| Hotline: 0983.970.780

Gần 880 tỷ xây dựng hệ thống cống ngăn mặn, trữ ngọt ở Tiền Giang

Thứ Sáu 09/04/2021 , 12:18 (GMT+7)

Hệ thống 6 cống đập ngăn mặn có nhiệm vụ trữ nước ngọt cho 127.000ha cây ăn trái, lúa và khoảng 1,1 triệu dân của hai tỉnh Tiền Giang và Long An.

Mới đây, Bộ NN-PTNT, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã chấp nhận đề nghị của tỉnh Tiền Giang về việc hỗ trợ để triển khai dự án đầu tư xây dựng hệ thống cống ngăn mặn tại đầu các kênh rạch ra sông Tiền với kinh phí gần 880 tỷ đồng.

Cống ngăn mặn trữ ngọt ven sông Tiền tại huyện Cai Lậy tỉnh Tiền Giang phát huy hiệu quả ngăn mặn, trữ ngọt trong mùa khô. Ảnh: Minh Đảm.

Cống ngăn mặn trữ ngọt ven sông Tiền tại huyện Cai Lậy tỉnh Tiền Giang phát huy hiệu quả ngăn mặn, trữ ngọt trong mùa khô. Ảnh: Minh Đảm.

Trước đó, để phòng chống hạn mặn, cung cấp nước sinh hoạt và phục vụ sản xuất của hai tỉnh Tiền Giang và Long An, UBND tỉnh Tiền Giang đã đề xuất các Bộ ngành trung ương chấp thuận cho triển khai thi công xây dựng nhiều cống đập có quy mô lớn ven sông Tiền.

Theo đề xuất, đến năm 2024, tỉnh Tiền Giang sẽ xây dựng hoàn thành 6 cống đập ngăn mặn ven sông Tiền tại địa bàn huyện Châu Thành và Cai Lậy gồm: cống Rạch Gầm, Phú Phong, Cây Cồng, Hai Tân, Mù U và cống Cái Sơn. Ngoài ra, tỉnh này còn kiến nghị Bộ NN-PTNT làm chủ đầu tư xây dựng đập ngăn mặn trên kênh Xáng Đồng Tâm, thuộc địa bàn huyện Châu Thành.

Theo ông Ưng Hồng Nghi, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh Tiền Giang: Năm nay, tỉnh Tiền Giang sẽ thực hiện công tác giải phóng mặt bằng. Năm tới, tỉnh sẽ triển khai đấu thầu thi công. Các công trình cống đập này hoàn thành sẽ có nhiệm vụ ngăn mặn xâm nhập từ sông Tiền, trữ ngọt phục vụ cho nhu cầu sản xuất cho 127.000ha diện tích cây ăn trái và lúa. Đồng thời, cung cấp nước ngọt  phục vụ hơn 1,1 triệu dân tỉnh Tiền Giang và Long An vào mùa khô hạn. 

Ông Ưng Hồng Nghi cho biết thêm: “Nếu không làm các công trình kiểm soát mặn, ngăn triều cường thì hàng năm, tỉnh phải làm các đập tạm rất tốt kém. Hơn nữa, hiệu quả của các công trình đập tạm không bằng các công trình kiên cố. Các cống có thể kiểm soát chủ động và giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường tốt hơn, phục vụ nước cho sản xuất và sinh hoạt cho người dân”.

Xem thêm
Hợp tác xã nuôi ong mật gắn với xây dựng sản phẩm OCOP

HÀ TĨNH Ong trong dự án sinh trưởng phát triển tốt, ít dịch bệnh, năng suất bình quân đạt ≥18kg/đàn/năm, hiệu quả kinh tế tăng ≥10% so với nuôi đại trà.

Trách nhiệm chủ chó, mèo đang bị bỏ ngỏ

Người nuôi để chó, mèo thả rông, không rọ mõm khi chăn dắt… khiến việc chó cắn người đi đường, mất an toàn giao thông, gây mất mỹ quan ngày càng trở nên phổ biến.

Tiêu thụ chè trong nước bằng 1/3 lượng xuất khẩu nhưng mang lại giá trị cao hơn

Thực trạng cho thấy, lượng chè tiêu thụ trong nước chỉ bằng 1/3 so với khối lượng chè xuất khẩu, tuy nhiên giá trị tiêu thụ trong nước cao hơn.