| Hotline: 0983.970.780

Nhập khẩu đường chính ngạch tăng gấp 7 lần cùng kỳ

Thứ Tư 16/09/2020 , 14:24 (GMT+7)

Thông tin được ông Phan Văn Chinh, Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) đưa ra tại Tọa đàm tìm giải pháp cho ngành mía đường trong giai đoạn mới.

Buổi Tọa đàm tìm giải pháp cho ngành mía đường trong giai đoạn mới do Báo Nhân Dân tổ chức ngày 16/9 tại Hà Nội. Ảnh: ND.

Buổi Tọa đàm tìm giải pháp cho ngành mía đường trong giai đoạn mới do Báo Nhân Dân tổ chức ngày 16/9 tại Hà Nội. Ảnh: ND.

Ông Phan Văn Chinh cho biết, thống kê từ Tổng cục Hải quan cho thấy, giai đoạn 2017 - 2019, bình quân mỗi năm Việt Nam nhập khẩu chính ngạch khoảng 200.000 - 400.000 tấn/năm, bao gồm cả đường thô và đường tinh luyện. Tuy nhiên, thống kê 7 tháng đầu năm 2020, kể từ khi ATIGA có hiệu lực, nhập khẩu đường chính ngạch vào Việt Nam đã đạt 820.000 tấn, tăng gấp 7 lần so với năm 2019, chủ yếu là đường Thái Lan.

Ông Chinh chia sẻ, để bảo vệ nông dân khi hội nhập quốc tế, Chính phủ luôn dành sự quan tâm đặc biệt trong quá trình đàm phán gia nhập các hiệp định thương mại tự do, như WTO, FTA, trong đó có mía đường.

Riêng với khu vực ASEAN, ATIGA là một trong những hiệp định đạt được lộ trình thuế quan dài nhất, từ năm 2005 đến năm 2018, tức là 13 năm. Tuy nhiên trước khó khăn của thị trường và ngành mía đường, Chính phủ, các Bộ, ngành thống nhất thông qua Nghị quyết hoãn áp dụng xóa bỏ thuế quan và hạn ngạch với mặt hàng đường theo cam kết ATIGA đến năm 2020.

Trong lịch sử hội nhập, đây là lần đầu tiên Việt Nam hoãn thực thi cam kết thương mại đã ký kết, cho thấy Chính phủ quan tâm đặc biệt với ngành mía đường. Như vậy, ngành này có tổng cộng tới 15 năm để chuẩn bị và hội nhập.

Do đó, theo ông Chinh, để có thể áp thuế tự vệ hay thuế chống bán phá giá với mặt hàng đường, Việt Nam cần phải có bằng chứng chứng minh Thái Lan phá giá và trợ cấp đường. Bên cạnh đó là chứng minh việc trợ cấp bất bình đẳng này gây ra thiệt hại đáng kể cho ngành mía đường Việt Nam.

Đây là biện pháp rất minh bạch được WTO cho phép để tạo ra sự cạnh tranh công bằng giữa các quốc gia trong khối. Trong khi đó, nếu Việt Nam đơn phương áp thuế tự vệ sẽ phải đền bù nếu không chứng minh được phía đối tác bán phá giá và trợ cấp, vi phạm quy định của WTO.

Hiện các nhà máy đường trong nước đang gặp rất nhiều khó khăn do đường giá rẻ từ Thái Lan tràn vào sau khi ATIGA có hiệu lực từ 1/1/2020. Ảnh: ND.

Hiện các nhà máy đường trong nước đang gặp rất nhiều khó khăn do đường giá rẻ từ Thái Lan tràn vào sau khi ATIGA có hiệu lực từ 1/1/2020. Ảnh: ND.

Ông Phạm Hồng Dương - Phó Chủ tịch Thường trực HĐQT TTC Sugar cho biết, trước khi hội nhập ATIGA Việt Nam có 41 nhà máy, với diện tích trồng mía khoảng 300.000ha. Hiện tại, sau 7 tháng ATIGA có hiệu lực, hiện chỉ còn 30 nhà máy hoạt động, 11 nhà máy buộc phải đóng cửa. Trong 30 nhà máy đang hoạt động cũng chỉ có 13 nhà máy có hiệu quả, 17 nhà đang hoạt động trong tình trạng thua lỗ.

Cũng theo ông Phạm Hồng Dương, những năm 2015 - 2016 Việt Nam có thể sản xuất 1,5 - 1,6 triệu tấn đường, trong khi trong năm 2020 dự kiến sẽ chỉ đạt khoảng 700.000 tấn. Tính đến hết tháng 7/2020, Việt Nam đã nhập khẩu chính ngạch khoảng 820.000 tấn đường, dự kiến cuối năm có thể đạt 1,2 triệu tấn, chưa kể đường nhập lậu.

Do đó, ông Dương kiến nghị Chính phủ, Bộ Công Thương nhanh chóng có chính sách để loại bỏ mặt hàng đường giá rẻ được trợ cấp của Thái Lan tràn vào cạnh tranh không lành mạnh, bất bình đẳng với đường trong nước. "Quan điểm người nông dân nếu không trồng cây mía có thể trồng cây khác chưa thực sự thỏa đáng, vì rất nhiều vùng, đặc biệt là vùng khó khăn, cây mía vẫn đóng vai trò vô cùng quan trọng, chưa có loại cây trồng nào có thể thay thế", ông Dương phân tích.

Đồng tình với việc Việt Nam không thể bỏ ATIGA, không ngăn sông cấm chợ với mặt hàng đường, nhưng ông Lê Văn Tam, Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Mía đường Lam Sơn đề nghị Nhà nước phải có sự điều tra, kiểm soát với mặt hàng đường nhập khẩu, đặc biệt là mặt hàng đường Thái hiện đang được trợ cấp rất lớn từ Chính phủ Thái Lan.

Ông Nguyễn Văn Lộc, Quyền Tổng Thư ký Hiệp hội Mía đường Việt Nam cho biết, do ảnh hưởng từ ATIGA nên hiện giá thu mua mía nguyên liệu của nông dân từ các nhà máy đường Việt Nam thuộc diện thấp nhất trong khu vực, chỉ đạt bình quân 45 USD, một số nhà máy vừa qua cố gắng nâng lên 50 - 55 USD/tấn nhưng khó duy trì được lâu dài bởi giá đường đang thấp hơn giá thành sản xuất.

Nếu giá mía quá thấp nông dân sẽ bỏ trồng mía, khi đó các nhà máy đường sẽ không có nguyên liệu để sản xuất, bằng chứng là đã có tới 11 nhà máy đã buộc phải tạm đóng cửa trong thời gian vừa qua. Vì vậy, ông Lộc khẩn thiết kiến nghị Chính phủ sơm có chính sách để hỗ trợ giá thu mua mía nguyên liệu cho 350.000 hộ nông dân trồng mía, cứu ngành mía đường Việt Nam trước nguy cơ xóa sổ.

Ông Lộc lấy dẫn chứng, năm 2020, ngành mía đường trên thế giới hầu hết đều gặp khó khăn do thiên tai, hạn hán, giá cả, trong khi Thái Lan và Ấn Độ trợ cấp rất lớn và "trắng trợn" cho ngành mía đường (chẳng hạn Ấn Độ trợ cấp mỗi tấn đường xuất khẩu 145 USD), trong khi Việt Nam hầu như chưa có bất cứ hỗ trợ nào cho ngành mía đường trong năm 2020.

Xem thêm
Xuất khẩu tới hơn 100 quốc gia, chè Việt Nam vẫn cần lưu ý điều gì?

Nhìn chung các thị trường đều yêu cầu ngày càng cao đối với an toàn thực phẩm, đặc biệt là truy xuất nguồn gốc, theo Cục Chất lượng Chế biến và Phát triển thị trường.

Xét tuyển công chức làm việc tại Cục Bảo vệ thực vật và Cục Thú y

Bộ NN-PTNT thông báo xét tuyển công chức làm việc tại Cục Bảo vệ thực vật và Cục Thú y thuộc Bộ, như sau:

Yến Sào Khánh Hòa lần thứ 4 liên tiếp đạt Thương hiệu Quốc gia

Công ty Yến Sào Khánh Hòa vinh dự lần thứ 4 liên tiếp đạt Thương hiệu Quốc gia và là doanh nghiệp duy nhất của Khánh Hòa đạt được kết quả này trong năm 2024.

Dự án căn hộ duy nhất ở Tây Nam Linh Đàm đang được săn đón

Không ngạc nhiên khi dự án căn hộ duy nhất đang triển khai tại Tây Nam Linh Đàm, thuộc quận Hoàng Mai, Hà Nội là Hanoi Melody Residences đang được thị trường săn đón...