| Hotline: 0983.970.780

Đưa hợp đồng điện tử thành đòn bẩy phát triển kinh tế

Thứ Năm 16/06/2022 , 18:39 (GMT+7)

Sử dụng hợp đồng điện tử không chỉ giúp doanh nghiệp và khách hàng tiết kiệm thời gian, chi phí mà còn giảm bớt ảnh hưởng của khoảng cách địa lý.

Thứ trưởng Bộ Công thương Nguyễn Sinh Nhật Tân phát biểu tại hội nghị.

Thứ trưởng Bộ Công thương Nguyễn Sinh Nhật Tân phát biểu tại hội nghị.

Tại Hội nghị Phát triển hợp đồng điện tử tại Việt Nam ngày 16/6, Bộ Công thương cho biết, tính đến hết năm 2021, có khoảng một phần ba số doanh nghiệp được khảo sát đã ứng dụng hợp đồng điện tử trong hoạt động thương mại. Tỷ lệ này đặc biệt tăng với đối tác tại các nước phát triển. 

Phát biểu tại hội nghị, Thứ trưởng Bộ Công thương Nguyễn Sinh Nhật Tân tin rằng doanh nghiệp đang dần chuyển từ sử dụng hợp đồng, chứng từ bằng giấy thông thường sang sử dụng hợp đồng, chứng từ điện tử, nhất là từ khi dịch Covid-19 bùng phát.

Theo lãnh đạo Bộ Công thương, việc ứng dụng hợp đồng điện tử không chỉ giúp cho các doanh nghiệp và khách hàng của doanh nghiệp tiết kiệm thời gian, chi phí mà còn giúp giảm bớt ảnh hưởng của dịch bệnh, khoảng cách trong giao dịch thương mại.

Trong năm 2022, Bộ Công thương đặt mục tiêu hỗ trợ người dân, doanh nghiệp có thể sử dụng hợp đồng điện tử thay thế hoàn toàn cho hợp đồng truyền thống. Giải pháp của Bộ là tăng cường giám sát, quản lý các tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực hợp đồng điện tử (CeCA).

Nhấn mạnh việc "Đưa hợp đồng điện tử thành đòn bẩy phát triển kinh tế', Thứ trưởng Tân bày tỏ: "Hội nghị hôm nay là một dấu mốc quan trọng trong quá trình phát triển, ứng dụng hợp đồng điện tử tại Việt Nam, đặc biệt đối với hoạt động giao kết, ký kết hợp đồng điện tử trong nước, sau đó là với nước ngoài, xuyên biên giới".

Đại biểu bấm nút ra mắt Trục phát triển hợp đồng điện tử Việt Nam.

Đại biểu bấm nút ra mắt Trục phát triển hợp đồng điện tử Việt Nam.

Song song với việc hoàn thiện hành lang pháp lý, Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (Bộ Công thương) đã xây dựng các giải pháp hỗ trợ bên thứ ba như ngân hàng, kiểm toán, cơ quan giải quyết tranh chấp, cơ quan thuế... có thể kiểm tra, xác thực được giá trị bản gốc của hợp đồng điện tử.

Theo ông Lê Đức Anh, Giám đốc Trung tâm Tin học và Công nghệ số (Bộ Công thương), hoạt động điện tử đang được chia theo 3 mức độ. Một là, các bên tham gia hợp đồng đều sử dụng chữ ký số; Hai là, kết hợp giữa chữ ký số và các hình thức định danh điện tử (eKYC); Ba là, hai bên giao kết có sự đảm bảo của các Tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực hợp đồng điện tử (CeCA).

Các Tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực hợp đồng điện tử (CeCA) sau khi được cấp đăng ký có thể cung cấp dịch vụ chứng thực hợp đồng điện tử với quy trình đảm bảo tính bảo mật, chống chối bỏ, toàn vẹn dữ liệu và sẵn sàng khả năng kiểm tra, xác thực giá trị như bản gốc của hợp đồng điện tử.

Sau khi các doanh nghiệp ký hợp đồng, CeCA sẽ đẩy lên Trục phát triển hợp đồng điện tử Việt Nam của Bộ Công thương. Từ đó, các CeCA có thể chia sẻ cho nhau và cung cấp dịch vụ đến khách hàng cuối cùng.

Hiện có 17 đơn vị đăng ký và sẽ ký kết, tham gia kết nối với Trục phát triển hợp đồng điện tử Việt Nam (Bộ Công thương).

Xem thêm
Làng nghề làm khô cá đồng Tân Châu tất bật vào vụ Tết

An Giang Sản phẩm từ làng nghề làm khô cá đồng tại Tân Châu ngày càng được mở rộng kênh tiêu thụ thông qua thương mại điện tử, giúp nâng cao giá trị sản phẩm.

Tập đoàn Hóa chất Việt Nam cảnh báo lừa đảo tuyển dụng

Tập đoàn Hóa chất Việt Nam (Vinachem) đưa ra cảnh báo người dân về hiện tượng mạo danh Tập đoàn lừa đảo tuyển dụng nhân sự trên mạng xã hội.

Quỹ Vì Tầm Vóc Việt: Mục tiêu trở thành quỹ xã hội hàng đầu

Trong giai đoạn 2025-2034, Quỹ Vì Tầm Vóc Việt (VTVV) đặt mục tiêu dẫn đầu về chăm sóc sức khỏe học đường, bảo vệ trẻ em và phát triển phụ nữ.

Hà Nội sắp đưa vào sử dụng gần 6.000 căn nhà ở xã hội

Sở Xây dựng Hà Nội cho biết, gần 6.000 căn hộ tại 11 dự án nhà ở xã hội dự kiến sẽ hoàn thành và đưa vào sử dụng trong giai đoạn 2024 - 2025.