Giá heo hơi hôm nay 19/3 tại miền Bắc
Thị trường heo hơi miền Bắc tiếp tục đi ngang so với hôm qua.
Theo đó, Hà Nội vẫn là địa phương có mức giá heo cao nhất khu vực, giao dịch tại ngưỡng 59.000 đ/kg.
Các địa phương còn lại vẫn thu mua quanh giá 57.000 - 58.000 đ/kg.
Tỉnh/Thành | Giá cả | Tăng/giảm |
Bắc Giang | 58.000 | - |
Yên Bái | 58.000 | - |
Lào Cai | 57.000 | - |
Hưng Yên | 58.000 | - |
Nam Định | 57.000 | - |
Thái Nguyên | 57.000 | - |
Phú Thọ | 57.000 | - |
Thái Bình | 58.000 | - |
Hà Nam | 58.000 | - |
Vĩnh Phúc | 58.000 | - |
Hà Nội | 59.000 | - |
Ninh Bình | 57.000 | - |
Tuyên Quang | 58.000 | - |
Như vậy, giá lợn hơi miền Bắc ngày 19/3/2024 đang giao dịch ở mức 57.000 - 59.000 đ/kg.
Giá heo hơi hôm nay 19/3 tại miền Trung
Cụ thể, chủ yếu các địa phương giữ nguyên mức giá thu mua ngày hôm qua.
Riêng chỉ có Lâm Đồng tăng nhẹ 1.000 đồng, giao dịch giá heo lên mốc 60.000 đ/kg - cao nhất khu vực hiện nay.
Tỉnh/Thành | Giá cả | Tăng/giảm |
Thanh Hóa | 58.000 | - |
Nghệ An | 57.000 | - |
Hà Tĩnh | 58.000 | - |
Quảng Bình | 59.000 | - |
Quảng Trị | 57.000 | - |
Thừa Thiên Huế | 57.000 | - |
Quảng Nam | 57.000 | - |
Quảng Ngãi | 57.000 | - |
Bình Định | 57.000 | - |
Khánh Hòa | 56.000 | - |
Lâm Đồng | 60.000 | 1.000 |
Đắk Lắk | 58.000 | - |
Ninh Thuận | 57.000 | - |
Bình Thuận | 60.000 | - |
Như vậy, giá lợn hơi miền Trung và Tây Nguyên ngày 19/3/2024 thu mua quanh mức 56.000 - 60.000 đ/kg.
Giá heo hơi hôm nay 19/3 ở miền Nam
Trong đó, thương lại ở Trà Vinh vẫn giao dịch với giá thấp nhất khu vực, tại ngưỡng 57.000 đ/kg.
61.000 đ/kg là mức giá heo cao nhất khu vực và đang được thương lái tại Vĩnh Long và Kiên Giang thu mua
Các địa phương còn lại neo quanh giá 58.000 - 60.000 đ/kg.
Tỉnh/Thành | Giá cả | Tăng/giảm |
Bình Phước | 58.000 | - |
Đồng Nai | 60.000 | - |
TP.HCM | 59.000 | - |
Bình Dương | 58.000 | - |
Tây Ninh | 59.000 | - |
Vũng Tàu | 60.000 | - |
Long An | 59.000 | - |
Đồng Tháp | 60.000 | - |
An Giang | 58.000 | - |
Vĩnh Long | 61.000 | - |
Cần Thơ | 60.000 | - |
Kiên Giang | 61.000 | - |
Hậu Giang | 59.000 | - |
Cà Mau | 59.000 | - |
Tiền Giang | 58.000 | - |
Bạc Liêu | 58.000 | - |
Trà Vinh | 57.000 | - |
Bến Tre | 59.000 | - |
Sóc Trăng | 58.000 | - |
Như vậy, giá lợn hơi miền Nam ngày 19/3/2024 đang giao dịch trong khoảng 57.000 - 61.000 đ/kg.
Nông dân chăn gia súc tại Thụy Sĩ thích nghi với biến đổi khí hậu
Trong nhiều thế kỷ, nông dân Thụy Sĩ luôn đưa gia súc, dê và cừu của họ lên núi để chăn thả trong những tháng ấm áp rồi đưa chúng quay trở về nhà vào đầu mùa thu. Để tiết kiệm cỏ trong các thung lũng nhằm dự trữ cho mùa đông, truyền thống chăn thả trên núi mùa hè đã biến vùng nông thôn thành một vùng đồng cỏ tươi tốt đến mức việc duy trì diện mạo của nó đã được ghi vào Hiến pháp Thụy Sĩ như một nhiệm vụ thiết yếu với ngành nông nghiệp.
Nhưng biến đổi khí hậu có nguy cơ làm mất đi những truyền thống đó. Nhiệt độ ấm lên, mất sông băng, ít tuyết hơn và tuyết tan sớm hơn đang buộc nông dân trên khắp Thụy Sĩ phải thích nghi.
Không phải tất cả đều cảm nhận được những thay đổi giống nhau ở một quốc gia nơi dãy Alps tạo ra nhiều kiểu khí hậu. Một số đang tận hưởng sản lượng lớn hơn trên đồng cỏ mùa hè, cho phép họ kéo dài mùa chăn thả trên núi cao. Những người khác lại gặp hạn hán thường xuyên và dữ dội hơn buộc phải đưa đàn trở về sớm hơn.
Ngày nay, dãy Alps đang nóng lên nhanh gấp đôi mức trung bình toàn cầu, theo Hội đồng Liên chính phủ Thụy Sĩ về Biến đổi Khí hậu. Chỉ trong hai năm qua, các sông băng ở Thụy Sĩ đã mất đi 10% lượng nước, bằng lượng nước tan chảy trong ba thập kỷ, từ 1960 đến 1990.
Kể từ khi bắt đầu nghiên cứu sông băng Rhône vào năm 2007, Daniel Farinotti, một trong những nhà khoa học về sông băng hàng đầu châu Âu, đã chứng kiến nó rút đi khoảng nửa km và mỏng đi, tạo thành một ao băng lớn ở đáy.
Trước tình hình biến đội khí hậu, Chính phủ Thụy Sĩ đang cố gắng giải quyết những thay đổi và bảo tồn truyền thống chăn thả núi cao ở đây. Trong đó có các dự án cơ sở hạ tầng lớn để đưa nước lên đỉnh núi cho gia súc trong những tháng mùa hè.
Công việc chăn thả gia súc núi cao khá vất vả và có thu nhập khiêm tốn, nhưng ở địa phương, tham gia vào một truyền thống, được ghi nhận lần đầu tiên vào năm 1830, là một vinh dự.