| Hotline: 0983.970.780

Giấc mơ siêu cường công nghệ của Trung Quốc có thành hiện thực?

Thứ Tư 23/12/2020 , 11:59 (GMT+7)

Giới phân tích cho rằng, dù còn nhiều thách thức nhưng việc Trung Quốc đặt ra mục tiêu tự cường về khoa học và công nghệ cần phải được thực hiện một cách nghiêm túc.

Tham vọng lớn của Trung Quốc

Bất chấp những hoài nghi trong nhiều năm, giờ đây giấc mơ trở thành nước dẫn đầu thế giới về khoa học và công nghệ của Trung Quốc đang  hiện thực hóa và được coi như là một nguồn cảm hứng mới.

Tàu Thường Nga 5 (Chang'e-5) hạ cánh xuống Khu tự trị Nội Mông, hoàn thành sứ mệnh khám phá Mặt Trăng ngày 17/12/2020. Ảnh: THX

Tàu Thường Nga 5 (Chang'e-5) hạ cánh xuống Khu tự trị Nội Mông, hoàn thành sứ mệnh khám phá Mặt Trăng ngày 17/12/2020. Ảnh: THX

Theo đó, điều này thể hiện qua hàng loạt thành tựu mới mà Trung Quốc đã thực hiện gần đây gồm các chuyến bay có người lái, đưa vệ tinh liên lạc lượng tử đầu tiên trên thế giới vào không gian và nước này đang dẫn đầu thế giới về hệ thống vệ tinh 5G.

Tuy nhiên theo các chuyên gia phân tích, ở các khía cạnh khác Trung Quốc vẫn phải đối mặt những khó khăn và thách thức mới và đang đặt ra câu hỏi về tương lai khoa học công nghệ của nước này.

Cụ thể là tham vọng công nghệ cao quá lớn của Bắc Kinh dưới thời Chủ tịch Tập Cận Bình được thể hiện rõ trong một loạt sáng kiến, ​​chính sách. Bắt đầu từ năm 2014, một sê-ri những cải cách cùng với nguồn vốn ngân sách khủng bơm cho khoa học như Chương trình Made in China 2025 (MIC2025), bao gồm 10 lĩnh vực công nghệ cao và kêu gọi đảm bảo 70% khả năng tự cung tự cấp các thành phần vật liệu cơ bản vào năm 2025.

Đến năm 2017, Trung Quốc tiếp tục công bố kế hoạch sẽ trở thành “trung tâm đổi mới trí tuệ nhân tạo hàng đầu thế giới” vào năm 2030. Nền tảng cho những tham vọng này là các nguồn đầu tư ngày càng tăng vào công nghệ.

Tính đến năm 2018, tỷ trọng đầu tư vào nghiên cứu và phát triển (R&D) của Trung Quốc ở mức 22%, chỉ đứng sau Mỹ với 25% và Bắc Kinh dự kiến ​​sẽ vươn lên dẫn đầu trước năm 2025.

Theo các chuyên gia, khoảng 3/4 đầu tư cho R&D của Trung Quốc đến từ hoạt động kinh doanh. Tuy nhiên, các quan chức chính phủ vẫn can thiệp sâu vào việc phân bổ nguồn vốn, không chỉ thông qua các ngân hàng quốc doanh mà còn thông qua các phương tiện khác, bao gồm cả các quỹ đầu tư do chính phủ chỉ đạo.

Danh mục các thành tựu khoa học công nghệ ngày càng tăng của Trung Quốc không chỉ đơn giản phản ánh dòng vốn đầu tư. Thành tựu của nước này được cho là ấn tượng nhất trong lĩnh vực khoa học cơ bản, cho dù Trung Quốc đầu tư chi cho nghiên cứu cơ bản ít hơn so với các nền khoa học hang đầu khác.

Nhanh nhưng chưa mạnh

Sự trỗi dậy trong khoa học cơ bản của Trung Quốc phản ánh một phần áp lực lớn lên các nhà khoa học trong nước trong việc xuất bản các bài báo hàng đầu chỉ trong thời gian ngắn, mặc dù điều này cũng tạo ra những hành vi sai trái trong học thuật, bao gồm cả đạo văn và báo cáo giả mạo.

Nhân viên nhà máy lắp ráp robot hút bụi ở Thâm Quyến, Trung Quốc. Ảnh: Reuters

Nhân viên nhà máy lắp ráp robot hút bụi ở Thâm Quyến, Trung Quốc. Ảnh: Reuters

Ngoài ra, thành tích của Trung Quốc cũng thể hiện mức độ hợp tác tang đáng kể giữa cộng đồng khoa học nước này với Mỹ, thể hiện qua các luồng trao đổi nghiên cứu chung thể hiện qua các công bố khoa học hàng đầu mà họ là đồng tác giả với các nhà khoa học Mỹ.

Hiệu quả hoạt động của Trung Quốc về mặt kinh doanh hỗn hợp đã được ghi nhận với sự trỗi dậy của tập đoàn Huawei trong lĩnh vực 5G là rất ấn tượng, mặc dù phần cứng của họ được cho là có nhiều lỗ hổng hơn so với các nhà cung cấp khác.

Ngoài ra các công ty Trung Quốc cũng dẫn đầu trong một số lĩnh vực trí tuệ nhân tạo, như công nghệ nhận dạng khuôn mặt. Nước này cũng tự hào về bối cảnh khởi nghiệp rất sôi động, với 24% kỳ lân trên thế giới (các công ty khởi nghiệp tư nhân có trị giá trên 1 tỷ USD), cho dù ở hạng mục này họ vẫn kém xa Mỹ (48%), nhưng đã vượt xa so với vị trí thứ ba là Ấn Độ (5%).

Theo giới phân tích, cho dù tăng trưởng nhưng tỷ lệ các công ty niêm yết giá trị nhất thế giới của Trung Quốc hầu như không thay đổi trong thập kỷ qua. Tính đến năm 2020, Bắc Kinh tự hào có 14 trong số 100 công ty hàng đầu thế giới tính theo giá trị vốn hóa thị trường - mức tăng khiêm tốn so với con số 11 vào năm 2009, trong khi đó các công ty Mỹ là 57. Bằng chứng là Trung Quốc có hai công ty gồm Alibaba và Tencent có mặt trong top 10 thế giới nhưng năm trong số sáu công ty lớn nhất lại là các công ty công nghệ Mỹ.

Thách thức mới dưới thời ông Tập

Theo giới quan sát, tham vọng công nghệ cao của Bắc Kinh đang phải đối mặt với những thách thức mới dưới thời Chủ tịch Tập Cận Bình. Cụ thể là việc kiểm soát internet ngày một hà khắc hơn đã khiến cho các nhà khoa học ưu tú của Trung Quốc liên tục phàn nàn về ảnh hưởng đến hoạt động nghiên cứu.

Tàu Thường Nga 5 đã được tên lửa Trường Chinh 5 đưa lên vũ trụ ngày 24/11 sau 4 lần trì hoãn kể từ năm 2017. Ảnh: Chinadaily

Tàu Thường Nga 5 đã được tên lửa Trường Chinh 5 đưa lên vũ trụ ngày 24/11 sau 4 lần trì hoãn kể từ năm 2017. Ảnh: Chinadaily

Vào năm 2017, chính Phó Chủ tịch Ủy ban toàn quốc Chính hiệp La Phú Hòa (Luo Fuhe) từng lên tiếng về vấn đề này khi những phát biểu, bình luận của ông cũng bị kiểm duyệt.

Thậm chí trước đó, Bắc Kinh còn ra chủ trương siết chặt hơn hoạt động hợp tác nghiên cứu ngay từ khuôn viên trường đại học. Ví dụ như vào năm 2016, Bí thư Đảng ủy của Đại học Thanh Hoa cho biết, lập trường chính trị của các giảng viên sẽ được ưu tiên hàng đầu trong đánh giá hiệu quả hoạt động.

Trên mặt trận doanh nghiệp, ông Tập cũng luôn ưu tiên khu vực kinh tế quốc doanh tham gia lĩnh vực này, cho dù các doanh nghiệp ngoài quốc doanh vẫn được đánh giá là năng động và đổi mới hơn mà mới đây nhất, việc đình chỉ IPO của tập đoàn công nghệ tư nhân Ant Group là một bằng chứng.

Các công ty tư nhân hiện buộc phải chấp nhận sự hiện diện của đảng nhiều hơn trước đây và cân bằng các mục tiêu kinh doanh với các mục tiêu chính trị. Điều này được cho là có khả năng hạn chế hơn nữa hiệu quả của lĩnh vực, nhất là khi môi trường quốc tế đang trở nên kém thân thiện hơn trước sau những xung đột với Mỹ.

Hiện các quan chức từ EU đến Nhật Bản đều đang cân nhắc thận trọng, kỹ lưỡng hơn các khoản đầu tư vào công nghệ cao với Trung Quốc. Trước đó hồi tháng 10, Thụy Điển đã trở thành quốc gia mới nhất cấm Huawei phát triển mạng 5G trên lãnh thổ sau khi Ấn Độ cũng tuyên bố “cấm cửa” hơn 200 ứng dụng công nghệ của Trung Quốc.

Giới chuyên gia nhìn nhận, môi trường quốc tế đáng quan ngại kết hợp với năng lực công nghệ cao ngày một tăng của Trung Quốc, đang thúc đẩy nước này tự chủ về công nghệ. Mặc dù vậy, những vấn đề dai dẳng của nước này cùng với những thách thức mới không có nghĩa là không thể đảm bảo cho sự thành công.

 

Xem thêm
Tìm thấy virus dịch tả lợn châu Phi trong xác lợn rừng

Thủ phạm virus gây dịch tả lợn châu Phi (ASF) đã được phát hiện trong xác một con lợn rừng vừa được tìm thấy ở phía tây bắc Singapore.

Israel tấn công trả đũa nhắm vào các mục tiêu quân sự của Iran

Lực lượng Phòng vệ Israel (IDF) sáng 26/10 tuyên bố đã tiến hành ‘các cuộc tấn công chính xác vào các mục tiêu quân sự’ ở Iran.

Mỹ lần đầu sử dụng máy bay ném bom tàng hình B-2 tấn công Houthi

Mỹ đã lần đầu tiên sử dụng máy bay ném bom tàng hình B-2 Spirit tấn công các kho vũ khí của lực lượng Houthi ở Yemen vào sáng 17/10.

Nga: Cây cầu 60 tấn bị trộm đem bán phế liệu

Cảnh sát Nga đang điều tra vụ trộm một cây cầu đường sắt khổng lồ ở phía tây đất nước dường như đã được bán phế liệu với giá chỉ hơn 15.000 USD.