| Hotline: 0983.970.780

Gã họa sĩ lập dị móng tay dài cả mét

Thứ Ba 05/03/2024 , 09:08 (GMT+7)

Sau hơn 30 năm nuôi móng tay, ông Huyền không thể tự chủ trong sinh hoạt hàng ngày nhưng lại là họa sỹ nổi tiếng vùng biển.

“Chăm” móng tay

Ông Lưu Công Huyền (64 tuổi, ngụ tại xã Giao Yến, huyện Giao Thủy, Nam Định) hiện là người đàn ông có móng tay dài nhất Việt Nam. Ban đầu, khi móng tay mới chỉ dài chừng 10cm, ông Huyền vẫn có thể chủ động trong việc sinh hoạt hàng ngày, thậm chí là phát triển nông nghiệp: cấy lúa, ôm lúa… Nhưng hiện nay, khi độ dài trung bình của móng tay đã dài hơn 90cm, ông Huyền không thể tự chủ động vệ sinh cá nhân được nữa.

Bộ móng tay hiện tại của ông Huyền là kết quả của hơn 30 năm chăm sóc, không cắt tỉa. Chăm móng tay không phải công việc quá khó, tuy nhiên lại yêu cầu sự cẩn thận, tỉ mỉ trong từng hoạt động hàng ngày. Chỉ cần 1 sơ suất nhỏ cũng có thể khiến công sức 30 năm chăm bẵm đổ sông đổ bể.

Ông Huyền là người có móng tay dài nhất Việt Nam. Ảnh: Minh Toàn.

Ông Huyền là người có móng tay dài nhất Việt Nam. Ảnh: Minh Toàn.

Theo chia sẻ của ông Huyền, để móng tay không bị mềm hỏng cần hạn chế tiếp xúc với nước. Vì lẽ đó mà người đàn ông này rất ít khi rửa tay, ngay cả khi tắm cũng kiêng chạm vào nước. Mùa đông, có khi cả tuần ông mới tắm một lần, nên đôi bàn tay đen dần đi theo thời gian, nhiều người chê bai, dè bỉu đam mê của ông.

Làm công việc đắp vẽ, lại ít khi rửa tay nên móng tay của ông Huyền bám đầy sơn và xi măng. Điều này vô hình chung khiến cho bộ móng của người đàn ông này ngày càng trở nên nặng. Ông Huyền luôn phải cố định tay ở một tư thế nhất định. Do đó, hiện nay bàn tay ông đã bị cứng lại, gây đau mỗi khi vận động.

Trong mọi hoạt động thường ngày, ông Huyền thường làm một cách chậm rãi để tránh va đập gây ảnh hưởng đến móng tay. Thậm chí, kể từ khi móng tay dài, ông Huyền không ngủ cùng với vợ để tránh hư hại đến móng tay. Đêm nằm ngủ, ông Huyền dùng gối kê tay lên cao, hạn chế dùng tay kéo chăn hay xoay trở mình.

Theo đuổi một sở thích khác người, ông Huyền đã từng bị chỉ trích là lười biếng và dị hợm. Tuy nhiên, người đàn ông này khẳng định: "Để nuôi dưỡng móng tay dài cũng cần có sự kiên trì. Mặc dù có móng tay dài, tôi vẫn có thể vẽ đẹp và hoàn thành công việc nhanh chóng hơn nhiều so với người khác". Mặc kệ, những lời đàm tiếu, dị nghị, chê bai ông Huyền vẫn say mê với thú vui “chăm móng tay” trong suốt hàng chục năm trở lại đây.

Vợ chăm như em bé

Để đảm bảo an toàn cho bộ móng tay, hầu hết hoạt động thường ngày của ông Huyền đều do bàn tay người vợ đảm nhận. Từ bữa ăn, giấc ngủ, thậm chí cả khi tắm…, ông Huyền cũng cần có sự trợ giúp của người vợ.

Do bàn tay đã cứng lại vì phải thường xuyên giữ nguyên một tư thế tránh dao động nhiều cho móng tay nên khi ăn ông Huyền cũng cần có vợ là bà Nguyễn Thị Thuận trợ giúp. Tránh móng tay chạm vào thức ăn hay các loại nước chấm, “ông móng tay” thường được vợ gắp thức ăn vào bát giúp rồi tự ăn.

Mọi công việc thường ngày đều cần có sự trợ giúp của người vợ. Ảnh: Minh Toàn.

Mọi công việc thường ngày đều cần có sự trợ giúp của người vợ. Ảnh: Minh Toàn.

Cũng vì lẽ đó mà rất ít khi ông Huyền lui tới các nhà hàng hoặc là các bữa cỗ. Bởi vừa khó chủ động và vừa tránh sự dị nghị từ những người chung mâm cỗ.

Ngoài ra, nhằm hạn chế chạm tay vào nước, ông Huyền phải nhờ đến sự trợ giúp của vợ khi tắm. Ông Huyền nói: “Khi tắm thì giơ hai tay lên cao, rồi vợ dội nước từ cổ xuống để hạn chế nước bắn vào tay…Khi ngâm nước, móng tay sẽ ẩm, mềm và dễ bị gãy.”.

Không những vậy mà đến cả việc mặc quần áo hàng ngày với ông cũng cuộc chiến. Mùa hè, vợ chồng ông Huyền phải dậy từ 4h30 sáng để kịp ăn sáng, mặc quần áo đi làm. “Mùa đông 5h đã phải dậy rồi…”, bà Thuận nói.

Những bữa ăn thường kéo dài từ 30 phút đến cả tiếng đồng hồ. Cuộc chiến thay quần áo cũng diễn ra trong khoảng 1 giờ đồng hồ. Theo đó, áo của ông Huyền được xẻ đến ngang khuỷu tay để đảm bảo an toàn cho bộ móng. Tuy nhiên, mỗi khi thay quần áo, ông cũng rất thận trọng tránh va đập với móng tay. Và phải nhờ vợ mặc quần áo giúp. Hôm nào có việc phải ra ngoài từ sớm, ông Huyền mặc quần áo đi làm từ tối hôm trước để đi ngủ.

Vẽ theo yêu cầu là công việc nuôi sống ông Huyền và vợ hơn 40 năm nay. Ảnh: Minh Toàn.

Vẽ theo yêu cầu là công việc nuôi sống ông Huyền và vợ hơn 40 năm nay. Ảnh: Minh Toàn.

“Chồng tôi chứ chồng ai mà không quan tâm. Người ta thích rượu chè, cờ bạc hay thứ gì khác, chồng tôi thích nuôi móng tay nên tôi chiều, không phạm pháp là được. Nhiều người bảo là khổ vợ khổ con, tôi thì tôi thấy vui vì được chăm sóc chồng. Tôi tôn trọng ông ấy. Người ta nói kệ người ta…”, bà Thuận chia sẻ về quá trình đồng hành với đam mê của chồng.

Do móng tay hiện đã quá dài, để di chuyển đến chỗ làm, ông Huyền phải đi cùng xe với nhóm thợ trong đoàn. Ông không thể tự đi xe vì lo sợ sẽ gãy móng tay.

Bộ móng “trớ trêu”

Ông Huyền là một thợ đắp và họa sĩ giỏi, có khả năng vẽ tranh tài tình, từ hoa lá đến hình rồng, hình phượng. Ông thường làm tại nhiều ngôi chùa, đền, miếu và các công trình nhà dân.

Dù có bộ móng tay được hàng xóm đánh giá tương đối loằng ngoằng, rườm rà và bất tiện nhưng tốc độ làm việc của ông Huyền tương đối cao. Ông tô vẽ nhanh hơn 5 - 6 người thợ cùng làm. Trong suốt hơn 30 năm qua, ông đã mang về thu nhập ổn định cho gia đình, nuôi 4 người con học tập và trưởng thành.

Tốc độ làm việc của ông Huyền và vợ nhanh hơn 5 - 6 người thợ lành nghề cùng làm. Ảnh: Minh Toàn.

Tốc độ làm việc của ông Huyền và vợ nhanh hơn 5 - 6 người thợ lành nghề cùng làm. Ảnh: Minh Toàn.

Cũng do tính chất công việc thường xuyên phải trèo giàn giáo, nên khó tránh khỏi những tai nạn tại công trường. Có lần bị ngã giáo, ông Huyền vẫn kịp đưa tay lên để tránh gây tổn hại đến móng tay. Ông chia sẻ: "Trong quá trình làm việc, tôi đã trượt và ngã giáo ít nhất 6 lần. Mỗi khi gặp tai nạn, tôi luôn nghĩ đến việc bảo vệ bộ móng tay của mình trước tiên, vì vậy tôi luôn giơ tay lên để bảo vệ chúng".

Một lần khác, trong lúc tập trung vẽ, ông Huyền bị người đồng nghiệp trong đội làm gãy móng tay do vô tình làm trượt cây tre khi bắc giàn giáo. Dù “tiếc đứt ruột” nhưng ông không trách người kia vì hiểu rằng họ không có ý đồ.

Ông Huyền đã trở thành một họa sĩ vẽ tranh tường nổi tiếng ở vùng biển Giao Thủy, Xuân Trường, Hải Hậu... Một lần khi ông đang làm việc, người dân trong làng kéo đến xem. Một số người nhìn qua tưởng ông đang cầm một mớ dây và đã giật thử. Có lần, một bà cụ cao tuổi cầm gậy đập vào móng tay của ông, những sự việc không lường trước như vậy khiến ông Huyền rất bất ngờ.

Với ngoại hình đặc biệt, ông Huyền luôn thu hút sự chú ý của mọi người. Có lần Thanh Hóa để hỏi cưới cho các con, ông đã gây xôn xao trong gia đình và họ hàng. Mọi người đều tò mò và muốn xem "ông móng tay" và đặt nhiều câu hỏi về điều này.

  • Cá 'quý tộc' sống khỏe trên rẻo cao
    Phóng sự 06/12/2024 - 14:00

    Các hộ nuôi các nước lạnh tại Sa Pa không quản khó khăn, vẫn miệt mài tìm hướng đi mới cho dòng sản phẩm không phải nơi nào cũng có.

  • Lãng du - những ấn tượng khó phai
    Phóng sự 06/12/2024 - 10:18

    Miền núi phía Bắc luôn níu chân du khách, từ cảnh quan thiên nhiên kỳ thú, cho đến những sản vật đặc trưng, cùng sự nồng hậu của người dân địa phương.

  • Cây vàng trên Mỏ Vàng
    Phóng sự 06/12/2024 - 06:00

    Trời còn đẫm sương đêm, ông Đặng Nho Hưng (thôn Thác Tiên, xã Mỏ Vàng) đã thức giấc, mượn người lên đồi dọn thân củi quế chuẩn bị cho một mùa mới...

  • Đưa cây thuốc đi xa hơn bản làng
    Phóng sự 05/12/2024 - 15:15

    Ở Sa Pa (Lào Cai) có một cộng đồng người Dao đỏ đắm đuối với cây thuốc bản địa, đắm đuối với bài thuốc cha ông. Họ kiên trì đưa cây thuốc đi xa hơn bản làng...

  • Sâm Lai Châu trên đỉnh Pusilung
    Phóng sự 05/12/2024 - 14:00

    Dự hội nghị định hướng phát triển sâm Việt Nam do Bộ trưởng Lê Minh Hoan chủ trì, ông Ngô Tân Hưng càng quyết tâm xây dựng thương hiệu Sâm Việt Nam thành ngành hàng.

  • Vùng xanh ngát dưới chân đèo Pha Đin
    Phóng sự 05/12/2024 - 06:00

    Mấy chục năm về trước, xã Phổng Lái thiếu nước sinh hoạt, người dân hầu như sản xuất theo hướng tự cung tự cấp, chứ chưa bao giờ dám nghĩ đến quy mô hàng hóa.

  • Canh giữ linh hồn của rừng
    Phóng sự 04/12/2024 - 15:53

    Người ta gọi hổ là chúa tể của rừng xanh, còn tiếng hót của vượn chính là linh hồn của rừng.

  • 'Cá thần' dưới chân thác Trăng
    Phóng sự 04/12/2024 - 15:50

    Từng vài lần ăn cá dầm xanh ở Hòa Bình hay còn có tên cá bỗng ở Tuyên Quang, 'cá thần' ở Thanh Hóa, tôi ấn tượng về sự thơm, ngon, ngọt đậm của nó.

  • Đem hoa quả xứ người lên đất dốc
    Phóng sự 04/12/2024 - 13:45

    Thuở ban đầu, Sơn La chỉ toàn ngô, sắn và cây lâm nghiệp, tìm đỏ mắt không thấy bơ, nhãn, chứ đừng nói đề huề như bây giờ.

  • Trên đường và dưới cánh bay…
    Phóng sự 04/12/2024 - 10:45

    Từ trên đường hay là trên cánh bay ngắm xuống, Tây Bắc hiện ra bóng dáng một miền cây trái mới, một vùng du lịch văn hóa, lịch sử gắn với sinh thái, thiên nhiên.

  • Phía ấy, biên thùy...
    Phóng sự 04/12/2024 - 10:10

    Đầu tháng 9/2024, tôi được mời đến dự Triển lãm 'Non nước biên thùy'. Ngắm các tác phẩm của Đỗ Đức, tôi như được trở lại với những vùng đất đã từng qua. 

  • Cây mang quần áo, sách vở đến miền đất khó
    Phóng sự 04/12/2024 - 10:00

    Mỗi lần ngắt từng hạt đỏ đỏ, xinh xinh xuống, vị trưởng bản huyện Sốp Cộp lại như chạm vào kỷ niệm của một ngày chưa xa.

Xem thêm
Thường vụ Tỉnh ủy Lạng Sơn, Vĩnh Long có vi phạm, khuyết điểm

Đó là kết luận của Ủy ban Kiểm tra Trung ương, sau Kỳ họp thứ 52, tổ chức từ ngày 9 đến 11/12, do ông Trần Cẩm Tú chủ trì tại Hà Nội

Gượng dậy sau bão Yagi: Nơi bảo tồn nguồn gen 15 loài cá biển quý hiếm

Anh Phạm Văn Thìn - Trưởng phòng Nuôi giữ và Bảo tồn nguồn gen của Trung tâm Quốc gia Giống hải sản miền Bắc lái cano chở tôi ra khu Tai Kéo vịnh Lan Hạ.

Ô tô kinh doanh chở trẻ mầm non, học sinh phải sơn vàng đậm

Bắt đầu từ 1/1/2025, Nghị định 151/2024/NĐ-CP bắt buộc thi hành điều này đối với xe ô tô kinh doanh vận tải, căn cứ Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ.