| Hotline: 0983.970.780

FAO ấn tượng về kế hoạch chuyển đổi hệ thống lương thực của Việt Nam

Thứ Ba 25/04/2023 , 16:40 (GMT+7)

FAO chia sẻ ấn tượng về Kế hoạch hành động quốc gia chuyển đổi hệ thống lương thực thực phẩm minh bạch, trách nhiệm và bền vững ở Việt Nam đến năm 2030.

Sáng 25/4, trong khuôn khổ Hội nghị toàn cầu lần thứ 4 Hệ thống lương thực, thực phẩm, Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế Bộ NN-PTNT Nguyễn Đỗ Anh Tuấn đã làm việc với các Giám đốc Hệ thống Thực phẩm và An toàn thực phẩm (FAO) Corinna Hawkes.

Bà Corinna Hawkes đánh giá, chia sẻ ấn tượng về Kế hoạch hành động quốc gia chuyển đổi hệ thống lương thực thực phẩm minh bạch, trách nhiệm và bền vững ở Việt Nam đến năm 2030. Với các mục tiêu và nhiệm vụ cụ thể đặt ra cho các bên liên quan và  đơn vị phối hợp, FAO mong muốn tìm hiểu về những bước tiếp theo của Kế hoạch cũng như sự thay đổi và những điểm mới mà Kế hoạch đem lại cho hệ thống LTTP so với các chính sách và chương trình hiện hành mà Việt Nam đang áp dụng.

Giám đốc Hệ thống Thực phẩm và An toàn thực phẩm (FAO) Corinna Hawkes chia sẻ ấn tượng về Kế hoạch hành động quốc gia chuyển đổi hệ thống lương thực thực phẩm minh bạch, trách nhiệm và bền vững ở Việt Nam đến năm 2030. Ảnh: Duy Học. 

Giám đốc Hệ thống Thực phẩm và An toàn thực phẩm (FAO) Corinna Hawkes chia sẻ ấn tượng về Kế hoạch hành động quốc gia chuyển đổi hệ thống lương thực thực phẩm minh bạch, trách nhiệm và bền vững ở Việt Nam đến năm 2030. Ảnh: Duy Học. 

Vụ trưởng Nguyễn Đỗ Anh Tuấn cho biết, trong tiến trình xây dựng hệ thống LTTP, Bộ đã làm việc chặt chẽ với FAO và các đối tác khác.

“Đối với Kế hoạch hành động quốc gia chuyển đổi hệ thống lương thực thực phẩm minh bạch, trách nhiệm và bền vững tại Việt Nam, chúng tôi đề xuất các nhiệm vụ ở cấp Bộ  và sau Hội nghị này chúng tôi sẽ vạch ra chi tiết kế hoạch hành động các đơn vị thuộc Bộ xoay quanh các nội dung liên quan đến xây dựng chính sách, nghiên cứu, nâng cao năng lực, thí điểm các mô hình mới...", ông Tuấn chia sẻ.

Theo đó, sẽ mất khoảng 6 tháng để xây dựng hoạt động chi tiết cho Kế hoạch hành động này. Tuy nhiên, trước đó Bộ NN-PTNT đã có nhiều dự án hợp tác với các tổ chức quốc tế như FAO, Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên (WWF), Ngân hàng Thế giới...để thực hiện nỗ lực chuyển đổi hệ thống LTTP qua các dự án, chương trình như đề án Phát triển bền vững 1 triệu héc ta lúa chuyên canh chất lượng cao gắn với tăng trưởng xanh vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), Chương trình hành động quốc gia “Không còn nạn đói” với nhiều chương trình liên quan và các dự án tái cơ cấu ngành nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới.

Ông Tuấn cho biết, những dự án, chương trình đang diễn ra, được vận hành hiệu quả với sự quản lý chuẩn chỉnh và phối hợp tốt với các bên liên quan, phía Bộ sẽ tiếp tục thúc đẩy và triển khai. Tuy nhiên, ngành nông nghiệp đang tìm kiếm sự can thiệp và phối hợp của FAO ở các vấn đề quan trọng song mới mẻ hơn như ở lĩnh vực nông nghiệp sinh thái, dinh dưỡng cho người nghèo và giảm thất thoát, lãng phí thực phẩm.

Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế Bộ NN-PTNT Nguyễn Đỗ Anh Tuấn đề nghị FAO can thiệp và hợp tác trong ba vấn đề mà Bộ NN-PTNT đang quan tâm là nông nghiệp sinh thái, dinh dưỡng cho người nghèo và giảm thất thoát, lãng phí thực phẩm. Ảnh: Duy Học.

Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế Bộ NN-PTNT Nguyễn Đỗ Anh Tuấn đề nghị FAO can thiệp và hợp tác trong ba vấn đề mà Bộ NN-PTNT đang quan tâm là nông nghiệp sinh thái, dinh dưỡng cho người nghèo và giảm thất thoát, lãng phí thực phẩm. Ảnh: Duy Học.

“Chúng tôi nghĩ cả 3 vấn đề trên đều là thế mạnh của FAO. FAO là tổ chức đi đầu trong lĩnh vực sinh thái, vì vậy, chúng tôi muốn sự phối hợp và cần các bạn can thiệp để đưa ra đánh giá về những thực hành tốt có thể áp dụng đối với hệ sinh thái đa dạng của Việt Nam”, ông Tuấn đề xuất.

Ông cho biết, ở bước tiến tiếp theo, hai bên có thể cùng nghiên cứu và tìm kiếm các mô hình áp dụng được với hệ sinh thái của từng khu vực từ Bắc xuống Nam, khu vực ven biển, đồng bằng, miền núi... của Việt Nam. Sau đó, tiến tới xây dựng chính sách, triển khai các hoạt động liên quan đến nâng cao năng lực, đo lường và đánh giá cũng như thử nghiệm.

Đối với vấn đề dinh dưỡng cho người nghèo, đặc biệt ở khu vực dân tộc thiểu số và đối tượng phụ nữ và trẻ em ở các vùng dễ bị tổn thương, ông Tuấn cho biết Việt Nam cần chế độ dinh dưỡng cân bằng hơn. Đại diện Bộ NN-PTNT đề xuất phía FAO hỗ trợ để tận dụng thực phẩm địa phương để xây dựng chế độ dinh dưỡng phù hợp cho người nghèo tại địa phương đó, đặt biệt là các vùng núi, vùng sâu vùng xa, nơi vận chuyển thực phẩm hết sức khó khăn.

Đối với vấn đề đa dạng thực phẩm và dinh dưỡng cho người nghèo, phía Việt Nam cần sự can thiệp của FAO để nghiên cứu các chính sách và thí điểm kịp thời.

Tình trạng lãng phí thực phẩm xảy ra ở tất cả các khâu của chuỗi cung ứng của Việt Nam, từ lúc bắt đầu được thu hoạch cho đến khi thành thức ăn. Trong đó, 25% lượng thực phẩm sản xuất bị thất thoát trước khi đến được nhà máy chế biến hoặc trung tâm phân phối. Tổng thiệt hại của tình trạng lãng phí thực phẩm của Việt Nam ước tính khoảng 8,8 triệu tấn, tương đương 3,9 tỉ đô la Mỹ, khoảng 2% GDP của Việt Nam.

Theo ông Tuấn, thất thoát lương thực, thực thực phẩm cũng liên quan đến những vấn đề như phát thải các bon, biến đổi khí hậu. Trong khi đó, việc tận dụng được nguồn thất thoát này có thể mang lại lợi ích lớn cho người sản xuất cũng như tạo thêm công ăn việc làm cho người địa phương.

Ví dụ, Việt Nam là quốc gia xuất khẩu cà phê thứ hai thế giới, song chúng ta vẫn chưa tận dụng triệt để các phụ phẩm cà phê để thúc đẩy nông nghiệp tuần hoàn. Bên cạnh đó, thất thoát thực phẩm cũng là kết quả của những hạn chế như thiếu hệ thống bảo quản, logistics và khả năng chế biến thực phẩm sau thu hoạch còn hạn chế. Với những vấn đề này, phía Bộ mong muốn FAO cùng hợp tác chia sẻ kinh nghiệm và tìm kiếm giải pháp.

Xem thêm
Quốc hội sẽ bầu Chủ tịch Quốc hội trước sau đó bầu Chủ tịch nước

Công tác nhân sự sẽ được Quốc hội khóa XV thực hiện từ 20-22/5, trong đó chức danh Chủ tịch Quốc hội sẽ được bầu trước, sau đó là chức danh Chủ tịch nước.

Đông Nam bộ đủ nước cho vụ hè thu

Đông Nam bộ đã bắt đầu bước vào mùa mưa. Mực nước hiện tại ở các hồ chứa trong khu vực có khả năng đáp ứng đủ cho sản xuất vụ hè thu.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Tây Ninh đã có thiệt hại do mưa lớn, dông lốc

Cơn mưa lớn chiều các ngày 16/5 và 17/5 đã khiến cho địa bàn tỉnh Tây Ninh có những thiệt hại đầu tiên về của. Rất may không ai bị thương, nguy hiểm tính mạng.