| Hotline: 0983.970.780

Dưa lê được mùa, được giá

Thứ Năm 20/05/2021 , 10:16 (GMT+7)

Tháng 5 nắng nóng là vậy nhưng người dân xã Tân Lâm Hương, huyện Thạch Hà, Hà Tĩnh lại đang cảm thấy rất 'mát lòng' khi vụ dưa lê năm nay được mùa, được giá.

Năm nay người dân xã Tân Lâm Hương, Thạch Hà, Hà Tĩnh được mùa, được giá dưa lê. Ảnh: Hoàng Thanh.

Năm nay người dân xã Tân Lâm Hương, Thạch Hà, Hà Tĩnh được mùa, được giá dưa lê. Ảnh: Hoàng Thanh.

Cũng chính thời tiết nắng nóng những ngày vừa qua là điều kiện thuận lợi cho “vựa” dưa lê Mỹ Triều, xã Tân Lâm Hương vào vụ chín, ngọt và giòn hơn, giúp bà con thu về tiền triệu mỗi ngày.

Vụ Xuân năm nay, thôn Mỹ Triều tập trung sản xuất dưa lê trên khoảng 2ha, với thời tiết thuận lợi, dưa lê trồng gặp nắng, sai quả, chín đúng mùa lại được giá. Giá bán cho thương lái dao động từ 18.000 - 20.000 đồng/kg, giá bán lẻ từ 20.000 - 25.000 đồng/kg.

Chị Lê Thị Lan, nông dân thôn Mỹ Triều có diện tích 2 sào dưa lê phấn khởi chia sẻ: “Cây dưa lê rất dễ trồng và thích hợp với vùng đất này. Dưa có vị ngọt đặc trưng rất riêng, lâu dần dưa lê Mỹ Triều đã trở thành “thương hiệu” riêng của xã. Năm nay thời tiết nắng nóng nhiều nên dưa lê ở đây càng thơm ngọt hơn các năm trước”.

Theo chị Nguyễn Thị Hải, cán bộ phụ trách nông nghiệp xã Tân Lâm Hương, cho biết thêm: Cây dưa lê rất dễ trồng trên vùng có chân đất cao, đất thịt nhẹ hay cát pha vì đây là loại giống có nhiều ưu điểm như thời gian sinh trưởng ngắn, từ 50 - 65 ngày (tùy mùa vụ), ngắn ngày so với nhiều loại rau màu khác. Cây dưa lê sinh trưởng và phát triển mạnh, kháng được nhiều loại sâu bệnh, không đòi hỏi cao về đầu tư, kỹ thuật trồng, chăm sóc, năng suất cao, từ 1 - 1,5 tấn/sào.

Với giá thu mua quả tại ruộng như hiện nay, trừ chi phí người dân thu lãi từ 6 - 10 triệu đồng/sào, hiệu quả hơn nhiều so với cây trồng khác. Cây dưa lê đang được xác định là cây chuyển đổi cơ cấu cây trồng hiệu quả giúp người dân Tân Lâm Hương nâng cao thu nhập trên đơn vị diện tích đất canh tác.

Trung tâm Khuyến nông Hà Tĩnh

Xem thêm
Cây dâu khỏa lấp cây tiêu ở vùng biên

BÌNH PHƯỚC Từng là thủ phủ hồ tiêu của tỉnh Bình Phước, sau thời kỳ hồ tiêu suy thoái, mô hình trồng dâu nuôi tằm đã mở ra hướng đi mới cho người dân nơi đây.

Tắm nước ngọt định kỳ để phòng dịch bệnh cho cá lồng bè trên biển

HẢI PHÒNG Để phòng dịch bệnh cho cá biển nuôi lồng bè vào thời điểm giao mùa, người dân ở Cát Bà thường tắm nước ngọt từ 3-4 lần mỗi tháng và mang lại hiệu quả cao.

Hợp tác nông nghiệp công nghệ cao hỗ trợ nông dân và hợp tác xã

Còn nhiều dư địa để phát triển hợp tác nông nghiệp thông minh, ứng dụng công nghệ cao và trí tuệ nhân tạo tương thích với mô hình sản xuất nông nghiệp tại Việt Nam.