| Hotline: 0983.970.780

Gia Lai: Không để ngập lụt vùng hạ du

Chủ Nhật 10/11/2019 , 16:58 (GMT+7)

“Gia Lai đang quyết liệt giám sát, kiểm tra an toàn các công trình thủy lợi nhằm kịp thời ứng phó với bão số 6 cũng như tình hình sau bão”.

Đập tràn Ayun Hạ xả nước xuống vùng hạ du. Ảnh: Đăng Lâm.

Đó là đánh giá của ông Nguyễn Văn Tỉnh, Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy lợi khi đi kiểm tra thực tế tại các hồ đập trên địa bàn tỉnh Gia Lai.

Ngày 10/11, Đoàn công tác của Tổng cục Thủy do ông Nguyễn Văn Tỉnh làm trưởng đoàn đã có chuyến kiểm tra các công trình hồ chứa nước thủy lợi trên địa bàn tỉnh Gia Lai. Cùng đi kiểm tra có ông Kpă Thuyên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai và lãnh đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Đoàn đã kiểm tra thực tế tại hồ chứa Ia Ring (huyện Chư Sê) và hồ Ayun Hạ (huyện Phú Thiện) do Công ty TNHH một thành viên Khai thác công trình thủy lợi Gia Lai quản lý và khai thác.

Tại hồ chứa Ia Ring, do nắm bắt được tình hình của bão số 6, đơn vị quản lý đã cử lực lượng công nhân của túc trực 24/24 giờ, thường xuyên theo dõi diễn biến thời tiết để vận hành công trình đảm bảo theo đúng quy trình xả lũ. Trong khi đó, hồ chứa nước lớn Ayun Hạ, đơn vị cũng đã chủ động điều tiết nước hợp lý để đảm bảo an toàn hồ chứa cũng như vùng hạ du.

Đoàn kiểm tra Tổng cục Thủy lợi trao đổi với Phó Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai về an toàn hồ đập. Ảnh: Đăng Lâm.

Được biết, toàn tỉnh Gia Lai có 344 công trình thủy lợi (gồm 113 hồ chứa, 189 đập dâng và 42 trạm bơm), trong đó Công ty TNHH một thành viên Khai thác công trình thủy lợi Gia Lai quản lý 38 công trình thủy lợi (12 hồ chứa, 22 đập dâng và 4 trạm bơm).

Báo cáo về vấn đề an toàn hồ đập, ông Hoàng Bình Yên, Trưởng phòng Quản lý nước và công trình thủy lợi, Công ty TNHH một thành viên Khai thác công trình thủy lợi Gia Lai cho biết, trước mùa mưa bão chúng tôi đều phải kiểm tra, rà soát các hồ đập để có thể ứng phó kịp thời. Ngoài ra, hàng tháng chúng tôi cũng giao cho 8 xí nghiệp thực hiện quản lý, nghiệm thu công trình, nếu có sự cố sẽ xử lý ngay.

Theo ông Yên, do đặc thù các công trình thủy lợi trải dài trên 11 huyện của tỉnh Gia Lai, lại nằm trong vùng sâu, nên việc đi lại gặp rất nhiều khó khăn, công nhân vận hành công trình tương đối vất vả. Mặt khác, do hệ thống kênh mương chảy dài trên 500km nên việc đảm bảo hệ thống công trình trên kênh mương cũng phải được chú trọng nhằm phục vụ sản xuất cho người dân.

Đánh giá về các công trình thủy lợi, ông Tỉnh cho biết, dù các hồ chứa trên địa bàn đảm bảo an toàn, tuy nhiên trước những diễn biến khó lường của thời tiết, nhất là cơn bão số 6 có lượng mưa lớn, các địa phương, đơn vị quản lý cần phải tiếp tục rà soát thực trạng hồ chứa trên địa bàn. Đối với công trình gặp sự cố cần phải bố trí kinh phí từ địa phương nhằm xử lý ngay trước khi mưa lũ xảy ra.

Đoàn kiểm tra tại hồ chứa Ia Ring. Ảnh: Đăng Lâm.

Trong quá trình quản lý hồ đập, ông Tỉnh đã nhấn mạnh đến 2 vấn đề cần phải đặc biệt quan tâm. Thứ nhất, đối với hồ chứa lớn có cửa van, khi mưa lũ chuẩn bị đến, các đơn vị thường xuyên theo dõi sát về diễn biến thời tiết, lượng mưa để có thể xả lũ một cách chủ động.

Thứ hai, đối với hồ đập trên hệ thống liên hồ chứa cần phải phối hợp giữa các hồ để xả lũ hiệu quả, không gây ngập lụt trên vùng hạ du.

Ông Tỉnh cũng đặc biệt quan tâm đến các hồ chứa nhỏ, hồ chứa đã hư hỏng hoặc xảy ra sự cố cũng như các hồ chứa giao cho địa phương quản lý. Bởi các nhóm hồ chứa này khi có lượng mưa lớn sẽ nhanh chóng đầy nước trong hồ, gây mất an toàn cho đập.

“Trong bão số 6 này, tôi đề nghị các đơn vị quản lý phải trực 24/24 giờ nhằm chủ động phát hiện sự cố xử lý kịp thời đảm bảo an toàn cho đập, an toàn tính mạng và tài sản cho người dân vùng hạ du”, ông Tỉnh nhấn mạnh.

Cũng theo ông Tỉnh, trong thời tới, hồ chứa Ayun Hạ sẽ được xây dựng hệ thống giám sát vận hành. Hệ thống này gồm camara giám sát, các thiết bị đo lượng mưa, mực nước tại các hồ đập. Bên cạnh đó là các thiết bị giám sát vùng hạ du xem mức đô ngập lụt.

Ngoài ra, hệ thống giám sát vận hành cũng có phần mềm hỗ trợ trong công tác xả lũ một cách hiệu quả. Kinh phí để xây dựng hệ thống giám sát vận hành đã có trong dự án WB8, sớm triển khai trong thời gian tới.

Xem thêm
4,2 triệu Euro hỗ trợ nông dân ĐBSCL làm nông nghiệp sinh thái, thông minh

Trà Vinh Dự án được tài trợ bởi Liên minh Châu Âu và triển khai tại các tỉnh Đồng Tháp, Kiên Giang và Trà Vinh, với tổng vốn đầu tư 4,2 triệu Euro.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Chuyện làm du lịch ở miền núi Phú Thọ: [Bài 1] Đồi chè Long Cốc, nàng tiên không ban cho dân được mấy tiền

'Không mấy ai nhìn ra giá trị của rừng Xuân Sơn, Tân Sơn nên bỏ lỡ cơ hội phát triển du lịch', TS. Ngô Kiều Oanh tiếc rẻ.

Bình luận mới nhất