| Hotline: 0983.970.780

Gia Bình về đích huyện nông thôn mới

Thứ Năm 25/04/2019 , 08:41 (GMT+7)

Thời gian tới Gia Bình xác định tiếp tục củng cố, nâng cao chất lượng các tiêu chí xã, huyện NTM theo hướng bền vững, phấn đấu đến năm 2020, toàn huyện có từ 2 - 3 xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu.

09-59-39_bo_mt_ntm_gi_binh_ngy_cng_khoi_sc
Bộ mặt NTM Gia Bình ngày càng khởi sắc

Thực hiện Chương trình MTQG xây dựng NTM, huyện Gia Bình (Bắc Ninh) từ chỗ chỉ có 1 xã điểm (xã Bình Dương) được công nhận đạt chuẩn năm 2015, đến năm 2018 huyện này đã có 13/13 xã đạt chuẩn và huyện đã đạt 9/9 tiêu chí huyện NTM, hiện đang đề nghị các Bộ, ngành Trung ương xem xét công nhận huyện hoàn thành nhiệm vụ NTM.

Sau hơn 7 năm xây dựng NTM, Gia Bình đã huy động tổng kinh phí 935.501,4 triệu đồng đầu tư cơ sở hạ tầng, phúc lợi xã hội, trong đó riêng nguồn vốn DN hỗ trợ 5.204,3 triệu đồng, nguồn huy động từ nhân dân 10.251,1 triệu đồng. Ngoài ra, người dân địa phương đã đóng góp trên 360.000 ngày công lao động làm đường giao thông, sửa chữa, nâng cấp kênh mương…

Huyện đã đầu tư 67 dự án giao thông nông thôn với 249.371,7 triệu đồng, nhựa hóa, bê tông hóa 24,2 km đường trục xã; 128,1 km đường thôn, xóm; kiên cố hóa 45 km kênh tưới, tiêu. Sửa chữa, nâng cấp, xây mới 57 trường học (gồm 345 phòng học, 113 phòng chức năng các trường mầm non, tiểu học, THCS), mua sắm bổ sung trang thiết bị, đồ dùng dạy học với 255.012 triệu đồng. Đầu tư xây dựng mới, sửa chữa 37 nhà văn hóa thôn, nhà văn hóa xã, trụ sở UBND xã, hết 94.227,1 triệu đồng.

Với mục tiêu đẩy mạnh phát triển SX, nâng cao thu nhập cho người dân, Gia Bình luôn tập trung chỉ đạo thực hiện tốt việc chuyển đổi cơ cấu mùa vụ, cây trồng, vật nuôi theo hướng tăng năng suất, chất lượng, giá trị và hiệu quả bền vững; tăng cường ứng dụng KH- CN, đưa cơ giới hóa vào SX, góp phần đưa năng suất lúa bình quân hàng năm đạt từ 61-62 tạ/ha, sản lượng đạt trên 53.000 tấn/năm.

Toàn huyện bước đầu đã hình thành các cánh đồng lớn và SX hàng hóa tập trung như SX lúa chất lượng cao J502, nếp Anh Đào... diện tích 65 ha tại xã Lãng Ngâm, Bình Dương, Đông Cứu; trồng cà rốt diện tích 510 ha tại vùng đất bãi ven đê, vùng trồng hành, tỏi diện tích 120ha, tập trung tại các xã Bình Dương, Cao Đức, Vạn Ninh, Thái Bảo, Nhân Thắng...

Huyện đã quy hoạch 3 vùng liên kết SX theo chuỗi giá trị, đó là mô hình rau thủy canh công nghệ cao với quy mô 5ha tại xã Bình Dương, mô hình rau an toàn quy mô 20 ha tại HTX Ngăm Mạc xã Lãng Ngâm, mô hình trồng giống lúa Nhật và thu mua tươi tại ruộng với quy mô 10 ha tại xã Đông Cứu.

Tại xã Xuân Lai, hộ ông Nguyễn Đình Triệu đã nhận thầu 20 ha trồng 6.000 cây bưởi da xanh. Ngoài ra, xã này đã triển khai mô hình SX tỏi một nhánh để chế biến thành tỏi đen dược liệu tại thôn Xuân Lai, quy mô 10ha, hiện đang hoàn thiện hồ sơ xây dựng thương hiệu. Mô hình nuôi cá sông trong ao tại khu nuôi trồng thủy sản công nghệ cao thôn Xuân Lai diện tích 35ha.

Tại xã Đại Lai đã hình thành HTX SX nấm với 2,5 vạn bịch nấm/năm, tạo việc làm thường xuyên trên 10 lao động chuyên trồng nấm đùi gà, nấm yến, nấm mỡ, nấm sò, đạt doanh thu trên 800 triệu đồng/năm. Tại thôn Bảo Ngọc xã Thái Bảo, HTX Ngọc Huy đã thực hiện tích tụ đất đai với quy mô 2,5 ha vừa SX các loại hoa truyền thống vừa tiếp cận trồng các hoa cao cấp cho hiệu quả kinh tế cao gấp 9-10 lần so với trồng lúa. Đến nay, tỷ lệ hộ nghèo toàn huyện giảm còn 0,98%

Thời gian tới Gia Bình xác định tiếp tục củng cố, nâng cao chất lượng các tiêu chí xã, huyện NTM theo hướng bền vững, phấn đấu đến năm 2020, toàn huyện có từ 2 - 3 xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu. Tập trung thực hiện hiệu quả Đề án “Chương trình mỗi xã, phường một sản phẩm” tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2018-2020, định hướng đến năm 2030, nhằm tạo ra nhiều sản phẩm hàng hóa chất lượng cao, mang tính đặc trưng, lợi thế của huyện.

Xem thêm
424 hộ nghèo tỉnh Ninh Bình được hỗ trợ xây dựng, sửa chữa nhà ở

Năm 2024, tỉnh Ninh Bình sẽ hỗ trợ hơn 37 tỷ đồng xây dựng, sửa chữa nhà ở cho 424 hộ nghèo, khó khăn trên địa bàn.

Bến Tre bán sản phẩm OCOP trên Youtube, Tiktok

Hội Nông dân Bến Tre vừa có chương trình ghi nhớ hợp tác để thúc đẩy thương mại số sản phẩm OCOP.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm