| Hotline: 0983.970.780

Già làng A Biaoh tiên phong làm giàu trên vùng đất cát

Thứ Ba 18/05/2021 , 10:37 (GMT+7)

Nhờ chuyển đổi cơ cấu cây trồng, áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, già làng A Biaoh đang đi đầu trong phong trào phát triển kinh tế của địa phương.

Già làng A Biaoh bên vườn cà phê xen với cây ăn trái của gia đình. Ảnh: Đăng Lâm.

Già làng A Biaoh bên vườn cà phê xen với cây ăn trái của gia đình. Ảnh: Đăng Lâm.

Đến thôn Kon Tum Kơ Pơng (xã Đăk Rơ Wa, TP.Kon Tum) nhắc đến già làng A Biaoh (dân tộc Ba Na) không người dân nào không biết. Không chỉ là người có uy tín trong cộng đồng, già làng A Biaoh còn là tấm gương về làm kinh tế giỏi trong đồng bào dân tộc thiểu số khiến nhiều người noi theo.

Câu chuyện bắt đầu từ năm 1997, gia đình ông A Biaoh chuyển đến sinh sống tại thôn Kon Tum Kơ Pơng theo diện định canh định cư nông thôn mới. Ngay lập tức, già làng A Biaoh đã liên kết với Hợp tác xã Nông nghiệp phường Thắng Lợi (TP. Kon Tum) để trồng hơn 3ha khoai mỳ, mía và chăn nuôi bò.

Đến năm 2005, thời điểm cây cao su đang phát triển mạnh, già làng A Biaoh nhanh chóng nắm bắt cơ hội trồng 2ha trên đất rẫy của của gia đình.

Năm 2010, Trung tâm Khuyến nông tỉnh Kon Tum đã đến các xã vận động các hộ đồng bào dân tộc thiểu số xây dựng các lớp tập huấn về kỹ thuật nuôi trồng, đồng thời hướng dẫn người dân chuyển đổi mô hình cây trồng vốn kém hiệu quả. Thấy vậy, già làng A Biaoh đã tìm đến những trang trại trồng cà phê trên địa bàn tỉnh Kon Tum để học hỏi kinh nghiệm. Sau đó, ông mạnh dạn vay vốn mở rộng diện tích để trồng thêm 3ha cà phê.

Năm 2018, phong trào trồng cây ăn trái nở rộ, ông A Biaoh tiếp tục mạnh dạn trồng xen các cây ăn trái như sầu riêng, bơ, mít... trong vườn cà phê của gia đình.

Nhanh nhạy, mạnh dạn đầu tư và biết áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, đến nay tổng diện tích vườn cà phê xen cây ăn trái, cùng với khoai mì, mía, cao su đã mang lại doanh thu cho gia đình già làng A Biaoh mỗi năm hơn 400 triệu đồng.

Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây sầu riêng luôn được già làng A Biaoh chú trọng. Ảnh: Đăng Lâm.

Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây sầu riêng luôn được già làng A Biaoh chú trọng. Ảnh: Đăng Lâm.

Không chỉ phát triển kinh tế gia đình, già làng A Biaoh còn chia sẻ kinh nghiệm, hướng dẫn kỹ thuật giúp các hộ đồng bào khác trong làng làm theo. Theo đó, nhiều hộ dân đồng bào dân tộc thiểu số trong làng đã biết áp dụng khoa học, kĩ thuật vào phát triển kinh tế, vươn lên làm giàu.

Để thành công được như ngày hôm nay, theo Già làng A Biaoh, việc áp dụng khoa học, kĩ thuật vào cây trồng là rất quan trọng. Trước đây, do tập quán canh tác lạc hậu, việc sản xuất phụ thuộc hoàn toàn vào tự nhiên nên năng suất cây trồng của người dân trong làng không mang lại hiệu quả. Phải đến những năm 2010 trở về sau, khi Trung tâm Khuyến nông tỉnh xuống tập huấn kỹ thuật, vận động người dân chuyển đổi mô hình cây trồng, mạnh dạn đưa giống năng suất cao vào trồng thì cuộc sống người dân mới thay đổi.

Già làng A Biaoh cho biết, nhờ chăm sóc đúng kỹ thuật nên năng suất các vườn cây ăn trái phát triển hiệu quả, thu nhập của gia đình cũng ổn định hơn. Để minh chứng cho sự hiệu quả về kỹ thuật trồng cây ăn trái,già làng A Biaoh đã dẫn chúng tôi ra vườn cây của gia đình.

Dù trồng cà phê xen với cây ăn trái, nhưng khoảng cách giữa các cây vẫn phải đảm bảo để cây sinh trưởng phát triển tốt. Cụ thể, đối với cây sâu riêng phải đảm bảo hàng cách hàng 6m, đào hố rộng 2m2, sâu 30cm, như vậy cây sẽ tiếp xúc đủ với ánh sáng giúp phát triển tốt và cho năng suất cao.

“Khi bắt đầu trồng, cần bón lót phân lân và phân hữu cơ xuống hố để đất có nhiều dinh dưỡng. Sau 1 tuần, đặt cây con vào hố trồng, lắp đất ngang mặt bầu cây con, cắm cọc giúp cây khỏi đổ ngã. Khi cây trồng xong cần phải tưới nước liên tục và che bớt ánh sáng để cây sinh trưởng tốt”, già làng A Biaoh chia sẻ và cho biết, trong thời gian tới gia đình sẽ đầu tư hệ thống tưới tiết kiệm để hoàn thiện mô hình nuôi trồng.

Già làng A Biaoh cũng chia sẻ, nơi này chủ yếu là đất cát nên không nhiều dinh dưỡng như đất đỏ bazan, dẫn đến cây trồng thường cho năng suất thấp. Thêm vào đó, nhiều người dân trong vùng ít quan tâm đến bón phân, đặc biệt là không tưới nước dẫn đến cây không phát triển.

Thấy vậy, già làng A Biaoh đã đi vận động người dân trong lang từ bỏ tập quán canh tác cũ, đồng thời chia sẻ kinh nghiệm nuôi trồng để mọi người cùng thay đổi nếp nghĩ, cách làm. Từ đó, nhiều người dân trong vùng đã mạnh dạn mở rộng diện tích nuôi trồng, đời sống kinh tế cũng dần khá hơn.

Căn nhà khang trang được già làng A Biaoh mới xây dựng. Ảnh: Đăng Lâm.

Căn nhà khang trang được già làng A Biaoh mới xây dựng. Ảnh: Đăng Lâm.

Không chỉ áp dụng khoa học kỹ thuật vào việc chăm sóc cây trồng, già làng A Biaoh còn tiên phong trong việc đưa cơ giới hóa vào trong vườn cây trồng của gia đình. Hiện gia đình đầu tư 2 máy cày, 1 máy múc chuyên để phục vụ cho việc cày xới, lên luống, đào hố... điều này đã góp phần giảm chi phí sản xuất, nâng cao hiệu quả trên cùng diện tích canh tác.

Đánh giá về mô hình kinh tế của già làng A Biaoh, ông Trần Văn Cường, Phó Trưởng phòng, Phòng Dân tộc TP. Kon Tum  cho biết, già làng A Biaoh là người đồng bào dân tộc thiểu số nhưng làm ăn kinh tế rất giỏi, nhiều người dân trong vùng đang phải học hỏi, nói theo.

Ngay khi chuyển qua xã Đăk Rơ Wa sinh sống, người dân trong vùng đã phải nhìn nhận già làng A Biaoh là người rất giỏi về làm ăn kinh tế. Đặc biệt, liên quan đến ứng dụng khoa học kỹ thuật trong sản xuất thì già làng A Biaoh tiếp thu rất nhanh và sẵn sàng chuyển đổi mô hình cây trồng nếu không hiệu quả.

Xem thêm
Trang trại heo Mavin đạt tiêu chuẩn toàn cầu Global GAP

Tháng 11/2024, 2 trang trại heo của Tập đoàn Mavin tại huyện Anh Sơn (Nghệ An) và huyện Kbang (Gia Lai) chính thức được cấp Chứng nhận Global GAP, phiên bản S.L.P.

Bí kíp nuôi công an toàn dịch bệnh tại các khu du lịch sinh thái

Hải Phòng Công hiện được nuôi làm cảnh tại nhiều khu du lịch sinh thái, do hằng ngày công tiếp xúc nhiều với khách du lịch nên công tác phòng chống dịch bệnh vô cùng quan trọng.

Giảng viên IPHM là đầu tàu dẫn dắt nông dân sản xuất bền vững

Các giảng viên đã được trang bị kiến thức về IPHM sẽ giúp nông dân thấy được sức khỏe đất đang bị ảnh hưởng nghiêm trọng, bảo vệ đất là việc cần phải làm ngay.

Đầu tư nhà màng cho Mộc Châu: Đã làm, phải lớn

Sơn La Nông dân Mộc Châu có đủ năng lực sản xuất nông nghiệp công nghệ cao. Vì vậy việc hỗ trợ đầu tư hệ thống nhà lưới, nhà màng cần thực hiện ở quy mô lớn.