| Hotline: 0983.970.780

'Gậy nghi lễ', các nước họ dùng ra sao?

Thứ Ba 02/08/2022 , 15:08 (GMT+7)

Các trường đại học sử dụng gậy nghi lễ hoặc gậy quyền, ngắn gọn là cái chùy như là biểu tượng của quyền lực bên trong và sự độc lập từ quyền lực bên ngoài.

Có thể hình ảnh chiếc gậy màu vàng, phía trên có đính vương miện mà báo chí gọi là quyền trượng làm người ta dễ liên tưởng tới hình ảnh vua chúa phương Tây hay Giáo hoàng Vatican nhưng thực ra có sự khác biệt rất lớn về các loại quyền trượng hay gậy nghi lễ dùng cho hoàng gia, giáo hội và dân sự như ở trường đại học.

Về mặt từ nguyên, trong từ quyền trượng, chữ trượng nghĩa là cây gậy chống, hoặc gậy gộc, hình giống cây gậy; chữ quyền nghĩa là quyền, quyền bính, quyền lực, quyền hạn. Quyền trượng nghĩa là thanh gậy tượng trưng cho quyền lực.

Hình ảnh Giáo hoàng Benedict XVI và Nữ hoàng Elizabeth II cầm vương trượng.

Hình ảnh Giáo hoàng Benedict XVI và Nữ hoàng Elizabeth II cầm vương trượng.

Hoàng gia và Giáo hội

Ở xã hội phương Tây và Ai Cập cổ, các vị vua thường giữ trong tay một cây gậy, tiếng Anh gọi là “sceptre”, dịch ra là vương trượng, nó là một biểu tượng của hoàng gia hoặc vua. Nghĩa bóng, nó nghĩa là quyền lực hoàng gia hoặc quyền tối cao của vua.

Cổ nhất là các hình ảnh cây gậy xuất hiện trong các di tích, tác phẩm nghệ thuật, chữ tượng hình Ai Cập cổ đại. Vương trượng là hình ảnh được cách điệu với một cái đầu động vật ở đỉnh, phía đuôi là hình chạc hai nhánh. Nó được sử dụng như là biểu tượng quyền lực hoặc sự thống trị.

Ở Hy Lạp, thần Zeus, chúa tể của Olympus thường được mô tả cầm vương trượng, bên cạnh là một con đại bàng. Những vị vua Anh cũng thường dùng vương trượng khá dài, dần dần được làm ngắn lại, có thể cầm tay một cách dễ dàng hơn.

Giáo hoàng Vatican dùng “gậy giáo hoàng”, từ nguyên là “papal ferula”, ferula là chữ Latinh nghĩa là cây gậy; papal là giáo hoàng. Chiếc gậy thường dùng là chiếc gậy dài, trên chóp được gắn với một cây thánh giá.

Hình ảnh chiếc chùy của Hội đồng lập pháp tỉnh Ontario (Canada) - khá giống với quyền trượng ở lễ tốt nghiệp của trường Đại học Kinh tế (Việt Nam) và một chiến binh Ấn Độ cổ đại với chiếc chùy. 

Hình ảnh chiếc chùy của Hội đồng lập pháp tỉnh Ontario (Canada) - khá giống với quyền trượng ở lễ tốt nghiệp của trường Đại học Kinh tế (Việt Nam) và một chiến binh Ấn Độ cổ đại với chiếc chùy. 

Nghị viện, trường học

Khác với hoàng gia hay tôn giáo, trong các nghị viện một số nước hay trường đại học họ sử dụng “ceremonial mace”, dịch là gậy nghi lễ hoặc gậy quyền, ngắn gọn là cái chùy. Chữ ceremonial nghĩa là nghi lễ còn chữ mace là cái chùy.

Một cây gậy nghi lễ, hay gậy quyền hay chùy được định nghĩa là một một cây gậy bằng kim loại hoặc gỗ được trang trí cầu kì, được mang trước một nguyên thủ hoặc viên chức cấp cao khác trong nghi lễ dân sự bởi một người cầm gậy nghi lễ này, nhằm mô tả uy quyền nghi thức.

Gậy quyền hay chùy được cho là có nguồn gốc từ Ai Cập cổ đại, nơi chúng được sử dụng như biểu tượng của cấp bậc và quyền lực khắp khu vực. Các hình vẽ những nhân vật cầm chùy vẫn còn sót lại ở bia mộ.

Những cái chùy ở Pháp và Anh xuất hiện sớm nhất vào khoảng thế kỉ 12, là những vũ khí nhằm bảo vệ vua chúa, được cầm bên người bởi các cận vệ. Đến thế kỉ 14, những chiếc chùy của cận vệ được trang trí thêm cho đẹp hơn. Với tư cách là một vũ khí, chiếc chùy dần dần mất đi chức năng với sự biến mất của vũ khí nặng, do phát minh ra thuốc súng.

Trong dân sự, lịch sử của cái chùy dân sự (được mang bởi một người lính) bắt đầu khoảng giữa thế kỉ 13. Tại thời gian đó, việc sử dụng những chiếc chùy dân sự được xem là một sự vi phạm một trong những đặc quyền của cận vệ nhà vua, người duy nhất xứng đáng mang chùy. Tuy nhiên các vệ binh của thành phố Luân Đôn được cấp đặc quyền này, sau đó là các thành phố khác khắp nước Anh.

Hình ảnh cái chùy của bang Queensland, Úc (bên trái) và chùy của hạ viện Mĩ.

Hình ảnh cái chùy của bang Queensland, Úc (bên trái) và chùy của hạ viện Mĩ.

Khi chế độ phong kiến biến mất hoặc suy giảm quyền lực như ở Anh, chùy được các thị trưởng hoặc các nghị viên sử dụng phổ biến vào thế kỉ 17. Oliver Cromwell đã gọi chùy là “món đồ của kẻ ngu” khi ông giải tán Nghị viện Anh vào năm 1653.

Ngày nay, chùy được sử dụng rộng rãi trong quốc hội, thượng viện, hạ viện nói chung ở các nước nói tiếng Anh hay bị ảnh hưởng như Anh, Mĩ, Canada, Úc, Ấn Độ, Myanmar, Philippines.

Hạ viện Mĩ dùng một cái chùy và là một trong những thứ lâu đời nhất của chính phủ Mĩ. Nó đại diện quyền lực chính phủ Mĩ và đặc biệt hơn, quyền lập pháp của Hạ viện. Được tạo thành bởi 13 cây gậy nhỏ tượng trưng cho 13 bang ban đầu và trên đầu gậy là một con đại bàng.

Giáo sư Mabel O. Wilson, là người cầm chùy cho Trường Đại học Columbia, Hoa Kì tại lễ tốt nghiệp năm 2022. Chiếc chùy tượng trưng cho khả năng cấp bằng của hiệu trưởng trường đại học. Chiếc chùy này màu bạc cán ngắn.

Giáo sư Mabel O. Wilson, là người cầm chùy cho Trường Đại học Columbia, Hoa Kì tại lễ tốt nghiệp năm 2022. Chiếc chùy tượng trưng cho khả năng cấp bằng của hiệu trưởng trường đại học. Chiếc chùy này màu bạc cán ngắn.

Trong trường đại học, học viện, cái chùy được sử dụng như là biểu tượng của quyền lực bên trong và sự độc lập từ quyền lực bên ngoài. Đại học Andrews ở Scotland có ba cái chùy từ thế kỉ 15. Trường đại học Oxford có ba cây từ thế kỉ 16, sáu cây từ thế kỉ 18.

Ở Mĩ, hầu hết các trường đại học và cao đẳng đều có chùy, được sử dụng hầu hết dành riêng cho các buổi phát bằng tốt nghiệp và được mang bởi hiệu trưởng, hoặc trưởng khoa hoặc viên chức cấp cao trong trường.

Trong những trường đại học có một số trường cao đẳng hoặc khoa hợp thành, mỗi trường cao đẳng, khoa hoặc trường thường có một chiếc chùy nhỏ hơn, do trưởng khoa, giảng viên hoặc đôi khi là một sinh viên đặc quyền mang.

Tại Hàn Quốc, Trường Đại học Công nghệ và Khoa học Pohang có một chiếc chùy như một phần của các nghi lễ. Nếu như vị chủ tịch mới đắc cử, thì chủ tịch cũ sẽ trao lại chiếc chùy cho người mới, như một nghi thức trao quyền.

Hình ảnh hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế cầm theo quyền trượng.

Hình ảnh hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế cầm theo quyền trượng.

Kết luận

Bảng so sánh giữa vương trượng và chùy.

Bảng so sánh giữa vương trượng và chùy.

Việc hiệu trưởng cầm quyền trượng hay chùy có màu vàng của vàng thật, bên trên gắn vương miện, và một viên giả đá quý lấp lánh bên trên, có thể làm cho người ta cảm giác đó là vật của hoàng gia.

Điều đó vô tình gợi lên hình ảnh của chế độ quân chủ ngày xưa, có thể gợi cảm giác tiêu cực ở một số người.

Từ bảng so sánh trên, ta có thể phân biệt hai loại vương trượng và chùy. Nên chăng chế tác một chiếc chùy khiêm tốn hơn, bằng gỗ, hay kim loại như sắt, thép, với màu sắc hợp lý với tính chất dân sự, để không gây ra những sự cố như trên.

Thứ hai là nên gọi nó là cái chùy, chứ không nên gọi là quyền trượng, các trường đại học nước ngoài người ta cũng gọi nó là “mace”, tức cái chùy.

Nhưng không thể phủ nhận rằng, việc một hiệu trưởng đã chịu khó mặc bộ đồ rộng thùng thình, cầm chùy và tham gia nhiệt tình cùng với đám đông sinh viên trong buổi lễ tốt nghiệp là một điểm tích cực trong nền giáo dục hiện nay.

Xem thêm
Diễn viên Midu sẽ tổ chức đám cưới vào tháng 6

Diễn viên Midu vừa thông báo sẽ tổ chức đám cưới vào tháng 6/2024. Cô cũng đã gửi thiệp đến những người bạn thân thiết về sự kiện trọng đại này.

Real Madrid tiến sát ngôi vô địch sau trận siêu kinh điển

Dù bị Barcelona 2 lần dẫn trước nhưng Real Madrid vẫn lội ngược dòng thành công để thắng 3-2 và tiến sát ngôi vô địch La Liga.

Nhận định U23 Việt Nam vs U23 Iraq: Vượt lên chính mình

Trận đấu giữa U23 Việt Nam vs U23 Iraq trong khuôn khổ vòng tứ kết giải U23 Châu Á 2024 sẽ diễn ra vào lúc 00h30 ngày 27/4/2024 trận sân vận động Al Janoub.

Cây phong lá đỏ 115 tuổi hút du khách ở Sa Pa

LÀO CAI Cây phong lá đỏ ở Sa Pa thu hút nườm nượp du khách đến chiêm ngưỡng, chụp ảnh.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm