| Hotline: 0983.970.780

Đưa Lễ hội trái cây Tiền Giang 2024 vượt ra khỏi không gian thương mại

Thứ Sáu 12/04/2024 , 17:35 (GMT+7)

Bộ trưởng Lê Minh Hoan muốn Lễ hội trái cây Tiền Giang 2024 không chỉ là nơi buôn bán mà còn quảng bá, xây dựng hình ảnh, trao đổi kiến thức về cây ăn quả.

Bộ NN-PTNT làm việc với UBND tỉnh Tiền Giang chiều 12/4 về lễ hội trái cây sắp tới. Ảnh: Tùng Đinh.

Bộ NN-PTNT làm việc với UBND tỉnh Tiền Giang chiều 12/4 về lễ hội trái cây sắp tới. Ảnh: Tùng Đinh.

Để triển khai hiệu quả Lễ hội trái cây Tiền Giang 2024, dự kiến được tổ chức vào trung tuần tháng 6 tới, chiều 12/4, Bộ NN-PTNT đã có cuộc làm việc với UBND tỉnh Tiền Giang, trao đổi những nội dung tổng quát và cụ thể cho sự kiện này.

Theo đó, sau 2 năm triển khai có hiệu quả, tỉnh Tiền Giang chủ trương tổ chức lễ hội trái cây năm nay với quy mô lớn hơn, có sự tham gia của nhiều Bộ, ngành, doanh nghiệp hơn.

Theo ông Phạm Văn Trọng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Tiền Giang, lễ hội năm nay ngoài địa phương sẽ có sự chung tay của Bộ NN-PTNT, Bộ Công thương. Qua đó, không chỉ đưa hình ảnh trái cây mà còn có hơn 200 sản phẩm OCOP của tỉnh đến với khách tham quan.

Ngoài ra, địa phương cũng mong muốn tại lễ hội có thêm các hội thảo, diễn đàn với sự tham gia của các nhà khoa học, các chuyên gia nông nghiệp, các nhà kinh doanh để đem lại sự mới mẻ cho toàn bộ sự kiện.

Về phía Bộ NN-PTNT, Bộ trưởng Lê Minh Hoan chia sẻ mong muốn đưa Lễ hội trái cây Tiền Giang 2024 vượt ra khỏi không gian thương mại đơn thuần.

Theo đó, sự kiện không chỉ là nơi trao đổi, mua bán mà còn là cơ hội để phát triển ngành hàng trái cây với những câu chuyện thị trường, xây dựng hình ảnh, xây dựng thương hiệu.

“Bên cạnh đó, đây cũng là dịp để mở rộng thêm hoạt động trao đổi khoa học, công nghệ về cây ăn quả cho bà con”, lãnh đạo Bộ NN-PTNT lưu ý thêm và yêu cầu cần xem xét, xây dựng kế hoạch cho các hoạt động trong và bên lề lễ hội.

Về kết quả của sự kiện, Bộ trưởng hy vọng có thể xây dựng hình ảnh Tiền Giang trở thành trung tâm trái cây của ĐBSCL và một phần nào đó quảng bá được sản phẩm cây ăn quả toàn quốc. Bên cạnh đó là tiềm năng về kích hoạt du lịch miệt vườn.

“Kết quả của lễ hội là sự thay đổi nhận thức, tư duy về ngành hàng trái cây. Không chỉ là trái cây tươi mà còn các sản phẩm chế biến. Qua đó cấu trúc lại ngành hàng trái cây, trước mắt là tại Tiền Giang”, lãnh đạo Bộ NN-PTNT chia sẻ.

Cũng theo ông Lê Minh Hoan, trong thời gian diễn ra lễ hội cần có sự kiện gặp giữa các chuyên gia với nhà nông. Đó là các chuyên gia về kỹ thuật, chuyên gia về thị trường để giúp bà con nông dân nâng cao sự hiểu biết về sản xuất, về tiêu chuẩn, quy chuẩn nếu muốn đáp ứng các thị trường xuất khẩu.

Bên cạnh đó, Bộ trưởng cũng gợi ý về việc giới thiệu cho bà con nông dân các giống mới, các quy trình canh tác hiệu quả từ các cơ quan nghiên cứu.

Theo đại diện UBND tỉnh Tiền Giang, quy mô của lễ hội sẽ gồm các sản phẩm hoa quả đến từ nhiều vùng miền trên cả nước, lượng đại biểu tham dự có thể từ 700 - 750 người, bao gồm cả khách mời quốc tế.

Về thời gian, dự kiến các sự kiện chính sẽ diễn ra từ 13 - 16/6 tới, đây cũng là thời gian được cho là phù hợp với mùa vụ của các loại cây ăn quả ở ĐBSCL.

Xem thêm
Đề xuất tăng chi ngân sách cho giáo dục, y tế

Nếu thực hiện tự chủ, các bệnh viện và trường đại học công lập có thể tăng viện phí hoặc học phí lên cao, khiến người bệnh, người học phải chi trả nhiều tiền hơn.

Tìm nguyên nhân khiến ngành chè 'ngại đổi mới'

'Cây chè là cây truyền thống và từng được bao cấp một cách triệt để về doanh nghiệp và đầu ra. Như vậy, đây có phải là nguyên nhân khiến ngành chè ngại đổi mới?' - nguyên Thứ trưởng Lê Quốc Doanh trăn trở.

Nhận quà khủng, chủ xe VF 6 chốt cọc với mức giá từ 579 triệu đồng

VF 6 đang là mẫu xe đáng mua nhất phân khúc khi chi phí bỏ ra cho chiếc xe chưa đến 600 triệu đồng nhưng giá trị nhận được thì vượt xa con số này.

Lãng phí tài sản công, dân Hà Tĩnh vẫn khát nước sạch: [Bài 3] Công trình cấp nước tập trung phải giao đơn vị có chuyên môn quản lý

Hà Tĩnh Quy mô đầu tư xây dựng chưa sát thực tế, giao đơn vị thiếu chuyên môn quản lý, vận hành là những nguyên nhân chính khiến nhiều công trình cấp nước tập trung ‘chết yểu’.