| Hotline: 0983.970.780

Gia tăng kết nối DN và năng lực xuất nhập khẩu tại cửa khẩu Móng Cái

Thứ Ba 10/12/2019 , 16:16 (GMT+7)

TP Móng Cái (Quảng Ninh) và TP Đông Hưng (Quảng Tây - Trung Quốc) là một trong những cửa ngõ trao đổi hàng hóa quan trọng.

TP Móng Cái đang nâng cao năng lực kết nối, nhất là các mặt hàng thủy sản XK.

Hai bên đều mong có sự kết nối

Chỉ tính riêng thủy sản, Việt Nam có hơn 600 DN chế biến có đủ điều kiện về kiểm dịch, được phép NK vào Trung Quốc. Đây đều là những DN lớn, họ sẵn sàng XK sản phẩm có liên quan sang Trung Quốc theo phương thức thương mại cặp chợ và mong muốn XK thông qua thương mại thông thường để hưởng ưu đãi hoàn thuế XK.

Hạ tầng được đầu tư góp phần kết nối XK thủy sản. Ảnh: Anh Thắng.

Ông Đường Quốc Sắc, Công ty TNHH thương mại Hoàng Hâm Đông Hưng (Quảng Tây - Trung Quốc) cho hay: Hiện nay, sản phẩm Việt Nam đi vào Trung Quốc qua các cặp chợ đa phần là sản phẩm được sản xuất nhỏ lẻ, không tương xứng với tiềm năng của DN, không đủ điều kiện để XK chính ngạch vào Trung Quốc.

“Thay vào đó, muốn XK, đặc biệt là thủy sản, các sản phẩm trên phải dựa vào điều kiện năng lực của nhà sản xuất lớn, thay đổi bao bì hoặc làm giả trực tiếp bao bì sản phẩm của các doanh nghiệp lớn, điều này làm tăng chi phí, vừa có nguy cơ vi phạm các quy định pháp luật.

Chúng tôi mong muốn phía Việt Nam tiếp tục nghiên cứu, căn cứ nhu cầu thị trường Trung Quốc để cố gắng mở rộng danh mục thủy hải sản NK vào thị trường chúng tôi”, ông Đường nói.

Cũng theo ông này, cầu phao Đông Hưng (Quảng Tây - Trung Quốc) - Móng Cái (Quảng Ninh) đã hoàn thành và đi vào hoạt động được một thời gian. Hai bên DN hoạt động lĩnh vực XNK đều mong muốn đi qua đó để giảm chi phí vận tải, đồng thời từng bước chuyển qua một phần hàng nông, lâm, thủy hải sản phù hợp với việc nhập cảnh vào Trung Quốc qua cầu phao.

Hình thức nhập cảnh tuy "cổ xưa" nhưng hiệu quả nhất, việc qua cầu phao sẽ giải quyết được vấn đề giữ tươi cho một phần nông sản, hơn nữa quá trình thông quan tại đây sẽ làm giảm chi phí vận chuyển và bỏ công đoạn xếp dỡ lần hai.

“Thực tế hiện nay, nhiều DN bến, cảng phía Móng Cái (Quảng Ninh) thu phí quá cao, dẫn đến một phần nông, lâm, thủy sản không thể di chuyển đến cầu phao XK sang Trung Quốc, chúng tôi mong muốn phía Việt Nam tiếp tục điều chỉnh việc thu phí của DN này”, ông Đường đề xuất.

Được biết, vào tháng 6/2013, cửa khẩu Đông Hưng (Quảng Tây - Trung Quốc) được phê duyệt trở thành "cửa khẩu chỉ định" NK nông sản thứ 3 của Trung Quốc, hiện tại hai cửa khẩu khác nhập khẩu nông sản trong nước đang ở trong trạng thái tạm dừng để chỉnh đốn.

Có thể nói nông sản quốc gia này sử dụng phải trung chuyển thông qua cửa khẩu Móng Cái, thậm chí nếu DN có NK từ Đông Nam Á cho đến toàn thế giới đi chăng nữa, thì muốn vào thị trường nội địa phải bắt đầu từ cửa khẩu Đông Hưng.

Hiện nay tiềm lực về các phương tiện như quy mô thị trường, không gian phát triển của Trung Quốc chúng ta đều đã rõ, chỉ có điều, thẳng tay đầu tư, tận dụng lợi thế này cần phải có nhiều kinh nghiệm và tầm nhìn. 

Điều kiện cho một cửa khẩu phát triển

Thời gian tới, năng lực thông quan sẽ còn mở rộng hơn với 2 TP Móng Cái và Đông Hưng khi nhiều dự án đầu tư đưa vào hoạt động, cụ thể: Cảng biển Vạn Ninh, đường cao tốc Vân Đồn - Móng Cái sẽ được hành thành vào đầu năm 2020, rút ngắn thời gian di chuyển từ TP Móng Cái về cảng Quốc tế Cái Lân còn 1,5 giờ và đến cảng Hải Phòng còn 2,5 giờ.

Với mạng lưới giao thông đường hàng hải quốc tế, đường nội thủy địa thuận tiện cho vận chuyển hàng hóa với thủ tục thông quan tiện lợi, đã có nhiều DN phát triển theo hướng kết nối XNK giữa hai bên.

Tỉnh Quảng Ninh đã kịp thời xử lý các khó khăn vướng mắc của các doanh nghiệp khi có phản ánh, đảm bảo an ninh trật tự, tạo môi trường đầu tư, kinh doanh thuận lợi, quyết tâm thu hút DN kinh doanh trong lĩnh vực XNK. Để làm được điều này, địa phương đang gấp rút hoàn thiện cơ sở hạ tầng nâng cao hệ thống kết nối XNK giữa biên giới quốc gia.

Cảng biển là một trong những điểm trung chuyển hàng hóa có vai trò quan trọng. Ảnh: Anh Thắng.

Áp lực lớn nhất mà địa phương nay đang phải đối mặt là cầu nối giữa người dân, DN trong nước với đối tác Trung Quốc. Động thái mới nhất mà Quảng Ninh cam kết chính là việc thực hiện công khai minh bạch thủ tục hành chính, kiểm soát, đơn giản hóa các thủ tục hành chính nhằm giảm đầu mối, loại bỏ các thủ tục rườm rà, phức tạp khó thực hiện để giảm chi phí, thời gian và tiện ích thông quan cho nhà đầu tư.

Theo ông Bùi Văn Khắng, Phó chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh, Quảng Ninh nói riêng và các tỉnh, TP của Việt Nam nói chung đang đẩy mạnh sản xuất hàng hóa đảm bảo XK, nhất là các mặt hàng thủy sản; tăng cường chế biến sâu, chế biến tinh, đảm bảo chất lượng theo tiêu chuẩn của nước NK.

Thời gian qua, với vai trò là "cầu nối" và "cửa ngõ", Quảng Ninh đang tiếp tục thực hiện tốt công tác kiểm tra, truy xuất nguồn gốc xuất xứ hàng hóa, mẫu mã bao bì sản phẩm đẹp, hấp dẫn đáp ứng yêu cầu phục vụ XK. Ứng dụng tem điện tử thông minh truy xuất nguồn gốc nông sản, xây dựng và phát triển chỉ dẫn địa lý, gắn kết sản xuất theo chuỗi giá trị hàng hóa, chuỗi các sản phẩm trong chương trình OCOP là cách để Quảng Ninh nâng tầm thương hiệu nông sản địa phương.

Xem thêm
1.900 người tham gia Ngày hội việc làm huyện Đại Từ năm 2024

Thái Nguyên Sáng 28/11, huyện Đại Từ tổ chức Ngày hội việc làm kết nối cung cầu lao động, Tư vấn hướng nghiệp năm 2024.

Trung Quốc tiêu thụ 4 tỷ quả dừa mỗi năm và cơ hội cho dừa Việt

BẾN TRE Đại diện Vina T&T Group chia sẻ những thuận lợi, thách thức ngành hàng dừa Việt Nam đối mặt khi chinh phục thị trường tỷ dân Trung Quốc.

Tháp đôi Prime Thái Nguyên mừng tân gia, chào đón giáng sinh và năm mới 2025

Năm 2025 sắp gõ cửa, mang theo những hy vọng và ước mơ mới. Năm 2024, Tháp đôi Prime vui mừng chào đón những cư dân đầu tiên về sinh sống tại toà nhà.

Thu ngân sách hơn 1,8 triệu tỷ đồng, vượt 6,3% dự toán

Qua 11 tháng, tổng thu ngân sách Nhà nước ước đạt 1.808,5 nghìn tỷ đồng, bằng 106,3% dự toán, tăng 16,1% so cùng kỳ 2023; trong đó, thu ngân sách trung ương vượt hơn 10%.