| Hotline: 0983.970.780

Thể hiện ước mong bảo vệ hệ sinh thái biển qua từng nét vẽ

Thứ Năm 10/11/2022 , 17:27 (GMT+7)

HÀ NỘI Ngày 10/11, Tổng cục Thủy sản đã tổ chức lễ phát động cuộc thi vẽ tranh “Bảo tổn biển, bảo vệ loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm vì thế hệ mai sau”.

Lễ phát động Cuộc thi vẽ tranh “Bảo tổn biển, bảo vệ loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm vì thế hệ mai sau”. Ảnh: Phạm Hiếu.

Lễ phát động Cuộc thi vẽ tranh “Bảo tổn biển, bảo vệ loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm vì thế hệ mai sau”. Ảnh: Phạm Hiếu.

Theo Tổng cục Thủy sản, Việt Nam là quốc gia đa dạng sinh học cao, nguồn lợi thủy sản phong phú, nhiều hệ sinh thái biển quan trọng phân bố dọc theo chiều dài bờ biển và xung quanh các hòn đảo. Tuy nhiên, trước sức ép của việc gia tăng dân số, nhu cầu phát triển kinh tế ngày càng cao, sự gia tăng áp lực khai thác thủy sản ngày càng lớn, hoạt động du lịch tại các vùng biển ngày càng nhiều... dẫn đến các hệ sinh thái biển bị tác động tiêu cực, nguồn lợi thủy sản có dấu hiệu suy giảm.

“Để giảm thiểu tình trạng trên, cần phải có các giải pháp nhằm tăng cường quản lý, nâng cao năng lực, tuyên truyền phổ biến rộng rãi các quy định về bảo tồn biển, bảo vệ các loài thủy sản nguy cấp, quý hiếm. Một trong những giải pháp hữu hiệu, không thể thiếu đó là tuyên truyền, phổ biến thông qua nhiều hình thức khác nhau như phóng sự, bài viết chuyên đề, hội thảo, tọa đàm, cuộc thi tìm hiểu, sân khấu hóa…”, ông Trần Đình Luân, Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản nhấn mạnh.

Trong năm 2022, Bộ NN-PTNT đã ban hành quyết định phê duyệt Đề án truyền thông nâng cao năng lực cộng đồng về bảo tồn biển đến năm 2030, trong đó có nội dung tổ chức “Cuộc thi tìm hiểu về đa dạng sinh học ở khu bảo tồn biển, vai trò trách nhiệm của người dân tham gia công tác bảo tồn biển và bảo tồn các loài thủy sản nguy cấp, quý hiếm ở các khu bảo tồn biển” thông qua hình thức vẽ tranh.

Empty

Ông Trần Đình Luân mong muốn cuộc thi sẽ nhận được nhiều tác phẩm đạt chất lượng và chuyển tải được nhiều thông điệp có ý nghĩa cho công tác bảo tồn biển, bảo vệ loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm. Ảnh: Phạm Hiếu.

Theo đó, Tổng cục Thủy sản đã xây dựng và ban hành kế hoạch, phối hợp với Báo Nông nghiệp Việt Nam tổ chức cuộc thi vẽ tranh với chủ đề “Bảo tồn biển, bảo vệ loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm vì thế hệ mai sau” với mục tiêu thu hút sự quan tâm và tăng cường hiểu biết của cộng đồng về vai trò, tầm quan trọng của công tác bảo tồn biển; tạo điều kiện để các em học sinh, người dân bộc lộ khả năng, niềm đam mê với hội họa kết hợp với chủ đề bảo vệ nguồn lợi, bảo tồn biển.

Đồng thời, lan tỏa các thông điệp và hành động về bảo vệ nguồn lợi thủy sản, tìm kiếm các sáng kiến bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản tại địa phương; thu hút được sự tham gia của đông đảo người dân, trẻ em, học sinh ở các khu vực bảo tồn biển nói riêng và trong cả nước nói chung. Thông qua đó, giúp người dân hiểu rõ hơn về đa dạng sinh học ở khu bảo tồn biển, hiểu rõ được vai trò, trách nhiệm trong việc tham gia công tác bảo tồn biển, bảo vệ các loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm.

Mọi người dân trong và ngoài nước đều có thể tham gia cuộc thi theo đúng nội dung và chủ đề đã được công bố. Các tác phẩm dự thi có thể tập trung vào việc miêu tả những hoạt động thường nhật tại một khu bảo tồn biển, khu bảo vệ nguồn lợi thủy sản hay đơn giản là môi trường thủy sinh xung quanh ta sinh sống; có thể là những ước mơ, mong muốn về một khu bảo tồn biển nơi các loài thủy sản được bảo vệ, hệ sinh thái biển được gìn giữ từ đó tôm cá được sinh sôi, nảy nở; có thể là các hoạt động nên làm, không nên làm để bảo vệ môi trường biển, bảo vệ các loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm ở xung quanh ta; hay những ý tưởng, giải pháp để góp phần xây dựng các khu bảo tồn biển bền vững, ngăn chặn được sự suy giảm nguồn lợi thủy sản và bảo vệ được các loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm...

Cuộc thi có 1 giải đặc biệt, 2 giải nhất, 4 giải nhì, 8 giải ba, 10 giải khuyến kích và 

Cuộc thi có 1 giải Đặc biệt, 2 giải Nhất, 4 giải Nhì, 8 giải Ba, 10 giải Khuyến kích.

Cuộc thi sẽ diễn ra trong 2 tháng, trong đó có 1 tháng để các tác giả sáng tác và gửi bài dự thi về Ban tổ chức và 1 tháng để Ban giám khảo đánh giá, lựa chọn các tác phẩm đạt giải và trao giải.

“Mặc dù thời gian cuộc thi diễn ra tương đối ngắn, nhưng tôi tin tưởng rằng, bằng sự hiểu biết, tình yêu đối với các loài thủy sản, và hơn hết là ước mong bảo vệ được hệ sinh thái biển, bảo vệ các loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm, sẽ có nhiều tác giả tích cực tham gia với nhiều tác phẩm đạt chất lượng và chuyển tải được nhiều thông điệp có ý nghĩa cho công tác bảo tồn biển, bảo vệ loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm”, Tổng cục trưởng Trần Đình Luân chia sẻ.

Theo Ban tổ chức cuộc thi, các tác phẩm dự thi được thể hiện qua 2 hình thức là vẽ bằng tay hoặc tác phẩm kỹ thuật số, đồ họa vi tính. Ban giám khảo sẽ chấm và đánh giá riêng đối với hai hình thức. Các tác phẩm được thể hiện trên khổ giấy A3 hoặc kích thước tương đương với khổ giấy A3 và ghi đầy đủ các thông tin dự thi kèm theo tác phẩm.

Về cơ cấu giải thưởng, Ban tổ chức sẽ trao các giải thưởng riêng cho hai hình thức vẽ tay và vẽ kỹ thuật số với 2 giải Nhất, 4 giải Nhì, 8 giải Ba, 10 giải Khuyến kích và 1 giải Đặc biệt chung cho cả hai hình thức.

Với cơ cấu giải thưởng hấp dẫn bao gồm cả tiền mặt và hiện vật, đặc biệt trong đó có chuyến trải nghiệm thực tế tại khu bảo tồn biển dành cho tác giả có tác phẩm đạt giải Đặc biệt và giải Nhất, Ban tổ chức tin tưởng đó sẽ là động lực lớn để các tác giả cống hiến những tác phẩm chất lượng mang tính chuyên môn cao và ý nghĩa lớn đối với công tác bảo tồn biển, bảo vệ các loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm.

Xem thêm
Đổi đời nhờ nuôi ba ba: [Bài 2] Thành triệu phú, tỷ phú

YÊN BÁI Hiện nay ở xã Cát Thịnh, huyện Văn Chấn có gần 500 hộ nuôi ba ba, loài vật đặc sản này đã giúp cho nhiều nông dân đổi đời, trở thành những triệu phú, tỷ phú.

Lĩnh 9 tháng tù treo vì khai thác thủy sản bất hợp pháp

QUẢNG NINH Mặc dù đã bị xử phạt hành chính nhưng Nguyễn Văn Téc vẫn tiếp tục sử dụng kích điện trên tàu cá để khai thác thủy sản tại vùng lõi vịnh Hạ Long.

Nghêu sạch vào nhà máy, ra siêu thị

Năm 2023, HTX thu hoạch nghêu thịt hơn 950 tấn, trong đó cung cấp nghêu sạch cho nhà máy đạt 120 tấn, tổng doanh thu gần 19 tỷ đồng.

Chuyện ghi bên phá Tam Giang [Bài 3]: Những làng chài vắng bóng thanh niên

THỪA THIÊN - HUẾ Về những làng quê bên phá Tam Giang bây giờ, hầu như nhà nào cũng chỉ toàn người già, con trẻ. Hỏi mới biết rằng, thanh niên lớn lên đều tìm đường làm ăn xa.