| Hotline: 0983.970.780

‘Em vẽ đại dương xanh - ngôi nhà của các loài sinh vật biển’

Chủ Nhật 12/11/2023 , 08:00 (GMT+7)

Cuộc thi vẽ tranh do Cục Kiểm ngư phát động nhằm truyền thông nâng cao nhận thức, năng lực cộng đồng về bảo tồn, bảo vệ các loài thủy sản nguy cấp, quý hiếm.

Tiếp nối thành công của Cuộc thi tìm hiểu về đa dạng sinh học ở khu bảo tồn biển, vai trò trách nhiệm của người dân tham gia công tác bảo tồn biển và bảo tồn các loài thủy sản nguy cấp, quý hiếm ở các khu bảo tồn biển năm 2022 thông qua hình thức vẽ tranh với chủ đề “Bảo tồn biển, bảo vệ các loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm vì thế hệ mai sau”, năm 2023, trong khuôn khổ thực hiện Đề án truyền thông nâng cao năng lực cộng đồng về bảo tồn biển đến năm 2030, Cục Kiểm ngư (Bộ NN-PTTN) tổ chức phát động cuộc thi vẽ tranh với chủ đề “Em vẽ đại dương xanh - ngôi nhà của các loài sinh vật biển”.

Cuộc thi vẽ tranh với chủ đề 'Bảo tồn biển, bảo vệ các loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm vì thế hệ mai sau' năm 2022 đã nhận được hơn 2.500 tác phẩm dự thi.

Cuộc thi vẽ tranh với chủ đề “Bảo tồn biển, bảo vệ các loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm vì thế hệ mai sau” năm 2022 đã nhận được hơn 2.500 tác phẩm dự thi.

Cuộc thi nhằm đẩy mạnh việc triển khai công tác tuyền thông nâng cao nhận thức, năng lực cộng đồng về bảo tồn, bảo vệ các loài thủy sản nguy cấp, quý hiếm; nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm của người dân về khai thác hải sản theo đúng quy định của pháp luật Việt Nam và Điều ước quốc tế đối với các vùng biển thuộc chủ quyền, quyền chủ quyền của Việt Nam, vùng biển quốc tế và nước ngoài; hướng đến lễ kỷ niệm 10 năm ra mắt lực lượng Kiểm ngư Việt Nam (15/4/2013-15/4/2023). Kế hoạch tổ chức cuộc thi cụ thể như sau:

Tác phẩm 'Nước mắt của rùa biển' của tác giả Phan Đức Kiện, sinh năm 2015, Trường Tiểu học Lê Lai, phường Mỹ An, quận Ngũ Hành Sơn, TP Đà Nẵng đã xuất sắc giành giải Nhất của cuộc thi vẽ tranh năm 2022.

Tác phẩm “Nước mắt của rùa biển” của tác giả Phan Đức Kiện, sinh năm 2015, Trường Tiểu học Lê Lai, phường Mỹ An, quận Ngũ Hành Sơn, TP Đà Nẵng đã xuất sắc giành giải Nhất của cuộc thi vẽ tranh năm 2022.

Chủ đề:

“Em vẽ đại dương xanh - ngôi nhà của các loài sinh vật biển”.

Các em thiếu nhi tham gia cuộc thi bằng cách vẽ tranh bám sát chủ đề “Em vẽ đại dương xanh - ngôi nhà của các loài sinh vật biển”. Nội dung thể hiện trong tranh vẽ chia sẻ những cảm xúc, câu chuyện, suy nghĩ, ước mơ của các bé trên mọi khía cạnh của chủ đề như:

- Các hoạt động thường diễn ra ở khu bảo tồn biển;

- Các hoạt động cần thiết để góp phần bảo vệ, xây dựng khu bảo tồn biển bền vững;

- Những hành động nên và không nên làm ở khu bảo tồn biển;

- Các hoạt động bảo vệ rùa biển, bảo vệ thú biển, bảo vệ các loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm;

- Các giải pháp, ý tưởng, sáng kiến góp phần bảo vệ nguồn lợi thủy sản tại khu vực ven biển, bảo vệ các loài thủy sản nguy cấp quý, hiếm, khai thác hải sản theo đúng quy định;

- Những ước mơ, hành động cần thiết để có các khu bảo tồn biển phát triển bền vững, các loài nguy cấp, quý, hiếm được tái tạo phát triển;….

- Thể hiện hình ảnh lực lượng Kiểm ngư tham gia công tác bảo vệ nguồn lợi thủy sản, bảo vệ ngư dân yên tâm vươn khơi, bám biển.

Đối tượng tham gia:

Cuộc thi năm nay dành cho các em học sinh 6-10 tuổi trong cả nước. Trong đó tập trung truyền thông ở các khu vực có khu bảo tồn biển.

Thời gian tổ chức: Từ tháng 11 - 12/2023. Trong đó:

- Thời gian nhận bài dự thi: Từ ngày 9/11 đến 9/12/2023 (theo dấu bưu điện).

- Chấm thi vòng sơ khảo: Từ ngày 11-15/12/2023.

- Chấm thi vòng chung khảo: Từ ngày 18-21/12/2023.

- Lễ Tổng kết và trao giải thưởng: Dự kiến ngày 24/12/2023.

Ban tổ chức sẽ chọn ra 30 tác phẩm xuất sắc nhất cuộc thiđể tham gia triển lãm tranh “Em vẽ đại dương xanh - ngôi nhà của các loài sinh vật biển” tại lễ tổng kết và trao giải thưởng. Các tác phẩm xuất sắc nhất cuộc thi sẽ được số hóa và trưng bày tại các sự kiện kỷ niệm 10 năm ra mắt lực lượng Kiểm ngư Việt Nam (15/4/2014-15/4/2024).

Hình thức thể hiện tác phẩm:

Tác phẩm dự thi được vẽ bằng tay trên chất liệu giấy từ A3 trở lên với các hình thức tự chọn như: Chì, bột màu, sáp màu, sơn dầu, màu nước, bút dạ màu, cắt dán hoặc các chất liệu khác (không nhận tranh vẽ bằng bút chì đen).

Các quy định chung

- Mặt trước tác phẩm không được ký tên. Mặt sau, bên phải, góc dưới đầy đủ thông tin sau:

Tên tác phẩm:

Họ và tên tác giả:

Ngày tháng năm sinh tác giả:

Địa chỉ liên hệ (địa chỉ nhà hoặc địa chỉ trường, lớp):

Số điện thoại liên hệ: (ghi số điện thoại của bố/mẹ hoặc cô giáo):

- Bài tham dự cuộc thi phải là bài chưa được đăng tải trên các sách báo, tạp chí hoặc bất kỳ phương tiện thông tin đại chúng nào. Tác giả phải chịu trách nhiệm hoàn toàn về bản quyền và trách nhiệm nếu có của tranh chấp về bản quyền của bức tranh.

- Bài dự thi phải ghi đầy đủ thông tin như hướng dẫn trong phần hình thức thể hiện, các bài dự thi không đầy đủ thông tin cá nhân đều là những bài dự thi không hợp lệ…

- Ban Tổ chức cuộc thi không chịu trách nhiệm với những bài dự thi bị thất lạc trong quá trình chuyển gửi.

- Ban Giám khảo là người có quyền quyết định cuối cùng đối với những bài dự thi đạt giải.

- Ban Tổ chức không trả lại bài đã tham gia cuộc thi và có quyền sở hữu, sử dụng toàn bộ bản quyền của tác phẩm trong việc tuyên truyền, quảng bá cho cuộc thi cũng như các hoạt động tuyên truyền khác.

- Bài dự thi gửi qua đường bưu điện ghi rõ: Bài dự thi: Cuộc thi vẽ tranh “Em vẽ đại dương xanh - ngôi nhà của các loài sinh vật biển”.

- Nơi nhận bài dự thi qua đường bưu điện hoặc nộp trực tiếp tại:

Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển Công nghệ An Việt, Phòng 2206 CT5A Khu đô thị Văn Khê, La Khê, Hà Đông, Hà Nội. Điện thoại: 0867719735;

Hoặc Cục Kiểm ngư, số 10 Nguyễn Công Hoan, Ba Đình, Hà Nội. Địa chỉ email nhận bài dự thi kỹ thuật số: nmpa.vietnam@gmail.com.

- Các tác phẩm dự thi đạt giải sẽ được đăng tải trên website bảo tồn biển: http://www.nmpavietnam.com để thực hiện công tác truyền thông.

Thông tin chi tiết vui lòng liên hệ:

Phòng Bảo vệ và Phát triển nguồn lợi thủy sản; điện thoại: 024.32373284.

Hoặc bà Phạm Thị Thùy Linh, Chuyên viên Phòng Bảo vệ và Phát triển nguồn lợi thủy sản, Cục Kiểm ngư, số 10 Nguyễn Công Hoan, Ba Đình, Hà Nội.

Điện thoại: 0988565869; email: nmpa.vietnam@gmail.com hoặc linhptt83@gmail.com.

Xem thêm
Nghệ An: Tôm chết hàng loạt, nghi do bệnh mới

Tôm chết nhiều trên diện tích khoảng 25ha, trong đó phần đa xuống giống chưa được bao lâu. Đây là hồi chuông báo động đối với nghề hoàng kim một thời ở Nghệ An.

Điều động 1 kíp tàu tuần tra, phòng chống khai thác IUU

Từ ngày 22/4, Bộ Chỉ huy BĐBP tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu điều động 1 kíp tàu tuần tra, kiểm soát kết hợp tuyên truyền phòng, chống khai thác IUU trên vùng biển do đơn vị quản lý.

Xuất khẩu thủy sản 2 tháng đầu năm tăng 22,3%

Theo ước tính của Tổng cục Thống kê, trong 2 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đạt 1,3 tỷ USD, tăng 22,3% so với cùng kỳ năm 2023.

Có máy tời kéo thuyền, ngư dân khỏe re

QUẢNG TRỊ Chiếc máy tời nhỏ gọn nổ xình xịch, kéo theo thuyền đánh cá lên bờ một cách nhẹ nhàng. Ngư dân vì thế giảm được sức người trong khai thác hải sản.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm