Báo Nông Nghiệp

Thứ Ba, 8/4/2025 4:39 (GMT +7)

| Hotline: 0983.970.780

Nhiều hộ đổi đời nhờ dưa lê

Thứ Tư 18/07/2018 , 08:43 (GMT+7)

Những năm qua, cây dưa lê phát triển mạnh ở xã Vinh Xuân (huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên – Huế) đã giúp nhiều hộ dân nâng cao thu nhập.

Dưa lê Vinh Xuân được người tiêu dùng ưa chuộng

Vinh Xuân là xã bãi ngang, trước đây người dân sống dựa vào cây lúa nhưng diện tích đất trồng ít nên đời sống gặp nhiều khó khăn. Nhờ tích cực chuyển giao khoa học kỹ thuật tới nông dân mà tập quán canh tác lạc hậu được đẩy lùi.

Mô hình trồng dưa lê được du nhập từ năm 2002. Ban đầu người dân vẫn còn e ngại, bởi đây là một cây trồng mới không biết đầu tư có hiệu quả hay không. Nhưng cùng với sự hỗ trợ về kỹ thuật của các cán bộ khuyến nông huyện và xã, vụ đầu tiên đem lại thành công. Sau đó mô hình được nhân rộng, nhiều hộ tận dụng các vùng đất bỏ hoang để trồng.

Dưa lê được trồng nhiều ở hai thôn Kế Võ và Xuân Thiên Thượng với tổng diện tích trên địa bàn xã là 14ha. Chị Phô ở thôn Xuân Thiên Thượng hồ hởi cho biết: "Người trồng dưa chúng tôi đều sử dụng phân hữu cơ như phân chuồng, rong, rêu để chăm bón cây. Nhờ vậy dưa sai quả, trái to, hương vị thơm ngon, được thương lái các nơi ưa chuộng".

Bà con dưa lê nơi đây chia sẻ, giống dưa lê được trồng từ tháng 2 đến tháng 8. Tuy phải chăm sóc tỉ mỉ nhưng bù lại thời gian để cho thu hoạch ngắn (khoảng 40 - 50 ngày) và việc tiêu thụ khá dễ dàng. Cứ 1 sào Trung bộ (500m2) được mùa thì thu hơn 4 tạ quả. Trung bình mỗi sào thu được gần 3 - 4 triệu đồng lúc đầu mùa.

Để tăng thêm thu nhập, người dân nơi đây còn trồng cùng lúc cả dưa lê, đậu đỏ và khoai lang. Đậu đỏ được trồng cùng thời điểm với dưa lê. Còn khoai lang trồng khi dưa lê hơn một tháng tuổi. Có hai cách trồng dưa, là gieo hạt trực tiếp hoặc ươm cây nửa tháng rồi mới trồng.

Sau khi thu hoạch người dân bày bán ở các chợ, đường quốc lộ. Cứ đến mùa dưa lê, thương lái đến thu mua rồi phân phối sang các vùng lân cận. Có mặt tại Vinh Xuân dù vào những ngày cuối vụ, hoặc ven Quốc lộ 49B đoạn qua cầu Trường Hà, cứ vài trăm mét lại có một chòi bán dưa lê. Cảnh thu mua tại ruộng cũng rất nhộn nhịp. Thu hoạch đến đâu bán hết đến đó. Dưa đầu mùa có giá khá cao, dao động từ 8 - 10 nghìn đồng/kg, có hôm lên 15 nghìn. Thương lái thường tìm đến tận chân ruộng để thu mua.

Hương vị dưa lê Vinh Xuân được người tiêu dùng đánh giá là rất thơm ngon, có vị ngọt thanh không đượm như dưa hấu, mùi thơm dịu, thịt quả trắng ngà. Theo những thương lái, dưa ngon quả phải căng đều, đầy đặn. Vỏ bóng, màu trắng sáng, đó là những quả giòn tan, vị ngon nhất. Dưa để ăn tươi, làm sinh tố đều bổ dưỡng.

Ngoài việc tận dụng những vùng đất hoang bạc màu, xã còn khuyến khích bà con chuyển đổi diện tích trồng ngô, khoai, sắn cho hiệu quả thấp sang trồng dưa lê.

Người trồng dưa lê hy vọng loại cây này cũng cần có một thương hiệu như nhiều loại đặc sản khác để trụ vững trong giai đoạn cạnh tranh của thị trường trái cây hiện nay. Ngoài hỗ trợ vốn, kỹ thuật để nâng cao năng suất, họ mong chính quyền các cấp quan tâm đến đầu ra của sản phẩm để yên tâm sản xuất...

 

Xem thêm
Đàn vật nuôi Bình Định tăng đều trong quý I

Sau Tết, người chăn nuôi ở Bình Định tích cực tái đàn nên đàn vật nuôi ở tỉnh này tăng đều trong quý I/2025.

Muôn kiểu phòng, chống dịch tả lợn Châu Phi

BÌNH ĐỊNH Trước nguy cơ dịch tả lợn Châu Phi có thể bùng phát bất cứ lúc nào, ngành chức năng Bình Định có nhiều cách phòng dịch bệnh nguy hiểm này để bảo toàn đàn lợn.

Những mầm xanh vươn lên từ vùng đất khắc nghiệt

SƠN LA Từ nương rẫy bạc màu, chị Hường vươn lên với mô hình ươm cây giống trong nhà màng, mở ra hướng đi bền vững cho nông nghiệp công nghệ cao tại huyện Vân Hồ.

Đại sứ Colombia: ‘Chính sách tốt bắt nguồn từ cơ sở khoa học vững chắc’

Bà Camila nhấn mạnh điều này khi trao đổi với CIAT và cho rằng Chính phủ các quốc gia phải có trách nhiệm trong việc nghiên cứu khoa học, đổi mới sáng tạo.

Trái cây an toàn, chất lượng nhờ công nghệ giám sát ruồi vàng

BÌNH DƯƠNG Sử dụng công nghệ IoT giám sát ruồi vàng giúp nông dân chủ động hơn trong việc phòng trừ, không phải đợi đến khi ruồi vàng gây hại quá nặng mới xử lý.

Ngư dân Đồ Sơn được mùa sứa đỏ

HẢI PHÒNG Sau hơn 20 năm, người dân vùng biển Đồ Sơn mới lại trúng đậm sứa đỏ, sau mỗi ngày ra khơi, hầu hết tàu thuyền trở về đều bội thu.

Cơn mưa dập tắt đám cháy rừng trên núi

Sơn La Vụ cháy xảy ra chiều 5/4, ở khu vực núi cao, dốc đứng, địa hình hiểm trở, nhiều đá lăn nên việc tiếp cận hiện trường, chữa cháy gặp rất nhiều khó khăn.

Bình luận mới nhất