| Hotline: 0983.970.780

Gạo lức thay thế thuốc điều trị cao huyết áp?

Thứ Bảy 26/11/2016 , 15:04 (GMT+7)

Trước kia, chị Huỳnh Thị Kim Chi cũng ăn như mọi người và mang trong người nhiều chứng bệnh, có bệnh đeo bám chị hơn 20 năm. Vậy mà kể từ ngày ăn gạo lức theo thực dưỡng chị không còn lo lắng vì bệnh tật nữa.

09-20-56_trng-26
Chị Huỳnh Thị Kim Chi
 

Bệnh tật là nỗi ám ảnh của nhiều người và khó tránh khỏi trong suốt cuộc đời. Với thực phẩm và cách ăn hiện nay càng dễ khiến mọi người bị bệnh tật.

Trước kia, chị Huỳnh Thị Kim Chi cũng ăn như mọi người và mang trong người nhiều chứng bệnh, có bệnh đeo bám chị hơn 20 năm. Vậy mà kể từ ngày ăn gạo lức theo thực dưỡng chị không còn lo lắng vì bệnh tật nữa. Chị sinh năm 1961, cư ngụ ở quận 5, TP Hồ Chí Minh.

N gày xưa, lúc nào cũng khổ sở vì bệnh tật. Chị bị loãng xương, viêm đa khớp, cả người đau buốt, đi không nổi, lên xuống cầu thang là một cực hình. Các khớp xương cứng đến nỗi khó khăn khi mặc quần áo, tay nắm lại không được. Chị phải uống thuốc, tập yoya và chườm nóng muối rang mong cho đỡ phần nào.

Chị bị tăng huyết áp, mỡ trong máu. Chị bị stress (căng thẳng) nặng vì chuyện buồn gia đình. Căng thẳng làm chị mất ngủ, thường thức trắng đêm đến 4, 5 giờ sáng mới chợp mắt được. Người lúc nào cũng mệt mỏi, chán chường, không vui. Chị bị viêm họng hạt hơn 20 năm. Đi gặp mưa về nhà bị cảm ngay, ngồi trong máy lạnh phải choàng khăn. Chị thường ho kéo dài hơn 2 tháng, mỗi năm ít nhất bị một đợt. Ho thường xảy ra khi chuyển mùa hoặc vào mùa lạnh.

Cùng lúc mang nhiều chứng bệnh như vậy nên mỗi ngày phải uống mười mấy viên thuốc. Bây giờ nghĩ lại thấy giật mình. Chị đã khám bệnh ở nhiều bệnh viện, đi đến nhiều bác sĩ, uống nhiều thuốc nhưng bệnh tình cứ nặng hơn, nhiều hơn. Chị luôn cầu mong gặp được thầy hay thuốc giỏi để trị bệnh cho mình.

Một hôm, chị gặp được phương pháp thực dưỡng trên mạng internet. Thấy hay hay, chị tìm hiểu và biết được rằng nếu áp dụng thực dưỡng các bệnh của chị sẽ hết. Sau đó chị biết đến quán Thực Dưỡng Khai Minh ở gần nhà chị, có phục vụ các món ăn từ gạo lức và bán các loại thực phẩm theo thực dưỡng. Chị đang cần sử dụng những loại thực phẩm này.

Chị đến gặp người chủ quán và trao đổi kỹ những cách thức và kinh nghiệm ăn uống theo thực dưỡng để đẩy lùi những căn bệnh của chị. Sau khi đã tìm hiểu kỹ lưỡng, chị bắt đầu thực hiện ăn gạo lức, hôm đó là ngày 01/5/2014, cách nay tròm trèm hai năm rưỡi.

Chị ăn theo số 7 (chỉ ăn cơm lức với muối mè) ngay trong 20 ngày đầu. Sau đó ăn thêm một ít rau củ và cá tép nhỏ. Chị áp dụng hướng dẫn 5 ngày bỏ 1 góc thuốc, sau một tháng chị bỏ hẳn thuốc huyết áp cao. Sau 5 ngày, chị ngủ bình thường, giấc ngủ sâu. Đau nhức giảm đi rất nhiều trong 20 ngày đầu. Viêm họng hạt giảm 70%. Trong thời gian đầu chị tuyết đối không uống nước đá, không ăn đường và trái cây. Chị nói: “Rất cám ơn phương pháp gạo lức muối mè đã giúp tôi và người nhà qua khỏi các chứng bệnh”.

Sau 3 tháng ăn gạo lức, chị đi kiểm tra sức khỏe, bác sĩ bảo sức khỏe đẹp lắm và từ đó chị không đến bệnh viện nữa và không uống thuốc nữa cho đến bây giờ.

Bây giờ chị đi bộ không biết mệt, ngày xưa đi một chút là cảm thấy đuối. Từ lúc ăn gạo lức, máu huyết ấm trở lại nên đi mưa, đi bơi mà không bị cảm lạnh nữa.

Chị nói: “Gạo lức giúp mình suy nghĩ mạch lạc, rõ ràng và lái suy nghĩ theo hướng tích cực. Chuyện gì mình cũng muốn nghĩ tốt hơn. Điều này tốt cho mình và cho người khác nữa. Đầu óc nhẹ nhàng hơn, không muốn mệt nhọc vì phải suy nghĩ nhiều và suy nghĩ rắc rối”. Chị bảo chị không còn muốn phán xét ai hết, phán xét là bảo thủ. Khuyên được thì nói, không được thì không nói. Chị rất thích câu nói: “Người biết đủ sống thì trong hoàn cảnh nào cũng an vui. Còn người lúc nào cũng thấy thiếu thì khổ mãi, không lúc nào được vui”.

Từ lúc ăn gạo lức, chị lại thích đi học những môn chăm sóc sức khỏe nên chị đã đi học xoa ấn huyệt, xoa nắn tự nhiên bằng ma sát.

Thấy chị hết bệnh, đặc biệt bệnh đau nhức xương khớp, người giúp việc cũng ăn theo để trị bệnh đau nhức. Do đau nhức nhiều nên làm việc không nổi, chị giúp việc dự định xin nghỉ việc để về nhà dưỡng bệnh. Sau khi ăn gạo lức chị giúp việc hết đau nhức và ở lại tiếp tục làm việc cho chị cho đến bây giờ. Người nhà của chị giúp việc bị tiểu đường, u nổi sau lưng, sau 49 ngày ăn gạo lức, hết tiểu đường, giảm cân, hết đau nhức.

Chị sẵn sàng chia sẻ phương pháp thực dưỡng cho những ai muốn tìm hiểu. Hai người em gái và mẹ chị 92 tuổi cũng ăn gạo lức. Một số bạn hàng ở Chợ An Đông cũng ăn theo gạo lức, trong đó có người được hết bệnh thoát vị đĩa đệm. Chị nói: “Thấy người khác bệnh nhiều, cũng khuyên người ta ăn nhưng tùy duyên ai ăn được thì nhờ”.

09-20-56_trng-27
Sau 3 tháng ăn gạo lức, chị Chi đi kiểm tra sức khỏe, bác sĩ bảo sức khỏe đẹp lắm và từ đó chị không đến bệnh viện nữa và không uống thuốc nữa cho đến bây giờ
 

Chế độ ăn hiện tại của chị là gạo lức muối mè, thêm ít rau hữu cơ, bắp cải, đậu bắp, bí đỏ vào buổi sáng và buổi trưa. Buổi chiều, chị thường ăn chung chút ít với gia đình để hòa cùng không khí ấm áp với chồng con. Hôm nào thấy khỏe, chị mới ăn; hôm nào thấy mệt, chị không ăn. Chị kiêng hẳn nước đá, đường. Thỉnh thoảng, chị ăn một ít bánh và một ít trái cây để gọi là. Chị sử dụng nước trà đậu và trà gạo lức như nước uống thường ngày của chị. Loại nước này giúp ngủ ngon. Trước khi ngủ chị nhai nhuyễn rồi nuốt một muỗng mè đen rang không muối, điều này cho chị một giấc ngủ rất ngon rất sâu.

Hôm nào đi ăn tiệc với bạn bè hoặc với đối tác kinh doanh, chị ăn nhiều một chút, về nhà cơ thể báo hiệu ngay bằng mỏi các khớp. Chị mê ăn kem chuối và kem dừa, ăn vào, thấy cơ thể rưng rức là biết ngay đang bị cảnh báo. Chị hiểu và ăn theo số 7 vài ngày là hết liền. Ngày xưa, mỗi khi dự tiệc là ăn nhiều, bây giờ ăn ít, gắp có vị với mọi người. Đôi lúc ăn ra ăn vào để trải nghiệm và để biết cơ thể mình có đèn báo hiệu hoàn hảo.

Chị kinh doanh sỉ quần áo thời trang. Chị nhập hàng từ nước ngoài và phân phối lại cho các cửa hàng hoặc sạp bán lẻ trong nước. Những lúc rảnh rỗi chị cũng muốn góp một cái gì đó cho thực dưỡng. Chị thường xuyên lên mạng tìm hiểu thêm về thực dưỡng và chia sẻ những bài viết về thực dưỡng. Chị nói ăn gạo lức là cách rất tốt để giảm cân và giữ cơ thể cân đối.

Thời gian đầu ăn gạo lức khó khăn lắm, rất dễ bỏ cuộc trong thời gian này. Nào là xuống ký, da xanh xao vàng vọt. Người khác đâu biết mình khỏe hơn trước đây. Khi bệnh lại đến bệnh viện, cũng mất tiền, cũng mất thời gian, nhưng bệnh không mất đi. Sau một thời gian mà bệnh không thuyên giảm thì phải xem xét chứ. Sao không thử tìm một phương pháp tốt cho mình để trị bệnh. Chị công nhận là những người thực dưỡng luôn trẻ hơn so với tuổi.

Chị nói muốn theo được thực dưỡng, cần phải có tâm huyết, phải đọc sách nghe đĩa, và kết bạn với người đi trước. Như vậy mới có cơ sở và động lực để ăn tiếp. Bản thân chị nghe gần như hết đĩa giảng thực dưỡng của thầy Tuệ Hải, đọc nhiều sách về thực dưỡng và các bài báo về gạo lức. Chị thích làm về thực dưỡng nhưng chưa hội đủ duyên. Chị muốn mở một quán thực dưỡng ở thị xã Dĩ An, Bình Dương, nơi chị sinh ra và lớn lên.

Chị rất e ngại thực phẩm không tốt. Chị không dám mua thức ăn bên ngoài, chị chỉ mua ở nơi tin tưởng. Chị thường sử dụng thực phẩm của Nhật. Chị mong mọi người nên theo thực dưỡng. Cứ thử rồi sẽ thấy, không đi làm sao tới được. Gạo lức là rất tốt. Ăn gạo lức mới đủ chất, ăn gạo trắng không đủ chất được.

(Kiến thức gia đình số 46)

Xem thêm
Di căn gan chiếm 25% trường hợp ung thư đại trực tràng

TP.HCM Di căn gan là di căn xa thường gặp nhất, chiếm 25% các trường hợp ung thư đại trực tràng. Mỗi năm Việt Nam ghi nhận khoảng 16.000 ca ung thư đại trực tràng mới.

Điều trị suy tim sung huyết

Mục tiêu của điều trị suy tim sung huyết là để tim đập hiệu quả hơn giúp đáp ứng nhu cầu năng lượng của cơ thể.

Đối tượng nào cần xét nghiệm tiền đái tháo đường?

Bộ Y tế khuyến cáo, phụ nữ đã được chẩn đoán đái tháo đường thai kỳ thì cần phải theo dõi lâu dài, thực hiện xét nghiệm ít nhất 03 năm/lần.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm