| Hotline: 0983.970.780

Giá gà tại Vĩnh Phúc tăng nhẹ sau khi hết cách ly dịch Covid-19

Thứ Sáu 06/03/2020 , 11:38 (GMT+7)

Sau khi 12 chốt kiểm dịch Covid-19 tại xã Sơn Lôi (Bình Xuyên) được dỡ bỏ ngày 4/3, giá gà tại Vĩnh Phúc những ngày gần đây tăng nhẹ.

Giá gà tại Vĩnh Phúc những ngày gần đây tăng nhẹ sau khi tỉnh này không phát sinh thêm ca nhiễm Covid-19 mới. Ảnh: NH.

Giá gà tại Vĩnh Phúc những ngày gần đây tăng nhẹ sau khi tỉnh này không phát sinh thêm ca nhiễm Covid-19 mới. Ảnh: NH.

Là địa phương từng có số ca dương tính Covid-19 lớn nhất cả nước tính đến thời điểm hiện tại, nên trong cao điểm dịch hầu hết mọi hoạt động sản xuất, kinh doanh, lưu thông trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc đều bị đình trệ.

Chịu ảnh hưởng nặng nề nhất có lẽ là những hộ dân chăn nuôi gà, bởi giá gia cầm sau Tết đã giảm do Nghị định 100 cấm uống rượu bia khi lái xe, thêm tác động của dịch Covid-19 khiến người chăn nuôi trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc như ngồi trên đống lửa.

Anh Lăng Văn Hùng, chủ hộ dân sản xuất, kinh doanh gia cầm tại huyện Tam Dương cho biết, trong những ngày cao điểm dịch Covid-19, mặc dù không nằm trong vùng dịch của huyện Bình Xuyên nhưng các hộ chăn nuôi gà tại Tam Dương khản cả cổ gọi thương lái nhưng nhiều người lo sợ bị lây nhiễm Covid-19 nên từ chối. Do đó, có thời điểm giá gà lông màu tại Tam Dương xuống sâu tới 42.000 đồng/kg với những đàn nuôi trên 4 tháng.

Theo chia sẻ của anh Lăng Văn Hùng, sau khi tại Vĩnh Phúc nhiều tuần không phát hiện thêm bệnh nhân nhiễm Covid-19 mới giá gà lông màu bắt đầu nhích lên. Hiện giá gà lông màu tại Tam Dương được thương lái trả giá 46.000 - 47.000 đồng/kg.

Còn anh Trần Văn Hưng ở huyện Tam Đảo tâm sự, lợi dụng Covid-19 nên nửa cuối tháng hai một số thương lái ép giá những hộ chăn nuôi gà khiến anh rơi nước mắt, bởi bà con nông dân nuôi được con gà đến lúc xuất bán đã quá vất vả, nay đi bán còn khốn khổ hơn.

Nhưng rất may, sau khi Covid-19 cơ bản được khống chế tại Vĩnh Phúc nói riêng và cả nước nói chung, hoạt động giao thương, sản xuất đang dần trở lại bình thường, anh Trần Văn Hưng vui vẻ cho biết, những ngày gần đây thương lái đã không còn e ngại khi đến Vĩnh Phúc lấy hàng, giá gà lông màu tại Tam Đảo lập tức tăng lên 49.000 - 50.000 đồng/kg, riêng gà Mía thuần tăng từ 80.000 lên 90.000 đồng/kg.

Giá gà lông màu tại Vĩnh Phúc những ngày gần đây tăng lên xung quanh 50.000 đồng/kg. Ảnh: NH.

Giá gà lông màu tại Vĩnh Phúc những ngày gần đây tăng lên xung quanh 50.000 đồng/kg. Ảnh: NH.

Vĩnh Phúc là địa phương có tổng số ca nhiễm Covid-19 lớn nhất cả nước với tổng 11/16 ca, đa phần do lây lan từ nhóm lao động tập huấn từ Vũ Hán, Hồ Bắc, Trung Quốc trở về, tập trung tại xã Sơn Lôi, huyện Bình Xuyên.

Sau thời gian khoanh vùng, cách ly, dập dịch và không phát sinh thêm ca nhiễm mới, 0 giờ ngày 4/3/2019, toàn bộ 12 chốt kiểm dịch cách ly tại xã Sơn Lôi đã được dỡ bỏ. Hiện mọi hoạt động sinh hoạt, sản xuất, kinh doanh trên địa bàn xã Sơn Lôi đã trở lại bình thường.

Xem thêm
Truy tố những trường hợp để chó, mèo gây hậu quả nghiêm trọng

Đắk Lắk sẽ điều tra, truy tố, xử lý nghiêm những trường hợp không tuân thủ quy định trong việc nuôi, quản lý chó, mèo để xảy ra hậu quả nghiêm trọng.

Lúa đông xuân sớm được mùa, nông dân lãi 20 triệu đồng/ha

QUẢNG BÌNH Các diện tích lúa đông xuân sớm tại Quảng Bình hiện đã thu hoạch, năng suất bình quân khoảng 65 tạ/ha, nông dân lãi hơn 20 triệu đồng/ha…

Đốt rơm rạ là... đốt tiền

ĐỒNG THÁP Chưa khi nào nông dân thấy giá trị của rơm rạ như bây giờ, thu hoạch xong không đốt bỏ mà bán cho hợp tác xã, xử lý thành các sản phẩm đa dụng...

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm