| Hotline: 0983.970.780

Đường Thái Lan bị điều tra chống bán phá giá và chống trợ cấp

Thứ Ba 22/09/2020 , 08:18 (GMT+7)

Đường Thái Lan nhập vào Việt Nam vừa bị Bộ Công Thương ra quyết định điều tra áp dụng biện pháp chống bán phá giá và chống trợ cấp.

Đường Thái Lan nhập vào Việt Nam bị điều tra chống bán phá giá, chống trợ cấp. Ảnh: Sugar Asia.

Đường Thái Lan nhập vào Việt Nam bị điều tra chống bán phá giá, chống trợ cấp. Ảnh: Sugar Asia.

Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh vừa ký quyết định số 2466/QĐ-BCT về việc Điều tra áp dụng biện pháp chống bán phá giá và chống trợ cấp đối với một số sản phẩm đường mía có nguồn gốc từ Vương quốc Thái Lan.

Cụ thể, Điều tra áp dụng biện pháp chống bán phá giá và chống trợ cấp đối với một số sản phẩm đường mía thuộc các mã HS 1701.13.00, 1701.14.00 và 1701.99.10 có nguồn gốc từ Thái Lan.

Theo Bộ Công Thương, trong 8 tháng đầu năm nay, lượng đường mía nhập khẩu vào Việt Nam tăng rất mạnh, đạt gần 950 ngàn tấn, tăng tới 6 lần so với cùng kỳ 2019. Trong đó, đường Thái Lan nhập khẩu chiếm đa số với gần 860 ngàn tấn (cùng kỳ năm ngoái là 145 ngàn tấn, cả năm là 300 ngàn tấn).

Đại diện ngành mía đường Việt Nam cho rằng, lượng đường nhập khẩu tăng đột biến là nguyên nhân chính gây thiệt hại cho sản xuất mía đường trong nước. Trong niên vụ 2019/20, sản lượng đường cả nước ước tính chưa tới 800 ngàn tấn, giảm mạnh so với 1,2 triệu tấn của niên vụ trước đó.

Cũng theo Bộ Công Thương, ngành mía đường Việt Nam đã cung cấp các bằng chứng, thông tin cho thấy sản phẩm đường Thái Lan đang được bán phá giá ở Việt Nam. Chính phủ Thái Lan đã và đang duy trì một số chính sách trợ cấp cho hoạt động trồng mía của nông dân và ngành sản xuất đường nước này.

Theo quy định của Luật Quản lý ngoại thương, Bộ Công Thương có thể áp dụng thuế chống bán phá giá, chống trợ cấp có hiệu lực trở về trước đối với hàng hóa bị áp thuế trong thời hạn 90 ngày trước khi áp dụng thuế chống bán phá giá, chống trợ cấp tạm thời.

Vì vậy, Bộ Công Thương khuyến cáo các tổ chức, cá nhân trong quá trình ký kết hợp đồng nhập khẩu, phân phối, kinh doanh, sử dụng hàng hóa bị điều tra, cần lưu ý về khả năng có thể bị áp dụng thuế chống bán phá giá, chống trợ cấp tạm thời và thuế chống bán phá giá, chống trợ cấp có hiệu lực trở về trước.

Xem thêm
'Bão' giá lợn càn quét: [Bài cuối] Các nước xoay xở ra sao?

Giá thịt lợn biến động, nhiều quốc gia triển khai chiến lược điều chỉnh đàn, phát triển vacxin - những bài học đáng tham khảo cho ngành chăn nuôi Việt Nam.

Cùng sinh viên kiến tạo con đường nông nghiệp hạnh phúc

THÁI NGUYÊN Ngày 2/4, Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên đã ký kết hợp tác toàn diện với Tập đoàn Tân Long với nhiều nội dung nội dung quan trọng, hỗ trợ sinh viên phát triển.

Petrovietnam và ACV đồng hành, hợp tác vì sự phát triển bền vững

Ngày 2/4, Petrovietnam đã ký kết thỏa thuận hợp tác toàn diện với Tổng Công ty Cảng hàng không Việt Nam – CTCP (ACV).

39% doanh nghiệp vừa và nhỏ tại TP.HCM vẫn ‘khát vốn’

TP.HCM Quý I/2025, có tới 39% doanh nghiệp vừa và nhỏ đang thiếu vốn kinh doanh, gây ảnh hưởng lớn đến khả năng duy trì và mở rộng hoạt động.

5 dự án trọng điểm của TP.HCM sẽ hoàn thành trong năm 2025

Đó là Nhà ga T3 Tân Sơn Nhất, đường nối Trần Quốc Hoàn - Cộng Hòa, 2 nút giao An Phú, Mỹ Thủy và QL50 mở rộng, tổng mức đầu tư 24.300 tỷ đồng.

Bí kíp 'chốt đơn' 20 lô đất/tháng của nhà môi giới tại Hải Phòng

Bí kíp 'chốt đơn' và cơ duyên đến với nghề môi giới bất động sản của anh Nguyễn Văn Sen khá tình cờ và thú vị trong 'một lần mua đất bị hớ'.

Bình luận mới nhất