| Hotline: 0983.970.780

FMC Việt Nam trình diễn phun thuốc BVTV bằng máy bay không người lái

Thứ Tư 18/11/2020 , 08:26 (GMT+7)

Công ty FMC Việt Nam vừa tổ chức buổi trình diễn phun thuốc Prevathon 0.4GR tại ấp T4, xã Vĩnh Phú, huyện Giang Thành (Kiên Giang) thu hút nhiều nông dân đến tham quan.

Công ty FMC Việt Nam trình diễn phun thuốc Prevathon 0.4GR tại ấp T4, xã Vĩnh Phú, huyện Giang Thành (Kiên Giang). Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Công ty FMC Việt Nam trình diễn phun thuốc Prevathon 0.4GR tại ấp T4, xã Vĩnh Phú, huyện Giang Thành (Kiên Giang). Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Đây là chương trình hợp tác lâu dài giữa Công ty FMC Việt Nam và Công ty Agridrone Việt Nam nhằm giới thiệu kỹ thuật mới trong việc xử lý thuốc BVTV. Khoảng 40 ha ruộng lúa giai đoạn đẻ nhánh ở vụ đông xuân 2020-2021 được áp dụng sản phẩm Prevathon® 0.4GR nhằm quản lý sâu đục thân, sâu cuốn lá và sâu đục bẹ trên ruộng lúa. Tất cả chi phí đều do FMC Việt Nam tài trợ.

Máy bay không người lái (drone) trong nông nghiệp ngày càng được áp dụng phổ biến. Tuy nhiên, đây là lần đầu tiên bà con nông dân trong vùng chứng kiến thiết bị drone được sử dụng cho sản phẩm Prevathon® 0.4GR dạng hạt rải. 

Ông Nguyễn Văn Thiên Vũ, Giám đốc Công ty AgriDrone Việt Nam cho biết: Drone hay còn gọi máy bay phun thuốc có nhiều tính năng ưu việt. Drone giúp rút ngắn thời gian xử lý thuốc trên ruộng một cách rất ý nghĩa, mỗi hécta chỉ mất khoảng 10 – 15 phút. Drone giúp cho việc sử dụng thuốc kiểm soát dịch hại hiệu quả hơn. Drone còn giúp giảm thiểu tối đa vấn đề thuốc BVTV ảnh hưởng đến sức khỏe con người cũng như môi trường.

Qua phần chia sẻ của ông Vũ, nhiều nông dân băn khoăn không biết vì sao thiết bị này lại có thể vừa giảm thời gian xử lý mà lại tăng hiệu quả sử dụng thuốc. PGS.TS Trần Văn Hai, giảng viên cao cấp Khoa Nông nghiệp, Đại học Cần Thơ phân tích: Với lực nén từ thiết bị, các giọt thuốc với kích cỡ rất nhỏ được đưa xuống đến tận gốc lúa, vòng khí nén lại theo chiều xoắn nên thuốc sẽ bám dính đều cả 2 mặt lá. Điều này giúp thuốc tiếp cận tốt hơn với dịch hại so với kiểu xử lý bằng biện pháp phun tay nên tăng hiệu quả áp dụng thuốc. Đây là công nghệ đã được áp dụng từ lâu ở các nước tiên tiến. 

Các diễn giả trả lời những câu hỏi thắc mắt của bà con nông dân khi sử dụng Prevathon 0.4GR dạng hạt thông drone phun cho vụ lúa đông xuân 2020 – 2021. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Các diễn giả trả lời những câu hỏi thắc mắt của bà con nông dân khi sử dụng Prevathon 0.4GR dạng hạt thông drone phun cho vụ lúa đông xuân 2020 – 2021. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Một câu hỏi được đặt ra, liệu tất cả các dạng thuốc lỏng, bột, cốm, hạt rải dạng nào thích hợp cho xử lý bằng drone? PGS.TS Trần Văn Hai chia sẻ thêm: Tất cả các dạng thuốc đều có thể áp dụng bằng drone với điều kiện khi pha loãng để xử lý, thuốc phải hòa tan thật tốt, không lắng cặn làm nghẹt thiết bị. Đối với dạng hạt rải, đòi hỏi kích cỡ hạt thuốc phù hợp với đầu ra thiết bị hay không. Lượng thuốc áp dụng trên một héc ta có nằm trong phạm vi cho phép của một lần bay hay không, điều này liên quan đến thời gian bay để đảm bảo tính kinh tế.

Hiện công ty AgriDrone Việt Nam đã bố trí rất nhiều các cơ sở cung cấp dịch vụ khắp ĐBSCL, thiết bị này lại có thể vận chuyển bằng xe máy 2 bánh nên đáp ứng nhu cầu của nông dân. Giá phun dịch vụ khoảng 200.000 đồng/ha. Bà con có nhu cầu liên hệ hotline FMC Việt Nam 1900886647 hay AgriDrone Việt Nam qua số: 03 3838 9999, 07 9955 8855.

Ông Phạm Quang Hưng, Giám đốc nghiên cứu & phát triển sản phẩm của Công ty FMC Việt Nam chia sẻ: Thuốc Prevathon® 0.4GR hoàn toàn phù hợp cho việc áp dụng drone, bởi thuốc có dạng hạt nhỏ phù hợp cho đầu ra của thiết bị, lượng thuốc áp dụng cho 1ha khoảng 10kg, có thể áp dụng 1 lần bay cho 1ha.

Ngoài ra, thuốc không có lẫn bụi nên không làm thất thoát thuốc, cũng như không làm ô nhiễm môi trường. Hiện nay, Công ty FMC Việt Nam cũng phân phối sản phẩm Prevathon ®5SC, là một dạng thuốc hòa tan rất tốt trong nước. Prevathon®5SC lại có thể phối hợp tốt với nhiều loại thuốc phòng trị bệnh phổ biến hiện nay nên rất phù hợp cho việc phối trộn xử lý một lần với thiết bị máy bay không người lái.

Mặc dù máy bay phun thuốc không xa lạ gì với nông dân, nhưng máy bay rải thuốc hạt có lẻ là lần đầu tiên họ được chứng kiến. Rất nhiều ý kiến được bà con tham quan nêu lên sau khi tham quan buổi trình diễn. 

Ông Trần Văn Dây ở xã Vĩnh Phú, huyện Giang Thành (Kiên Giang) cho biết, người nông dân rất lo mỗi khi có dịch hại xuất hiện vì phải tốn công xử lý, và đặc biệt sợ nhất là bị nhiễm thuốc khi đi phun trên ruộng. Mỗi héc ta phải mất 3 – 4 tiếng đồng hồ phun thuốc BVTV, thời gian tiếp cận với thuốc quá lâu, nguy cơ nhiễm thuốc là điều không thể tránh khỏi. Với thiết bị drone, người xử lý thuốc không tiếp cận nhiều với thuốc nên tôi cảm thấy an tâm hơn về sức khỏe, thuốc được pha một lần nên các bao bì được tập trung tại một chỗ, không vứt lung tung gây ô nhiễm.

Còn ông Lâm Sơn Hải ở cùng xã Vĩnh Phú cho biết: "Tôi rất vui vì chứng kiến tận mắt và hài lòng với thiết bị drone vì thấy thời gian xử lý quá nhanh, từ 10 - 15 phút là xong 1 ha. Thích nhất là không cần phải đeo bình lội vào ruộng khi xử lý thuốc. Thay vì trước đây lúa ở giai đoạn cuối, phải phun bằng bình đeo vai lội vào ruộng thì rất khó di chuyển, thuốc phun ra khó bám đều cây lúa, lúa bị giẫm đạp đổ ngã ảnh hưởng đến năng suất.

Thời gian tới, FMC và AgriDrone Việt Nam, sẽ tăng cường các nghiên cứu sâu hơn nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả các sản phẩm của FMC khi được sử dụng bằng drone. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Thời gian tới, FMC và AgriDrone Việt Nam, sẽ tăng cường các nghiên cứu sâu hơn nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả các sản phẩm của FMC khi được sử dụng bằng drone. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Kết thúc buổi trình diễn, ông Lê Xuân Biên, Giám đốc Marketing Công ty FMC Việt Nam cho biết: "Sắp tới FMC sẽ đào tạo một đội ngũ phi công chuyên nghiệp, trang bị nhiều máy bay không người lái nhằm phục vụ các chương trình nghiên cứu phát triển sản phẩm, khảo nghiệm và xây dựng quy trình kỹ thuật sản phẩm FMC Việt Nam trên các cây trồng với thiết bị drone. Thông qua chương trình phối hợp dài hạn giữa Công ty FMC và AgriDrone Việt Nam, chúng tôi sẽ đưa ra các chương trình để đưa công nghệ mới này tiến gần hơn với nông dân ĐBSCL nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả canh tác nông nghiệp".

Ngoài việc áp dụng cho phun thuốc BVTV, trong tương lai, máy bay không người lái còn có thể  áp dụng cho nhiều lĩnh vực liên quan khác như bón phân, rải giống, dự báo dự tính dịch hại, phân tích các điều kiện canh tác như ẩm độ, nhiệt độ môi trường, dinh dưỡng cây trồng, thống kê dự báo diện tích sản lượng cây trồng… Máy bay không người lái sẽ là công cụ đắc lực cho các mô hình canh tác lúa hiện đại và bền vững, vừa giúp nhà nông nâng cao hiệu quả sản xuất vừa bảo vệ môi trường và an toàn cho sức khỏe con người.

  • Tags:
Xem thêm
Trang trại heo Mavin đạt tiêu chuẩn toàn cầu Global GAP

Tháng 11/2024, 2 trang trại heo của Tập đoàn Mavin tại huyện Anh Sơn (Nghệ An) và huyện Kbang (Gia Lai) chính thức được cấp Chứng nhận Global GAP, phiên bản S.L.P.

Bí kíp nuôi công an toàn dịch bệnh tại các khu du lịch sinh thái

Hải Phòng Công hiện được nuôi làm cảnh tại nhiều khu du lịch sinh thái, do hằng ngày công tiếp xúc nhiều với khách du lịch nên công tác phòng chống dịch bệnh vô cùng quan trọng.

Đầu tư nhà màng cho Mộc Châu: Đã làm, phải lớn

Sơn La Nông dân Mộc Châu có đủ năng lực sản xuất nông nghiệp công nghệ cao. Vì vậy việc hỗ trợ đầu tư hệ thống nhà lưới, nhà màng cần thực hiện ở quy mô lớn.