| Hotline: 0983.970.780

Giá cua biển bất ngờ tăng vọt, thủy sản bắt đầu tăng giá trở lại

Chủ Nhật 12/09/2021 , 22:13 (GMT+7)

ĐBSCL Ngay khi các địa phương ĐBSCL nới lỏng giãn cách xã hội, nhiều mặt hàng thủy sản bắt đầu nhúc nhích tăng giá trở lại. Đặc biệt giá giá cua biển bất ngờ tăng vọt.

Giá cua biển ở ĐBSCL tăng trở lại giúp người nuôi phấn khởi. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Giá cua biển ở ĐBSCL tăng trở lại giúp người nuôi phấn khởi. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Sau nhiều tháng thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16, cua biển ở các tỉnh như Cà Mau, Bạc Liêu, Sóc Trăng và Bến Tre giảm mạnh. Có thời điểm cua biển mang lên bán tại các vựa thủy hải sản ở TP Cần Thơ chỉ còn giao động từ 160 - 180 ngàn đồng/kg đối với cua thịt, còn cua gạch giá còn 260 - 270 ngàn đồng/kg. Do giá rẻ nên rất nhiều người đổ xô đi mua cua ăn, vì thế giá cua những ngày qua đã tăng mạnh trở lại.

Đặc biệt trong 2 ngày vừa qua, khi người dân Cần Thơ ra các vựa hải sản tìm mua cua biển về ăn, giá cua bất ngờ tăng vọt từ 40 – 100 ngàn đồng/kg (tùy từng loại cua). Hiện các vựa hải sản bán ra giá cua thịt loại 4 – 5 con/kg ở mức 220 - 270 ngàn đồng/kg, còn cua gạch giá lên tới 370 ngàn đồng/kg nhưng số lượng rất hạn chế.

Chủ vựa hải sản Tâm, trên đường Nguyễn Văn Cừ, quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ cho biết: Sau thời gian giá cua biển và một số loại thủy sản đều giảm mạnh do bị ảnh hưởng dịch bệnh Covid–19 trong đợt giãn cách xã hội, hiện nay một số huyện ở vùng Bán đảo Cà Mau đã bắt đầu cho nới lỏng giãn cách và tạo điều kiện cho thương lái và nông dân thu hoạch nông sản. Vì vậy, nhiều loại thủy sản đã bắt đầu tăng giá trở lại.

Hiện các vựa hải sản tại TP Cần Thơ bán ra giá cua thịt loại 4 – 5 con/kg đã tăng lên ở mức 220 - 270 ngàn đồng/kg, còn cua gạch giá tăng lên 370 ngàn đồng/kg nhưng số lượng rất hạn chế. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Hiện các vựa hải sản tại TP Cần Thơ bán ra giá cua thịt loại 4 – 5 con/kg đã tăng lên ở mức 220 - 270 ngàn đồng/kg, còn cua gạch giá tăng lên 370 ngàn đồng/kg nhưng số lượng rất hạn chế. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Đặc biệt cua biển giá không ngừng tăng mạnh do nguồn nhu cầu cung cấp cho thị trường các tỉnh ĐBSCL và TP. HCM khi chợ đầu mối Bình Điền bắt đầu mở cửa hoạt động trở lại.

Ông Ngô Văn Phương, thương lái chuyên thu mua cua biển ở xã Nguyễn Phích, huyện U Minh (Cà Mau) cho biết: Khoảng 2 - 3 ngày nay, cơ sở của ông mỗi ngày chỉ thu mua chưa được 100 kg cua các loại, giảm hơn 2 - 3 lần so tháng 5 - 6 vừa rồi và chỉ cung ứng được 60 - 70% so với yêu cầu đặt hàng từ các vựa thu mua hải sản như TP Cần Thơ, An Giang, Vĩnh Long và TP. HCM…

Theo ông Phương, thực tế nguyên nhân chính giá cua biển thương phẩm bất ngờ tăng mạnh trở lại một phần do hiện nay đang là mùa nghịch nên sản lượng lượng ít hơn mùa thuận (bắt đầu từ tháng 12  năm trước kéo dài sang tháng 3 - 4 năm sau).

Đa phần lượng cua biển cung ứng cho thị trường hiện được khai thác từ các diện tích nuôi thủy sản quảng canh và từ lượng cua sót lại trong ao nuôi mùa vụ chính.

Xem thêm
Thả 4,7 triệu con tôm giống ra biển Gành Hào

Bạc Liêu Đây là hoạt động nằm trong chuỗi sự kiện Lễ hội Nghinh Ông huyện Đông Hải lần thứ XXI năm 2024.

Bộ đội Biên phòng vận động chủ tàu đánh số tạm thời với tàu cá '3 không'

Bà Rịa - Vũng Tàu Trong ngày 9 và 10/4, Đồn Biên phòng Bình Châu đã tổ chức tuyên truyền về phòng, chống khai thác IUU cho các ngư dân trên địa bàn.

Xuất khẩu thủy sản 2 tháng đầu năm tăng 22,3%

Theo ước tính của Tổng cục Thống kê, trong 2 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đạt 1,3 tỷ USD, tăng 22,3% so với cùng kỳ năm 2023.

Có máy tời kéo thuyền, ngư dân khỏe re

QUẢNG TRỊ Chiếc máy tời nhỏ gọn nổ xình xịch, kéo theo thuyền đánh cá lên bờ một cách nhẹ nhàng. Ngư dân vì thế giảm được sức người trong khai thác hải sản.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm