| Hotline: 0983.970.780

Bảo hiểm thất nghiệp - Điểm tựa của người lao động vùng Việt Bắc

Bài 4: Đưa người lao động từ thất nghiệp đến với những việc làm mới

Thứ Ba 06/06/2023 , 15:07 (GMT+7)

Cùng với hưởng chế độ bảo hiểm thất nghiệp, nhiều lao động ở Tuyên Quang còn được tư vấn hỗ trợ việc làm và định hướng nghề trong tương lai.

Cán bộ Trung tâm dịch vụ việc làm tỉnh Tuyên Quang hướng dẫn cho người lao động các thủ tục hưởng bảo hiểm thất nghiệp. Ảnh: Đào Thanh.

Cán bộ Trung tâm dịch vụ việc làm tỉnh Tuyên Quang hướng dẫn cho người lao động các thủ tục hưởng bảo hiểm thất nghiệp. Ảnh: Đào Thanh.

Giảm áp lực thất nghiệp

Năm 2022, toàn tỉnh Tuyên Quang có hơn 7.000 hồ sơ đăng ký hưởng bảo hiểm thất nghiệp. Phần lớn những người này trong độ tuổi từ 25 đến 40, đây là lực lượng lao động chính của mỗi gia đình. Do đó việc tìm công việc ổn định có thu nhập đảm bảo cuộc sống không chỉ có ý nghĩa với người lao động mà còn góp phần giúp an sinh xã hội.

Theo đại diện lãnh đạo Sở Lao động Thương binh và Xã hội tỉnh Tuyên Quang, qua những phân tích, thu thập được về tình hình hưởng trợ cấp thất nghiệp của người lao động trên địa bàn tỉnh, các đơn vị chức năng và Trung tâm Dịch vụ việc làm Tuyên Quang sẽ lên kế hoạch để kết nối, hỗ trợ giới thiệu tạo việc làm phù hợp với từng nhóm đối tượng, giúp người lao động sớm tìm kiếm được công việc, ổn định cuộc sống.

Để có thêm dữ liệu phục vụ tư vấn, giới thiệu việc làm, trung tâm cũng đẩy mạnh kết nối, liên hệ với doanh nghiệp để thu thập số liệu về nhu cầu tuyển dụng của doanh nghiệp. Trung tâm cũng phát hành các bản tin định kỳ nhằm tăng cường công tác tuyên truyền, đảm bảo cung cấp thông tin về việc làm, học nghề, chính sách bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động trên địa bàn tỉnh. Thông qua đó, những thông tin về thị trường lao động, các chính sách thủ tục hưởng bảo hiểm thất nghiệp được đến với người lao động kịp thời nhất.

Trong năm 2022, toàn tỉnh Tuyên Quang đã tuyên truyền chính sách việc làm cho hơn 7.000 lượt lao động. Đã có 428 người đang hưởng trợ cấp thất nghiệp tìm được việc làm. Trung tâm dịch vụ việc làm tỉnh Tuyên Quang cũng đã tổ chức tuyên truyền chính sách bảo hiểm thất nghiệp cho người sử dụng lạo động là các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh. Trong đó tuyên truyền cho 1.600 người tại Công ty TNHH Tai Shing, huyện Sơn Dương tỉnh Tuyên Quang và 5 hội nghị giới thiệu tư vấn việc làm cho 2.300 người lao động hưởng trợ cấp thất nghiệp.

Riêng trong quý I năm 2023, tỉnh Tuyên Quang đã tổ chức tư vấn giới thiệu việc làm cho 188 lao động có nhu cầu tìm việc làm, học nghề. Đã có 106 người lao động đang hưởng trợ cấp thất nghiệp tìm được việc làm.

Bà Lưu Thị Hải Yến, Phó Giám đốc Trung tâm dịch vụ việc làm tỉnh Tuyên Quang cho biết, khó khăn hiện nay đó là giữa các văn bản của cơ quan có thẩm quyền chưa được thông suốt. Nhiều người lao động có nhu cầu học nghề, nhưng phải đến khi người lao động có quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp mới được hưởng chế độ theo quy định. Trong khi đó, nhiều khóa học tại các trung tâm, cơ sở đào tạo dạy nghề đã có quyết định học trước đó.

Các cơ sở dậy nghề không thực hiện dậy bù cho người lao động đang hưởng chế độ bảo hiểm thất nghiệp là bất cập và chưa được hoàn thiện khiến người lao động bị thiệt thòi và không được hưởng đủ phần hỗ trợ của cả một khóa đào tạo.

Tư vấn hỗ trợ việc làm, Sở Lao động Thương binh và Xã hội tỉnh Tuyên Quang tăng tần suất tổ chức các phiên giao dịch việc làm. Ảnh: Đào Thanh.

Tư vấn hỗ trợ việc làm, Sở Lao động Thương binh và Xã hội tỉnh Tuyên Quang tăng tần suất tổ chức các phiên giao dịch việc làm. Ảnh: Đào Thanh.

Vì khó khăn đó, nên trong năm 2022, trong số hơn 7.000 hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp thì chỉ có 15 người được hỗ trợ . Với những bất cập nêu trên thì trong năm 2023, chắc chắn số lao động hưởng trợ cấp thất nghiệp được hỗ trợ học nghề sẽ tiếp tục gặp khó khăn.

Giúp lao động tìm “ánh sáng cuối đường hầm”

Tư vấn hỗ trợ việc làm, Sở Lao động Thương binh và Xã hội tỉnh Tuyên Quang tăng tần suất tổ chức các phiên giao dịch việc làm, ưu tiên các phiên giao dịch việc làm trực tuyến, hỗ trợ người lao động khi tham gia giao dịch việc làm… Đồng thời, các đơn vị thuộc sở luôn đồng hành hướng dẫn, tổ chức thực hiện chính sách về quan hệ lao động, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp tốt để kịp thời hỗ trợ người lao động bù đắp được chi phí tiền lương, ổn định cuộc sống do bị mất việc làm; kịp thời hỗ trợ tư vấn, bồi dưỡng kỹ năng nghề, giới thiệu người lao động tìm kiếm việc làm mới.

Trong năm 2022, Sở Lao động Thương binh và Xã hội tỉnh Tuyên Quang đã tổ chức 7 phiên giao dịch hỗ trợ việc làm trực tiếp tại các huyện, thành phố với 169 đơn vị, doanh nghiệp và hơn 8.300 người lao động tham gia; phối hợp với các tỉnh, thành phố tổ chức 11 phiên giao dịch online kết nối với các doanh nghiệp tuyển dụng lao động ngoài tỉnh, giúp người lao động rút ngắn thời gian tìm kiếm việc làm.

Sở cũng tiếp tục nắm bắt tình hình các doanh nghiệp trên địa bàn, phối hợp với đơn vị bảo hiểm xã hội rà soát lại các doanh nghiệp còn nợ đọng bảo hiểm xã hội và có khả năng gián đoạn đơn hàng để có kế hoạch xử lý kịp thời, hạn chế tình trạng người lao động không được hưởng trợ cấp thất nghiệp vì doanh nghiệp nợ bảo hiểm. Phát huy đa vai trò của chính sách bảo hiểm thất nghiệp, từ đầu năm 2023 đến nay, Sở Lao động Thương binh và Xã hội tỉnh Tuyên Quang đã chỉ đạo Trung tâm Dịch vụ việc làm tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách pháp luật về bảo hiểm thất nghiệp, nhất là công tác tư vấn, giới thiệu việc làm, đào tạo nghề và duy trì việc làm, hỗ trợ học nghề cho người lao động thất nghiệp. Qua đó, giúp người lao động sớm tìm được việc làm, ổn định cuộc sống và đảm bảo an sinh xã hội.

Tuy nhiên một thực trạng là nhiều lao động khi chấm dứt hợp đồng chưa hẳn là khó khăn trong tìm kiếm việc làm mà họ muốn chấm dứt hợp đồng lao động để tự tạo việc làm mới.

Anh Nguyễn Văn Thanh, một người lao động ở xã Hợp Hòa, huyện Sơn Dương cho biết, tôi đến làm hồ sơ để hưởng trợ cấp thất nghiệp. Hơn 3 tháng qua, sau khi nghỉ việc tại 1 công ty ở Hà Giang, anh Thanh chưa tìm được việc làm. Đến Trung tâm giới thiệu việc làm anh Thanh được  hướng dẫn thực hiện các thủ tục rất nhiệt tình và chu đáo. Ngoài ra, nhân viên trung tâm còn tư vấn nhiều nghề đang được đào tạo hoặc tham gia chương trình đưa lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài theo hợp đồng tại Nhật Bản, Hàn Quốc... Anh Thanh đã lựa chọn đăng ký học nghề sửa chữa ô tô.  

Việc hỗ trợ tìm kiếm việc làm mới cho người lao động là cần thiết để giúp họ vượt qua khó khăn, sớm ổn định cuộc sống. Ảnh: Đào Thanh.

Việc hỗ trợ tìm kiếm việc làm mới cho người lao động là cần thiết để giúp họ vượt qua khó khăn, sớm ổn định cuộc sống. Ảnh: Đào Thanh.

Có thể thấy, việc ngành Lao động Thương binh và Xã hội, Bảo hiểm xã hội tỉnh Tuyên Quang và các đơn vị liên quan luôn quan tâm, đồng hành cùng người lao động bị mất việc làm đã là nguồn động viên kịp thời đồng hành cùng người lao động vượt qua giai đoạn khó khăn; phát huy đầy đủ các chức năng của bảo hiểm thất nghiệp, hỗ trợ doanh nghiệp và người lao động duy trì việc làm, bảo đảm quyền lợi chính đáng của doanh nghiệp và người lao động để chính sách bảo hiểm thất nghiệp trở thành công cụ quản trị thị trường lao động.

Từ đầu năm đến nay, Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh Tuyên Quang đã phối hợp với Trung tâm dịch vụ việc làm tỉnh Thái Nguyên tổ chức 1 phiên giao dịch việc làm trực tuyến kết nối với doanh nghiệp tuyển dụng lao động, giúp người lao động tìm kiếm việc làm.

Tổ chức 4 phiên giao dịch việc làm tại xã Hùng Đức, Minh Hương, huyện Hàm Yên, xã Sơn Nam huyện Sơn Dương và Trung tâm giáo dục Giáo dục nghề nghiệp Giáo dục thường xuyên huyện Sơn Dương. Tham gia các phiên giao dịch có 56 đơn vị, doanh nghiệp và hơn 3.400 lao động.

Trong quý I, ngành Lao động Thương Binh và Xã hội tỉnh Tuyên Quang đã thực hiện tư vấn chính sạch việc làm cho hơn 3.600 người lao động; tìm được việc làm cho 172 người lao động.

Xem thêm
Làng nghề làm khô cá đồng Tân Châu tất bật vào vụ Tết

An Giang Sản phẩm từ làng nghề làm khô cá đồng tại Tân Châu ngày càng được mở rộng kênh tiêu thụ thông qua thương mại điện tử, giúp nâng cao giá trị sản phẩm.

Quỹ Vì Tầm Vóc Việt: Mục tiêu trở thành quỹ xã hội hàng đầu

Trong giai đoạn 2025-2034, Quỹ Vì Tầm Vóc Việt (VTVV) đặt mục tiêu dẫn đầu về chăm sóc sức khỏe học đường, bảo vệ trẻ em và phát triển phụ nữ.

Hà Nội sắp đưa vào sử dụng gần 6.000 căn nhà ở xã hội

Sở Xây dựng Hà Nội cho biết, gần 6.000 căn hộ tại 11 dự án nhà ở xã hội dự kiến sẽ hoàn thành và đưa vào sử dụng trong giai đoạn 2024 - 2025.

Thu ngân sách Nhà nước đạt hơn 97% dự toán

Sau 10 tháng, tổng thu ngân sách Nhà nước ước đạt 1.654,2 nghìn tỷ đồng, bằng 97,2% dự toán năm và tăng 17,3% so với cùng kỳ 2023.