là các DN như Phú Điền, Tân Nông và Syngenta đưa mô hình trồng dưa hấu trên gốc bầu vào triển khai, đã thay đổi hoàn toàn diện mạo cánh đồng hoang tại xã Vũ Di.

Theo đó, nhà máy phân bón Phú Điền hỗ trợ 100% phân bón, Cty Syngenta hỗ trợ thuốc BVTV và Cty Tân Nông hỗ trợ giống. Sau gần 3 tháng với sự chung tay của “3 nhà”, thành quả thu lại là những ruộng dưa đạt năng suất xấp xỉ 1,4 tấn/sào.

Đặc biệt, diện tích giống dưa hấu SG227 trên gốc bầu cho thấy sự vượt trội về khả năng chống chịu sâu bệnh so với giống dưa SG227 trồng hạt cùng loại. Có được thành quả lớn này, ngoài yếu tố giống, phân bón đóng vai trò cực kỳ quan trọng.

Ông Nguyễn Hoàng Dương, Trưởng phòng Chuyển giao kỹ thuật (Trung tâm KN-KN Vĩnh Phúc) chia sẻ: "Do phân bón NPK của Phú Điền ngoài các nguyên tố đa lượng là đạm, lân, kali còn chứa một số trung, vi lượng nên cây dưa hấu ra hoa tập trung, bộ lá xanh bền đến khi thu hoạch, cây mập và ít bệnh dại.

Qua đó, đưa năng suất của mô hình trồng dưa hấu ghép trên gốc bầu sử dụng phân bón NPK Phú Điền cao hơn so với mô hình đối chứng 170 kg/sào (tương đương 4,7 tấn/ha)".

Trên cơ sở thành công bước đầu tại xã Vũ Di, ông Nguyễn Hoàng Dương cho biết, tỉnh Vĩnh Phúc đang trong quá trình quy hoạch khoảng 400 ha dưa hấu theo mô hình liên kết tương tự.

3 NHÀ ĐỀU VUI

Trong khi khách mời đang tham quan mô hình trồng dưa hấu tại cánh đồng xã Vũ Di thì phía ngoài đường đã xuất hiện ô tô tải đến để “ăn hàng”. Không giấu giếm, các lái buôn cho biết đang thu mua dưa hấu tại ruộng với giá 10.000 đ/kg. Như vậy, với năng suất trung bình 1,4 tấn/sào, bà con thu về không dưới 14 triệu đ, sau khi trừ đi các chi phí, kể cả khi không còn hỗ trợ 5 - 7 triệu đ/sào.

13-43-24_dsc_0009
Mô hình sử dụng phân bón Phú Điền SX giống dưa hấu SG227 ghép trên gốc bầu

Với bài toán kinh tế này, không ai khác nông dân là người vui mừng nhất khi vừa được mùa dưa hấu vừa được giá lại được hưởng cả các chính sách hỗ trợ của DN và địa phương.

Nhà máy phân bón Phú Điền là Chi nhánh của Cty TNHH Nhị Hà (Vĩnh Phúc) chuyên SX các loại phân bón NPK cao cấp với công suất thiết kế nhà máy trên 100.000 tấn/năm. Với phương châm kinh doanh “ăn thật làm thật” cộng giá cả phải chăng, phân bón Phú Điền được nông dân Vĩnh Phúc và các tỉnh lân cận tin tưởng sử dụng ngày một nhiều hơn.
Hiện nhà máy có hàng chục sản phẩn phân bón NPK khác nhau, đủ cung cấp cho mọi loại cây trồng và đồng đất.

Để ý thấy có một vị khách miệng luôn nở nụ cười chạy lòng vòng khắp ruộng xem xét những trái dưa, thi thoảng lại thấy ông vạch gốc, bới đất ra xem, hỏi ra mới biết ông là Giám đốc nhà máy Phân bón Phú Điền, Doãn Văn Thân.

Là DN phân bón còn tương đối non trẻ, song Phú Điền tiên phong hỗ trợ gần 50 triệu đồng tiền phân bón cho mô hình trồng dưa tại Vũ Di.

Trao đổi với NNVN, ông Doãn Văn Thân tâm sự, với DN như Phú Điền, khoản tiền 50 triệu đồng không phải nhỏ. Tuy nhiên, do nhận thấy đây là TBKT mới có thể đem lại một nghề mới và nguồn thu nhập khá cho người nông dân nên lãnh đạo nhà máy phân bón Phú Điền đặt quyết tâm phải hỗ trợ mô hình cho bằng được.

“Trong bối cảnh nông dân không còn mặn mà với cây lúa, chi phí vận tải tăng gấp 2 - 3 lần khiến việc chuyển dưa hấu từ miền Nam ra ngoài Bắc tiêu thụ gặp khó khăn vì giá quá cao đã mở ra thị trường để trồng dưa hấu tại miền Bắc.

Với mục tiêu, phương châm giúp người nông dân làm giàu trên chính mảnh đất của mình, chúng tôi hy vọng người nông dân được tiếp cận với nhiều mô hình nông nghiệp tiến bộ hơn nữa”, ông Thân nhấn mạnh.

Theo chia sẻ của cán bộ kỹ thuật nhà máy phân bón Phú Điền, với mô hình dưa hấu tại Vũ Di, đơn vị hỗ trợ người dân sản phẩm phân bón NPK cao cấp nhất là 10-3-30 với hàm lượng kali cực cao bón cho giai đoạn quả phồng và tích lũy đường, do đó giúp trái dưa phát triển to và rất ngọt.

Bên cạnh đó, phân bón Phú Điền còn được bổ sung trung, vi lượng như canxi, manhe, lưu huỳnh… giúp trái dưa chắc, nhẵn, bóng, hạn chế sâu bệnh tấn công.

Quả thực, với kết quả có thể nói là viên mãn như mô hình trồng dưa hấu trên gốc bầu tại Vĩnh Phúc các bên liên quan đều vui mừng và phấn khởi. Bởi sau đây, Cty Syngenta, Cty Tân Nông lo gì không bán được giống vì đã chứng minh được sự ưu việt của sản phẩm và nhà máy phân bón Phú Điền sẽ thuận lợi trong quá trình đưa phân NPK của mình đến ruộng đồng những hộ nông dân trồng dưa vì đã cho người nông dân thấy “người thực việc thực” khi dùng sản phẩm.

Xem thêm
Chuyển giao kỹ thuật chăn nuôi vịt cho hộ nghèo ở Thanh Hóa

Tập đoàn Mavin và Tổ chức Tầm nhìn Thế giới Việt Nam (World Vision) vừa tổ chức tập huấn, chuyển giao kỹ thuật chăn nuôi vịt tại huyện Thường Xuân, Thanh Hóa.

Số hóa quản lý chó, mèo để phòng, chống bệnh dại

Để công tác phòng, chống bệnh dại có hiệu quả, chó, mèo nuôi ở các địa phương cần được quản lý chặt chẽ, nhất là thông qua việc áp dụng số hóa.

Cần chế biến sâu cho 'tứ đại danh dược'

HÀ TĨNH Nhung hươu là một trong 'tứ đại danh dược' (sâm, nhung, quế, phụ), tuy nhiên giá trị gia tăng từ chế biến sâu sản phẩm nhung hươu hiện đang bị bỏ ngỏ.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm