| Hotline: 0983.970.780

Gạo lứt đánh bật bệnh gút

Thứ Bảy 08/04/2017 , 14:30 (GMT+7)

Anh Thống bị gút ở cổ chân. Cổ chân sưng to và rất khổ sở. Những kể từ khi ăn gạo lứt hơn một năm thì bệnh gút không còn hành hạ anh nữa. 

Anh Đặng Quốc Thống, sinh năm 1971, quê ở Cần Giờ, TPHCM, đã nhiều năm bị bệnh gút hành hạ. Không những thế, anh còn mắc các bệnh khác nữa như viêm tai giữa, viêm đa xoang, viêm gan siêu vi C, viêm loét bao tử, thoái hóa đốt sống cổ. Sau một thời gian ăn gạo lức theo thực dưỡng thì tất cả những bệnh này mất tiêu hết.

09-22-20_trng-39
Anh Đặng Quốc Thống ăn gạo lứt hơn một năm thì bệnh gút không còn nữa

Bệnh gút của anh khởi phát vào khoảng năm 2009. Anh nói đây là hậu quả của bao nhiêu năm ăn nhậu. Nó đã hành hạ anh suốt hơn 3 năm liền và anh đã đi bệnh viện nhiều lần nhưng vẫn không khỏi. Anh nói gút thường nổi lên vào lúc nửa đêm. Mỗi lần gút lên phải kéo dài 4, 5 ngày, đi lại khó khăn, đau đớn vô cùng.

Anh bị ở cổ chân. Cổ chân sưng to và rất khổ sở. Từ phòng ngủ đến phòng vệ sinh khoảng 10 mét mà đi không được, anh phải lếch. Đặt chân bị gút thẳng tới trước và kê một miếng vải dưới gót chân cho êm khi lếch. Chỉ cần khớp cổ chân xoay một chút xíu là đau thấu ruột thấu gan. Chạm vào chỗ sưng một chút xíu cũng gây đau dữ dội. Anh nói đau kiểu này chắc cũng ngang ngửa với đau đẻ của chị em phụ nữ. Đây là một cực hình.

Anh ăn gạo lứt hơn một năm thì bệnh gút không còn nữa. Anh nói “Thoát được bệnh gút tôi vui sướng vô cùng, gống như tiên sinh Ohsawa nói “bề mặt càng rộng thì bề lưng càng lớn”, đau khổ càng nhiều thì hạnh phúc càng nhiều”.

Trong thời gian đầu ăn gạo lức, bệnh gút nổi lên vài lần như là phản ứng thải độc, là lần hành hạ cuối cùng. Mỗi lần, anh đều áp dụng trợ phương đắp cao khoai sọ vào chỗ sưng, chứ không đi bệnh viện nữa.

Anh áp dụng thực dưỡng đến năm thứ 2 thì bệnh viêm đa xoang nghe nhẹ hẳn, đến cuối năm thức 3 thì bệnh viêm tai giữa mới khô. Anh đặt câu hỏi tại sao hai bệnh này lâu vậy. Cuối cùng anh phát hiện ra lý do lâu lành là do uống sữa bò nhiều. Lúc đó người em ở Mỹ thường xuyên gửi sữa về nên trong nhà lúc nào cũng có sữa và ngày nào anh cũng uống mấy cữ.

Anh cứ tưởng rằng sữa là tốt, nhất là sữa nhập từ Mỹ. Anh đọc tài liệu và phát hiện sữa bò mang tính thịnh Âm nên không tốt cho sức khỏe và anh không uống nữa. Thấy vậy vợ anh rất đỗi ngạc nhiên vì nghĩ rằng sữa tốt mà sao lại không uống. Anh giải thích sữa không thích hợp cho người mang bệnh như anh nói riêng và cho sức khỏe nói chung. Sau khi anh cắt đứt với sữa khoảng 6 tháng, tai anh khô ráo, không còn chảy nước như trước.

Anh phát hiện mình mang bệnh viêm gan siêu vi C khi anh đi chích ngừa bệnh này trong năm 2001. Sau khi xét nghiệm, bác sỹ bảo bị nhiễm rồi, không chích ngừa được và khuyên anh nên ăn uống, sinh hoạt cẩn thận. Lúc đó triệu chứng biểu hiện là nóng trong người, thường xuyển nổi mụt nhọt. Đây là thời gian anh uống rượu bia rất nhiều. Trước đó, năm lên 12, 13 tuổi, anh đã bị viêm gan, màu da vàng, nước tiểu vàng. Lúc đó đi khám, bác sỹ bảo bị viêm gan và cho uống thuốc rồi bệnh hết.

Trước khi ăn thực dưỡng anh thường xuyên bị đau nửa người bên phải, từ tay phải xuống ngang hạ sườn phải, rồi đến chân phải. Mỗi khi đau là đau lan tới gót chân luôn. Lưỡi cũng đau nửa phần bên phải, nhiều lúc đang nói chuyện nó đau nhói lên và làm lưỡi cứng đơ không nói được, nói là rất đau. Sau một thời gian ăn thực dưỡng, các triệu chứng này biến đâu mất tiêu.

Anh thường xuyên đau bao tử vì bị viêm loét, bây giờ nó hết lúc nào cũng không hay.

Trước đây, thỉnh thoảng vài tháng anh bị phát rét run vào nửa đêm, toàn thân vừa lạnh vừa run. Cái rét phát ra từ trong xương trong tủy. Mỗi lần như vậy anh phải trùm mền xông hơi nóng bằng lửa của các ngọn đèn dầu ăn. Sau này anh đọc quyển sách “Ăn Nhiều Hoa Quả Có Nguy Hiểm Không?” anh mới hiểu nguyên nhân của chứng rét run này là do uống nhiều nước dừa.

Lúc đó, chiều nào cũng uống một trái dừa. Anh có người anh bán dừa tươi lấy từ Bến Tre, có hôm được cho, có hôm mua uống. Uống nước dừa nhiều làm mất nhiệt lực (dương lưc) của cơ thể. Anh bị chứng này từ khi mười mấy tuổi nhưng tần xuất không nhiều bằng thời gian uống nước dừa. Hôm nào, buổi tối chỉ cần mở cửa sổ là tối bị phát run rét ngay. Ăn gạo lức một thời gian thì chứng này cũng biến mất.

Khi chưa ăn thực dưỡng, anh thường xuyên nghe phía trên tai trái có tiếng như ống nước chảy. Sau khi ăn gạo lức một thời gian, nó cũng biến mất luôn.

Anh nghe đến thực dưỡng từ lâu khi còn ở quê Quảng Nam. Thời đó, quê anh có một người ăn gạo lức muối mè. Khi vào TP Hồ Chí Minh, mẹ anh thường nhắc về người này. Một lần anh đau bụng, anh lấy gạo lứt nấu cháo ăn và không thấy đau bụng nữa. Kể từ đó mỗi lần đau bụng, anh đều ăn cháo gạo lứt nêm muối. Sau đó anh lên mạng internet tìm kiếm thêm thông tin về thực dưỡng nhưng anh vẫn chưa áp dụng ăn gạo lức.

Đến khi anh được tặng quyển sách “Minh Triết Trong Ăn Uống Phương Đông” của tiến sĩ Ngô Đức Vượng, sau khi đọc xong quyển sách, anh mới có động lực để ăn theo thực dưỡng. Mở đầu là 3 tháng chỉ ăn gạo lức với muối mè (ăn theo Số 7). Đó là thời gian giữa năm 2013. Anh bắt đầu tìm đọc sách và nghe giảng về thực dưỡng. Ban đầu chưa có kinh nghiệm và không biết điều chỉnh cho thích hợp, anh ăn hơi mặn (1 muối 4 mè), nên người ốm nhanh, xanh xao và đen sạm. Ai thấy vậy cũng nghi ngại.

Một số bạn bè bảo có bệnh gì không để biết giới thiệu thuốc và các thầy hay để chữa trị. Anh trả lời chỉ có bệnh gút và vài bệnh vặt, nên phải ăn gạo lức cho nó hết tận gốc, anh em đừng lo nhiều. Trong thời gian đầu ăn thực dưỡng, tâm lý thay đổi kinh khủng, nóng nảy đến nóng tính. Sau một thời gian tâm lý ổn định trở lại. Tính tình hiền hòa, vui vẻ. Một số anh em thường cùng anh đi giao lưu với những người thực dưỡng ở các tỉnh.

Anh nói sai lầm của anh khi ăn quá mặn. Ăn mặn (Dương) làm nóng trong người đến nỗi một hôm thấy nước ngọt (Âm), anh không nhịn được, uống một chai và sau đó một chai nữa vì không kiềm chế nổi. Đây là nguyên lý Dương hút Âm. Hôm sau anh đi ăn đám giỗ, chỉ gắp một miếng thịt bò và một miếng khổ qua, không ăn thứ khác. Vậy mà hôm sau nữa là gút nổi lên lại liền. Đây là bài học khiến anh phải lưu tâm thường xuyên!

Hiện tại anh ăn hoàn toàn gạo lức và đa số ăn chay. Thỉnh thoảng anh ăn mặn để giao lưu với bạn bè nhưng ăn rất hạn chế, ăn lấy có, chứ không ăn bừa bãi như xưa. Nếu hôm nào ăn mặn thì những ngày sau đó anh ăn chay nghiệm ngặt, thường là ăn theo bài Số 7 của phương pháp thực dưỡng.

(Kiến thức gia đình số 13)

Xem thêm
Di căn gan chiếm 25% trường hợp ung thư đại trực tràng

TP.HCM Di căn gan là di căn xa thường gặp nhất, chiếm 25% các trường hợp ung thư đại trực tràng. Mỗi năm Việt Nam ghi nhận khoảng 16.000 ca ung thư đại trực tràng mới.

Điều trị suy tim sung huyết

Mục tiêu của điều trị suy tim sung huyết là để tim đập hiệu quả hơn giúp đáp ứng nhu cầu năng lượng của cơ thể.

Đối tượng nào cần xét nghiệm tiền đái tháo đường?

Bộ Y tế khuyến cáo, phụ nữ đã được chẩn đoán đái tháo đường thai kỳ thì cần phải theo dõi lâu dài, thực hiện xét nghiệm ít nhất 03 năm/lần.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm