| Hotline: 0983.970.780

Giá trị sản xuất nông nghiệp tỉnh Bình Dương đạt hơn 17.700 tỷ đồng

Chủ Nhật 06/02/2022 , 15:06 (GMT+7)

Mặc dù bị tác động bởi đại dịch Coivid-19, nhờ sự chủ động trong công tác quản lý điều hành của ngành, sản xuất nông nghiệp tỉnh Bình Dương vẫn tăng trưởng dương.

Theo Sở NN-PTNT tỉnh Bình Dương, giá trị sản xuất nông nghiệp của tỉnh năm 2021 đạt hơn 17.700 tỷ đồng, tăng 2% so năm 2020. Diện tích gieo trồng cây hàng năm đạt hơn 20.600 hecta, diện tích trồng cây lâu năm đạt hơn 142.000 hecta.

Trong trồng trọt, tỉnh tiếp tục cơ cấu lại ngành theo hướng sản xuất ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ. Đến nay, diện tích ứng dụng công nghệ cao trong trồng trọt đạt trên 5.700 hecta; diện tích trồng trọt theo hướng hữu cơ đạt trên 600 hecta. Lĩnh vực chăn nuôi ứng dụng công nghệ cao tiếp tục phát triển với 408 trang trại. Các công nghệ hiện đại được các công ty áp dụng trong các khâu giết mổ, chế biến,...

Dưa lưới được sản xuất theo hướng công nghệ cao là một trong những sản phẩm đặc trưng của Bình Dương đóng góp tích cực vào giá trị sản xuất của ngành. Ảnh: Trần Trung.

Dưa lưới được sản xuất theo hướng công nghệ cao là một trong những sản phẩm đặc trưng của Bình Dương đóng góp tích cực vào giá trị sản xuất của ngành. Ảnh: Trần Trung.

Chương trình xây dựng nông thôn mới tiếp tục được đầu tư, duy trì 100% xã đạt chuẩn nông thôn mới, nâng cao chất lượng các tiêu chí đối với các xã đã được công nhận. Hiện Bình Dương có 10 xã đạt chuẩn xã nông thôn mới nâng cao; 1 huyện, 2 thị xã được công nhận huyện đạt chuẩn nông thôn mới và thị xã hoàn thành nhiệm vụ nông thôn mới. Thu nhập bình quân của dân cư nông thôn đạt 71 triệu đồng/người/năm.

Tổ chức liên kết chuỗi sản xuất, kinh doanh trong nông nghiệp tiếp tục được đổi mới phù hợp với thị trường, sản xuất hàng hóa lớn; nhiều mô hình liên kết giữa người sản xuất với doanh nghiệp, hợp tác xã theo chuỗi được triển khai nhân rộng. Toàn tỉnh hiện có 71 hợp tác xã nông nghiệp, 117 tổ hợp tác nông nghiệp, 644 trang trại.

Mô hình tổ hợp tác hoa lan ở xã An Tây, một trong những mô hình kinh tế áp dụng KHKT giúp nhiều nông dân cùng làm giàu. Ảnh: Trần Lâm.

Mô hình tổ hợp tác hoa lan ở xã An Tây, một trong những mô hình kinh tế áp dụng KHKT giúp nhiều nông dân cùng làm giàu. Ảnh: Trần Lâm.

Thúc đẩy phát triển các ngành, nghề gắn với định hướng phát triển kinh tế nông thôn; chuyển đổi cơ cấu sản xuất kinh doanh, phát triển các sản phẩm chủ lực theo 3 trục sản phẩm, tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân nông thôn.

Chương trình OCOP đã đạt được nhiều kết quả tích cực: Phê duyệt kết quả đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP đợt 1 năm 2021, trong đó công nhận 28 sản phẩm (8 sản phẩm 4 sao và 20 sản phẩm 3 sao).

Ban chỉ đạo Chương trình mục tiêu quốc gia 'Chương trình mỗi xã một sản phẩm' (OCOP) tỉnh Bình Dương thẩm định, đánh giá, phân hạng các sản phẩm OCOP 2021. Ảnh: Bình Dương.

Ban chỉ đạo Chương trình mục tiêu quốc gia “Chương trình mỗi xã một sản phẩm” (OCOP) tỉnh Bình Dương thẩm định, đánh giá, phân hạng các sản phẩm OCOP 2021. Ảnh: Bình Dương.

Phó Chủ tịch thường trực UBND tỉnh Bình Dương Mai Hùng Dũng ghi nhận những nỗ lực của ngành nông nghiệp trong năm qua. Toàn ngành đã thực hiện hiệu quả Đề án cơ cấu lại ngành nông nghiệp có trọng tâm, trọng điểm, tạo cơ sở vững chắc cho việc tái sản xuất trong tình hình mới.

"Năm 2022 là năm thứ 2 thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XI và Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm 2021 - 2025, ngành Nông nghiệp và phát triển nông thôn cần tiếp tục tập trung thực hiện quyết liệt cơ cấu lại ngành theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững gắn với chuyển đổi mô hình tăng trưởng và xây dựng nông thôn mới.

Đồng thời, thực hiện tốt công tác phòng chống dịch bệnh trên cây trồng, vật nuôi. Tăng cường công tác quản lý chất lượng, an toàn thực phẩm. Thực hiện quản lý tốt đất lâm nghiệp và diện tích rừng hiện có. Quản lý tốt công trình thủy lợi, tránh để xảy ra tình trạng lấn chiếm đất thuộc hành lang bảo vệ công trình thủy lợi, thực hiện tốt công tác phòng chống thiên tai - tìm kiếm cứu nạn.

Tập trung quảng bá thương hiệu sản phẩm nông nghiệp của tỉnh; hỗ trợ ứng dụng hoạt động giao dịch thương mại điện tử nhằm mở rộng thị trường tiêu thụ cho một số sản phẩm nông nghiệp có tiềm năng, lợi thế của tỉnh nhằm phát triển nền nông nghiệp thông minh, nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững", ông Mai Hùng Dũng nhấn mạnh.

    Tags:
Xem thêm
Hơn 500 kg lòng lợn hôi thối đang trên đường đi tiêu thụ

Lực lượng chức năng tỉnh Thái Nguyên phát hiện 520kg lòng lợn bốc mùi hôi thối sắp được bán lại cho các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống và sản xuất lạp sườn.

Phú Lương lần đầu tổ chức Ngày hội hướng nghiệp, phân luồng học sinh sau THCS

Sáng 21/4, huyện Phú Lương (Thái Nguyên) tổ chức Ngày hội Tư vấn hướng nghiệp và phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS năm 2024.

STP hỗ trợ ngư dân trả góp lồng nuôi thủy sản HDPE không cần thế chấp

Nhằm giúp ngư dân chuyển đổi mô hình nuôi trồng thủy sản HDPE, STP Group đưa ra 3 chương trình hỗ trợ thuận lợi để bà con tiếp cận công nghệ nuôi biển mới.

Những gương mặt 'vàng' trong danh sách trả nợ trái phiếu doanh nghiệp bất động sản

Năm 2024, hơn 90 doanh nghiệp bất động sản có trái phiếu doanh nghiệp đáo hạn với tổng nợ vay gần 100.000 tỷ đồng. Trong đó, nhiều 'ông lớn' có nợ tới hàng nghìn tỷ.