| Hotline: 0983.970.780

Thông điệp gửi đến Hội nghị toàn cầu lần 4 Hệ thống Lương thực thực phẩm bền vững

Chủ Nhật 23/04/2023 , 06:00 (GMT+7)

Thông điệp được các chính khách, đại biểu, diễn giả gửi đến Hội nghị toàn cầu lần 4 về Hệ thống Lương thực, thực phẩm bền vững (SFS-LTTP).

Ông Lê Minh Hoan, Bộ trưởng Bộ NN-PTNT: Việt Nam đã cam kết và đang nỗ lực xây dựng hệ thống lương thực thực phẩm minh bạch, trách nhiệm, bền vững. Chúng ta cùng chung MỘT HÀNH TINH - MỘT SỨC KHỎE - MỘT HỆ THỐNG LƯƠNG THỰC THỰC PHẨM - MỘT THỊNH VƯỢNG. Hãy cùng nhau thay đổi để đem lại ấm no, công bằng, hạnh phúc, bền vững cho hành tinh xanh của chúng ta.

Ông Lê Minh Hoan, Bộ trưởng Bộ NN-PTNT: Việt Nam đã cam kết và đang nỗ lực xây dựng hệ thống lương thực thực phẩm minh bạch, trách nhiệm, bền vững. Chúng ta cùng chung MỘT HÀNH TINH - MỘT SỨC KHỎE - MỘT HỆ THỐNG LƯƠNG THỰC THỰC PHẨM - MỘT THỊNH VƯỢNG. Hãy cùng nhau thay đổi để đem lại ấm no, công bằng, hạnh phúc, bền vững cho hành tinh xanh của chúng ta.

Ông Jamie Morrison, Cố vấn cấp cao Chiến lược và đối ngoại, GAIN: Các chính sách phù hợp nhằm thúc đẩy sự phối hợp của các bên liên quan là bước đi quan trọng đầu tiên để hướng tới chuyển đổi hệ thống lương thực mà chúng ta cần. Hội nghị SFS sẽ mang đến cơ hội tuyệt vời để xác định cách tăng cường hỗ trợ cho các quốc gia thực hiện bước đi này.

Ông Jamie Morrison, Cố vấn cấp cao Chiến lược và đối ngoại, GAIN: Các chính sách phù hợp nhằm thúc đẩy sự phối hợp của các bên liên quan là bước đi quan trọng đầu tiên để hướng tới chuyển đổi hệ thống lương thực mà chúng ta cần. Hội nghị SFS sẽ mang đến cơ hội tuyệt vời để xác định cách tăng cường hỗ trợ cho các quốc gia thực hiện bước đi này.

Đại sứ Gabriel Ferrero, Chủ tịch Ủy ban An ninh Lương thực Thế giới của LHQ: Chúng ta đang sống trong một cuộc khủng hoảng an ninh lương thực chưa từng có. Những người bị ảnh hưởng nặng nề nhất của cuộc khủng hoảng này không có thời gian cho sự chậm trễ trong phối hợp giữa các bên. Các thế hệ tương lai cũng vậy, họ đang trông chờ vào việc chuyển đổi hệ thống lương thực để đảm bảo quyền con người của mình, trong đó bao gồm đủ lương thực, có sinh kế đàng hoàng và một hành tinh khỏe mạnh.

Đại sứ Gabriel Ferrero, Chủ tịch Ủy ban An ninh Lương thực Thế giới của LHQ: Chúng ta đang sống trong một cuộc khủng hoảng an ninh lương thực chưa từng có. Những người bị ảnh hưởng nặng nề nhất của cuộc khủng hoảng này không có thời gian cho sự chậm trễ trong phối hợp giữa các bên. Các thế hệ tương lai cũng vậy, họ đang trông chờ vào việc chuyển đổi hệ thống lương thực để đảm bảo quyền con người của mình, trong đó bao gồm đủ lương thực, có sinh kế đàng hoàng và một hành tinh khỏe mạnh.

Ông David Cooper, quyền Thư ký điều hành, Ban Thư ký Công ước đa dạng sinh học: Đối với tương lai của đa dạng sinh học, không có gì quan trọng hơn là cách chúng ta quản lý hệ thống lương thực.

Ông David Cooper, quyền Thư ký điều hành, Ban Thư ký Công ước đa dạng sinh học: Đối với tương lai của đa dạng sinh học, không có gì quan trọng hơn là cách chúng ta quản lý hệ thống lương thực.

Ông Nguyễn Đỗ Anh Tuấn, Vụ trưởng Vụ HTQT, Bộ NN-PTNT: Hỗ trợ tài chính, công nghệ và nâng cao năng lực cho các nước đang phát triển là rất quan trọng đối với quá trình chuyển đổi sang các hệ thống lương thực thực phẩm bền vững và thích ứng với biến đổi khí hậu. Việt Nam sẵn sàng trở thành trung tâm đổi mới lương thực ở Đông Nam Á và sẽ tích cực hỗ trợ đổi mới để chuyển đổi toàn diện, chuyển đổi số và chuyển đổi xanh trong hệ thống nông nghiệp và lương thực.

Ông Nguyễn Đỗ Anh Tuấn, Vụ trưởng Vụ HTQT, Bộ NN-PTNT: Hỗ trợ tài chính, công nghệ và nâng cao năng lực cho các nước đang phát triển là rất quan trọng đối với quá trình chuyển đổi sang các hệ thống lương thực thực phẩm bền vững và thích ứng với biến đổi khí hậu. Việt Nam sẵn sàng trở thành trung tâm đổi mới lương thực ở Đông Nam Á và sẽ tích cực hỗ trợ đổi mới để chuyển đổi toàn diện, chuyển đổi số và chuyển đổi xanh trong hệ thống nông nghiệp và lương thực.

Tiến sỹ Corinna Hawkes, Giám đốc Ban Hệ thống và an toàn lương thực - FAO: Chúng ta phải đặt con người vào trung tâm của quá trình chuyển đổi hệ thống lương thực. Tạo điều kiện cho sự tham gia rộng rãi của tất cả mọi người là điều kiện rất quan trọng cho thành công của chúng ta.

Tiến sỹ Corinna Hawkes, Giám đốc Ban Hệ thống và an toàn lương thực - FAO: Chúng ta phải đặt con người vào trung tâm của quá trình chuyển đổi hệ thống lương thực. Tạo điều kiện cho sự tham gia rộng rãi của tất cả mọi người là điều kiện rất quan trọng cho thành công của chúng ta.

Bà Christine Campeau, Giám đốc vận động toàn cầu hệ thống lương thực - CARE: Với CARE, việc đảm bảo các cộng đồng ở cấp quốc gia lẫn địa phương hiểu các quyền của họ và cung cấp cho họ các công cụ để để quy trách nhiệm những người có thẩm quyền hoặc đưa ra yêu cầu với các dịch vụ là một chiến lược hiệu quả để củng cố sức mạnh của hệ thống.

Bà Christine Campeau, Giám đốc vận động toàn cầu hệ thống lương thực - CARE: Với CARE, việc đảm bảo các cộng đồng ở cấp quốc gia lẫn địa phương hiểu các quyền của họ và cung cấp cho họ các công cụ để để quy trách nhiệm những người có thẩm quyền hoặc đưa ra yêu cầu với các dịch vụ là một chiến lược hiệu quả để củng cố sức mạnh của hệ thống.

Bà Nadine Gbossa, Giám đốc điều phối hệ thống lương thực - IFAD: Đầu tư vào các hộ sản xuất nhỏ và nông nghiệp cơ bản là trọng tâm của chuyển đổi hệ thống lương thực. Hơn 80% trong số 570 triệu trang trại trên toàn cầu được điều hành bởi nông dân với diện tích canh tác dưới 2ha. Ở các nước đang phát triển, hầu hết họ sống trong cảnh nghèo đói cùng cực. Khi đầu tư vào hệ thống lương thực phải đảm bảo giá cả hợp lý và mức thu nhập đủ sống cho các hộ sản xuất nhỏ và các công nhân nông nghiệp.

Bà Nadine Gbossa, Giám đốc điều phối hệ thống lương thực - IFAD: Đầu tư vào các hộ sản xuất nhỏ và nông nghiệp cơ bản là trọng tâm của chuyển đổi hệ thống lương thực. Hơn 80% trong số 570 triệu trang trại trên toàn cầu được điều hành bởi nông dân với diện tích canh tác dưới 2ha. Ở các nước đang phát triển, hầu hết họ sống trong cảnh nghèo đói cùng cực. Khi đầu tư vào hệ thống lương thực phải đảm bảo giá cả hợp lý và mức thu nhập đủ sống cho các hộ sản xuất nhỏ và các công nhân nông nghiệp.

Bà Mansi Shah, Quản lý chương trình Hoạt động việc làm tương lai, Hiệp hội Phụ nữ tự làm chủ (SEWA): Lao động nữ trong khu vực phi chính thức đóng vai trò chính ở tất cả các công đoạn của hệ thống lương thực nhưng họ hầu như không có bất kỳ tiếng nói hay sự hiện diện nào. Tổ chức cho lao động nữ trong khu vực phi chính thức và lồng ghép họ vào tất cả các công đoạn trong chuỗi giá trị của hệ thống lương thực sẽ giúp tạo ra một hệ thống cân bằng và toàn diện hơn. Nó sẽ tạo ra các cơ hội về sinh kế đàng hoàng và công bằng hơn cho phụ nữ, đồng thời thúc đẩy và củng cố hoạt động phân phối, mua sắm tại địa phương, xây dựng một nền kinh tế nuôi dưỡng.

Bà Mansi Shah, Quản lý chương trình Hoạt động việc làm tương lai, Hiệp hội Phụ nữ tự làm chủ (SEWA): Lao động nữ trong khu vực phi chính thức đóng vai trò chính ở tất cả các công đoạn của hệ thống lương thực nhưng họ hầu như không có bất kỳ tiếng nói hay sự hiện diện nào. Tổ chức cho lao động nữ trong khu vực phi chính thức và lồng ghép họ vào tất cả các công đoạn trong chuỗi giá trị của hệ thống lương thực sẽ giúp tạo ra một hệ thống cân bằng và toàn diện hơn. Nó sẽ tạo ra các cơ hội về sinh kế đàng hoàng và công bằng hơn cho phụ nữ, đồng thời thúc đẩy và củng cố hoạt động phân phối, mua sắm tại địa phương, xây dựng một nền kinh tế nuôi dưỡng.

Ông Joe Phelan, Hội đồng doanh nghiệp thế giới vì sự phát triển bền vững (WBCSD): Cách lương thực được trồng, tiếp thị và tiêu thụ có tác động đến đời sống con người và môi trường. Việc chuyển đổi là rất cần thiết để cung cấp cho tất cả chúng ta những lương thực bổ dưỡng, được sản xuất theo cách bảo vệ quyền con người, bảo vệ thiện nhiên và giảm lượng khí thải. WBCSD sẽ hỗ trợ quá trình chuyển đổi này bằng cách tập hợp khu vực tư nhân để mở rộng quy mô hoạt động kinh doanh theo cách có trách nhiệm hơn.

Ông Joe Phelan, Hội đồng doanh nghiệp thế giới vì sự phát triển bền vững (WBCSD): Cách lương thực được trồng, tiếp thị và tiêu thụ có tác động đến đời sống con người và môi trường. Việc chuyển đổi là rất cần thiết để cung cấp cho tất cả chúng ta những lương thực bổ dưỡng, được sản xuất theo cách bảo vệ quyền con người, bảo vệ thiện nhiên và giảm lượng khí thải. WBCSD sẽ hỗ trợ quá trình chuyển đổi này bằng cách tập hợp khu vực tư nhân để mở rộng quy mô hoạt động kinh doanh theo cách có trách nhiệm hơn.

Bà Trương Tuyết Mai, Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng: Các lãnh đạo của Việt Nam cam kết mạnh mẽ về việc tổ chức một sự kiện cấp cao để tạo cầu nối cho những người đang xây lựng liên kết giữa các bên cùng làm việc vì tương lai của một hệ thống lương thực bền vững.

Bà Trương Tuyết Mai, Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng: Các lãnh đạo của Việt Nam cam kết mạnh mẽ về việc tổ chức một sự kiện cấp cao để tạo cầu nối cho những người đang xây lựng liên kết giữa các bên cùng làm việc vì tương lai của một hệ thống lương thực bền vững.

Bà Sylvia Ekra, Phó Giám đốc Trung tâm điều phối FS: Trung tâm điều phối Hệ thống lương thực của Liên hợp quốc vinh dự được hợp tác với Mạng lưới Một hành tinh và chào đón tất cả các bên sẽ đến tham gia cuộc thảo luận sôi nổi này.

Bà Sylvia Ekra, Phó Giám đốc Trung tâm điều phối FS: Trung tâm điều phối Hệ thống lương thực của Liên hợp quốc vinh dự được hợp tác với Mạng lưới Một hành tinh và chào đón tất cả các bên sẽ đến tham gia cuộc thảo luận sôi nổi này.

Ông Martin Hoppe, Trưởng Phòng An ninh lương thực, Dinh dưỡng, Chính sách lương thực toàn cầu và Thủy sản, Bộ Hợp tác và phát triển kinh tế LB Đức: Chỉ bằng cách thông qua quan hệ đối tác sáng tạo và những chính sách nhất quán chúng ta mới có thể đảm bảo được việc chuyển đổi hệ thống lương thực có liên quan đến các vấn đề cấp bách nhất của thời đại như nạn đói, suy dinh dưỡng, biến đổi khí hậu, suy giảm đa dạng sinh học. Hội nghị này mang đến một cơ hội để học hỏi và trao đổi, giúp thúc đẩy các hành động.

Ông Martin Hoppe, Trưởng Phòng An ninh lương thực, Dinh dưỡng, Chính sách lương thực toàn cầu và Thủy sản, Bộ Hợp tác và phát triển kinh tế LB Đức: Chỉ bằng cách thông qua quan hệ đối tác sáng tạo và những chính sách nhất quán chúng ta mới có thể đảm bảo được việc chuyển đổi hệ thống lương thực có liên quan đến các vấn đề cấp bách nhất của thời đại như nạn đói, suy dinh dưỡng, biến đổi khí hậu, suy giảm đa dạng sinh học. Hội nghị này mang đến một cơ hội để học hỏi và trao đổi, giúp thúc đẩy các hành động.

Ông Văn Ngọc Thịnh, Giám đốc Quốc gia WWF Việt Nam: Có rất nhiều cơ hội lớn để nuôi sống cả thế giới theo những cách thuận tự nhiên chứ không phải là chống lại nó. Làm những điều khác biệt có thể ngăn rừng biến thành ruộng, giữ cho những dòng sông luôn chảy, khôi phục độ màu mỡ của đất và đảo ngược tình trạng đe dọa sự sống trên Trái đất. Điều này cũng đồng thời đảm bảo đủ lương thực bổ dưỡng cho con người ở hiện tại và trong tương lai.

Ông Văn Ngọc Thịnh, Giám đốc Quốc gia WWF Việt Nam: Có rất nhiều cơ hội lớn để nuôi sống cả thế giới theo những cách thuận tự nhiên chứ không phải là chống lại nó. Làm những điều khác biệt có thể ngăn rừng biến thành ruộng, giữ cho những dòng sông luôn chảy, khôi phục độ màu mỡ của đất và đảo ngược tình trạng đe dọa sự sống trên Trái đất. Điều này cũng đồng thời đảm bảo đủ lương thực bổ dưỡng cho con người ở hiện tại và trong tương lai.

Xem thêm
Tổng Bí thư tiếp Đại sứ Úc Andrew Goledzinowski đến chào từ biệt

Chiều 23/12, Tổng Bí thư Tô Lâm đã tiếp Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Australia tại Việt Nam Andrew Goledzinowski đến chào từ biệt, kết thúc nhiệm kỳ công tác.

Xuất khẩu thủy sản đạt 10 tỷ USD, kỳ vọng vào 2025

Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam tổ chức Lễ mừng xuất khẩu thủy sản đạt 10 tỷ USD năm 2024, kỳ vọng tăng trưởng tốt hơn trong năm 2025.

Muốn khôi phục sản xuất cần giãn nợ, mở rộng chính sách bảo hiểm nông nghiệp

Khoanh nợ, giãn nợ, bổ sung gói vay mới, mở rộng chính sách bảo hiểm trong nông nghiệp sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp phát triển sản xuất bền vững.